Giao an
Chia sẻ bởi Trần Văn Cương |
Ngày 17/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: giao an thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT THANH CHƯƠNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. VÒNG I
NĂM HỌC: 2010 - 2011
Môn thi: Hoá học 9
Thời gian: 120 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Cho các chất sau: SiO2; CaO; CaCO3; Al2O3; Fe2O3; Fe3O4
a. Chất nào tan được trong nước? Trong dung dịch kiềm? Trong dung dịch axít?
b. Trong các chất trên chất nào tồn tại trong tự nhiên và tồn tại ở dạng khoáng chất nào? Nêu ứng dụng quan trọng của khoáng chất đó?
Câu 2.
a. Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ hoá chất bị mất nhãn đựng các dung dịch Na2CO3; Na2SO4; H2SO4 và MgSO4. Chỉ dùng duy nhất một thuốc thử hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết 4 lọ dựng các dung dịch trên.
b. Trình bày phương pháp hoá học để tách được từng oxít ra khỏi hỗn hợp gồm CuO; Al2O3 và Fe2O3.
Câu 3. A và B là hai dung dịch H2SO4 khác nhau về nồng độ % .
a. Khi trộn A và B theo tỷ lệ khối lượng là 7: 3 thì thu được dung dịch C có nồng độ là 29%. Tính nồng độ % của A và B biết rằng nồng độ % của B lớn gấp 2,5 lần nồng độ % của A.
b. Lấy 50ml dung dịch C có khối lượng riêng 1,27g/cm3 cho tác dụng với 200ml dung dịch BaCl2 1M. Lọc và tách kết tủa rồi tính nồng độ mol của HCl có trong dung dịch nước lọc (Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
Câu 4. Dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa.
a. Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit đó.
b. Tính giá trị của V và thể tích của SO2 (đktc) tạo ra khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
(Cho Na = 23; C = 12; O = 16; H = 1; S = 32; Ca = 40; Cl = 35,5; N = 14; Cu = 64; Zn = 65,
Ba = 137; Fe = 56)
Hết./.
PHÒNG GD & ĐT THANH CHƯƠNG HD CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC: 2010 – 2011. Môn thi: Hoá học .
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
2,0 đ
a. - Chất có khả năng tan trong nước là: CaO
- Các chất tan trong dd kiềm: SiO2 ,Al2O3
và CaO có khả năng tan trong dd kiềm do PƯ giữa CaO với H2O
- Các chất tan trong dd axít là: CaO; CaCO3; Al2O3; Fe2O3; Fe3O4
0,25
0,25
0,25
0,25
b. b. Tất cả các chất (Trừ CaO) đều tồn tại trong tự nhiên ở dạng các khoáng chất:
- CaCO3 đá vôi, đá hoa …thường dùng để nung vôi
- SiO2 ở dạng cát dùng trong công nghiệp xây dựng, chế biến thuỷ tinh
- Al2O3 có trong quặng bôxít dùng để luyện nhôm.
- Fe2O3 có trong quặng hematit dùng để luyện gang.
- Fe3O4 có ở quặng manhetit dùng để luyện gang.
Nếu Hs không nêu được ứng dụng của các khoáng chất thì trừ 1/2 số điểm của ý đó
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
Câu 2
3,0đ
a. Lấy mỗi lọ một ít mẫu thử bỏ vào 4 ống nghiệm
- Nhỏ dd HCl vào các mẩu thử, mẩu xuất hiện bọt khí là Na2CO3, nhận biết được lọ Na2CO3.
PTPư Na2CO3 + 2 HCl ( 2NaCl + CO2 + H2O
- Dùng Na2CO3 vừa tìm được nhỏ vào các mẩu thử còn lại.
Lọ có bọt khí xuất hiện là H2SO4 . Lọ có kết tủa màu trắng là MgSO4 . Lọ không có hiện tượng gì Na2SO4
- . Na2CO3 + H2SO4 ( Na2SO4 + CO2 + H2O
Na2CO3 + MgSO4 ( Na2SO4 + MgCO3
Hs có thể nhận biết H2SO4 trước hoặc MgSO4 trước sau đó tiếp tục nhận biết các lọ khác. Nếu đúng vẫn cho điểm tối đa
0,5
1,0
b. Cho hỗn hợp vào trong dd NaOH dư. Chỉ có Al2O3 phản ứng.
Al2O3 + 2NaOH ( 2NaAlO2 + H2O. Lọc lấy chất rắn không tan là CuO, Fe2O3 và dung dịch nước lọc A.
Nung nóng chất rắn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Cương
Dung lượng: 92,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)