Giao an

Chia sẻ bởi Lê Thanh Sơn | Ngày 12/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: Giao an thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

lớp đào tạo giáo viên - tổng phụ trách đội kỳ I khoá XIII


Bài 7: thiết kế hoạt động
đội tntp hồ chí minh



phương pháp xây dựng màn múa hát
và hoạt cảnh thiếu nhi
Mục tiêu bài giảng
Thông qua bài giảng học viên có khả năng:
Hiểu biết về thiết kế, những văn bản cần xây dựng trong thiết kế. Đặc biệt là xây dựng kịch bản chương trình
Biết xây dựng thiết kế hoạt động cho học sinh ở quy mô cấp liên đội
Tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong lớp học, tạo môi trường học tập và phát huy khả năng tư duy của học viên
Khởi động

trò chơi
"hát địa danh"
Giới thiệu các chủ đề trong năm học
Tháng 9: Truyền thống trường
Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
Tháng 11: Tôn sư trọng đạo
Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
Tháng 1 + 2: Mừng Đảng, mừng xuân
Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn
Tháng 4: Hoà bình và hữu nghị
Tháng 5: Bác Hồ kính yêu
Tháng 6 + 7 + 8: Hè vui, khoẻ và bổ ích
phương pháp viết kịch bản
1. Chương trình nghệ thuật
Là tập hợp các tiết mục theo một bố cục lôgíc chặt chẽ, có tính nghệ thuật, hấp dẫn.
Là sự liên kết hợp lí các tiết mục với nhau trong một tổng thể của chương trình.
Có mục đích nhất định, định hướng được xác định nhằm nêu bật lên chủ đề, hình tượng của chương trình đó.
Là sự liện kết các tiết mục thuộc loại hình ca nhạc hay các loại hình khác nhau
phương pháp viết kịch bản
2. Xây dựng chương trình nghệ thuật
Phải có phương pháp khoa học. Người xây dựng là người nghĩ ra, sáng tạo ra các kiểu dáng, cách thức thể hiện, phải tính toán chất liệu sử dụng, hình thức thể hiện, nguyên tắc thực hiện chương trình.
Bên cạnh đó phải biết sắp xếp thứ tự trong chương trình và tuyến phát triển kịch bản hợp lí, thủ pháp tiến hành.
Trong quá trình xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện chương tình nghệ thuật cần tuân thủ phương pháp tư duy tổng hợp, kết cấu; phương pháp tư duy đơn lẻ; phương pháp tư duy hình tượng; chu trình của tư duy.
phương pháp viết kịch bản
3. Lựa chọn chủ đề chương trình
Khi bắt đầu viết kịch bản cần xác định chủ đề, chọn nội dung, lựa chọn hình thức thể hiện.
Đề tài là một mảng, một lĩnh vực rộng. Đề tài là một lĩnh vực hay một vấn đề có tính định lượng được xác định
Chủ đề là những nội dung, những khía cạnh được rút ra và cụ thể hoá từ những mảng đề tài rộng.
Để lựa chọn chủ đề hợp lí cho chương trình nghệ thuật của mình đòi hỏi người xây dựng và tổ chức thực hiện phải kết hợp giữa đề tài với chủ đề để dưa ra được chủ đề chính cho chương trình nghệ thuật.
phương pháp viết kịch bản
4. Điều kiện xây dựng kết cấu chương trình
Thành tố âm nhạc: Đối với chương trình nghệ thuật, âm nhạc đóng vai trò quan trọng nhất trong chương trình
Thành tố thanh nhạc: Là những lời ca, tiếng hát, những làn điệu được nồng ghép với nội dung, chủ đề của chương trình nghệ thuật.
Thành tố vũ đạo: Là các điệu múa thuộc thể loại khác nhau.
phương pháp viết kịch bản
4. Điều kiện xây dựng kết cấu chương trình
Thành tố kịch: Là sự kết nối hài hoà nhiều đoạn kịch ngắn có nội dung liên quan với nhau.
Thành tố mĩ thuật: Là các kiểu trang phục, đao cụ, trang trí sân khấu và ánh sáng.
Thành tố văn học: Là văn thơ, lời giới thiệu, lời dẫn chương trình.
phương pháp viết kịch bản
5. Phân loại chương trình nghệ thuật
5.1. Chương trình nghệ thuật không theo chủ đề
Không bị gò bó và không yêu cầu chặt chẽ trong việc tìm kiếm tư liệu cho chương trình.
Lựa chọn một số tiết mục đơn lẻ, sắp xếp chúng lại theo thứ tự tạo dựng một không khí biểu diễn nhẹ nhàng thoải mái thông qua các tiết mục.
phương pháp viết kịch bản
5. Phân loại chương trình nghệ thuật
5.2. Chương trình nghệ thuật có chủ đề
Đòi hỏi người đạo diễn phải có trình độ hiểu biết nhất định về thời đại, phải có tư duy sáng tạo, năng lực sáng tạo mới có thể kết cấu chương trình có chất lượng cao.
Là chương trình có tính chất giáo dục rất hiệu quả đối với học sinh
Các loại hình nghệ thuật được tổ chức, sắp xếp theo một ý đồ nội dung nhất định. Chủ đề chương trình sẽ chi phối việc lựa chọn tiết mục, sắp xếp các tiết mục tạo nên sự nhất quán của toàn bộ chương trình.
Thảo luận nhóm

Nhóm 1: Hãy xây dựng đề cương kịch bản màn truyền thống chào mừng 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ? Và nêu lên những yêu cầu của GV-TPT khi xây dựng đề cương kịch bản
Nhóm 2: Hãy xây dựng chương I kịch bản màn truyền thống chào mừng 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ về 60 ngày đêm giữ Thành Hà Nội? Và nêu lên phương pháp dàn dựng của GV-TPT?
Nhóm 3: Hãy xây dựng chương II kịch bản màn truyền thống chào mừng 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ về 9 năm trường kỳ kháng chiến chông Pháp? Và giới thiệu nội dung, hình thức phần cao trào?
Nhóm 4: Hãy xây dựng chương III kịch bản màn truyền thống chào mừng 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ về các phong trào, hoạt động của Thiếu nhi Thủ đô? Và nêu lên vai trò của GV-TPT trong việc dàn dựng kịch bản?
phương pháp viết kịch bản
6. Phương pháp viết kịch bản
6.1. Phương pháp viết đề cương kịch bản
Là việc sắp xếp thứ tự các tiết mục theo một nội dung, một chủ đề đã được xác định sao cho lôgíc và hợp lí hoặc các tiết mục được liên kết theo từng phần của chương trình.
Người xây dựng chỉ cần nắm rõ chủ đề và yêu cầu của chương trình. Dùng sự hiểu biết và kinh nghiệm lựa chọn những tiết mục phù hợp rồi sắp xếp chúng lại cho hợp lí.
Được coi là khung của chương trình, có tính phác thảo, tính khái quát, tính gợi ý nên chưa thể hiện đầy đủ kịch bản.
phương pháp viết kịch bản
6. Phương pháp viết kịch bản
6.2. Phương pháp viết kịch bản văn học
Kịch bản thể hiện đầy đủ các yếu tố xây dựng hình tượng, cách kết cấu và thủ pháp theo quy luật phát triển, sáng tạo nghệ thuật.
Phải có sự kiên trì, đầu tư bởi nó cần sự công phu và đặc biệt nó phản ánh năng lực tư duy và trình độ hiểu biết về nghệ thuật của người viết.
Có tính văn học hấp dẫn, có tính định hướng cụ thể, chi tiết để người thực hiện làm cơ sở sáng tạo và hành động.
phương pháp viết kịch bản
6. Phương pháp viết kịch bản
6.3. Kịch bản phân cảnh
Là loại kịch bản cụ thể hoá của kịch bản văn học và đề cương chương trình thành hiện thực. Là kịch bản nói lên công việc của người đạo diễn cần thực hiện trong toàn bộ chương trình. Kịch bản phân cảnh phải chi tiết, theo thứ tự, nối tiếp sự kiện, sử lí âm nhạc, thời gian, trang phục, trang trí đạo cụ...
Từ văn bản triển khai này trở thành hành động cụ thể thông qua cách biểu diễn trên sân khấu và nhằm phối hợp các bộ phận với nhau trong chương trình.
phương pháp viết kịch bản
6. Phương pháp viết kịch bản
6.4. Những lưu y khi viết kịch bản
Cần tư duy trước khi viết: căn cứ vào nội dung chương trình người đạo diễn tư duy về chương trình
Xây dựng được hình tượng trung tâm của chương trình: Tư duy hình tượng được thể hiện qua những tiết mục được xây dựng và đặt vào vị trí thích hợp của chương trình.
phương pháp viết kịch bản
6. Phương pháp viết kịch bản
6.4. Những lưu y khi viết kịch bản
Sưu tầm và khai thác tư liệu phục vụ cho việc thiết kế nội dung, kết cầu chương trình.
Các tư liệu phải được khai thác phong phú về thể loại, đảm bảo nội dung nhưng có tính chất phát hiện mới, có giá trị nghệ thuật cao và thể hiện biểu diễn dễ dàng.
phương pháp viết kịch bản
6. Phương pháp viết kịch bản
6.5. Phương pháp kết cấu tuyến kịch bản
Tuyến gấp khúc: Sử dụng các tiết mục có nội dung khoẻ, mạnh mẽ, có tính chất chiến đấu.
Tuyến lượn sóng: thể hiện nội dung trữ tình là chính.
Tuyến đan xen: các tiết mục có tính chất khác nhau, khoẻ, mạnh mẽ. đan xen với nhau.
phương pháp viết kịch bản
6. Phương pháp viết kịch bản
6.5. Phương pháp kết cấu tuyến kịch bản
Tuyến hình thoi: Được phát triển dần lên từ thấp đến mạnh, từ ít đến nhiều cho đến cao trào, đến cuối chương trình để kết có sự mềm mại, sâu lắng.
Tuyến V - A: Cao trào của chương trình chính là kết của chương trình đó.
phương pháp viết kịch bản
6. Phương pháp viết kịch bản
6.6. Phương pháp kết cấu từng phần hoặc chương
Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng nội dung, người đạo diễn có cách xây dựng kết cấu khác nhau.
Các chương trình thường được cấu trúc theo chương hoặc phần khác nhau, có liên quan với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
Trong từng chương, từng phần đều có tiêu đề riêng. Nhưng chúng đều phản ánh chủ đề chương trình.
phương pháp viết kịch bản
6. Phương pháp viết kịch bản
6.7. Cách xây dựng tiết mục mở, kết và cao trào
Lựa chọn tiết mục nào và xử lí nó ra sao cho thật hiệu quả.
Các tiết mục này phải thể hiện được ý tưởng, định hướng nội dung, đồng thời gây ấn tượng mạnh, hấp dẫn cho chương trình.
Các tiết mục mở, kết là dấu ấn có ý nghĩa quyết định chất lượng của chương trình.
phương pháp viết kịch bản
6. Phương pháp viết kịch bản
6.8. Xây dựng tiết tấu chương trình
Tiết tấu đóng vai trò xuyên suốt, kết nối các tiết mục, các đoạn, phần, chương với nhau.
Tiết tấu phải đem lại sự thoải mái cho người thưởng thức, tạo ra những cảm giác mới, có sự thay đổi hài hoà và thể hiện trạng thái cân bằng.
Không chỉ là sự nhanh chậm hoặc mạnh nhẹ mà là điểm nhấn về thời gian, không gian. Có khi im lặng, lắng dịu, ít người, đông người, sáng bừng lên, tối đen.
phương pháp viết kịch bản
6. Phương pháp viết kịch bản
6.9. Các bước viết kịch bản
Bước 1: Viết tên của chương trình
-Tên chương trình cần ngắn, gọn phải thâu tóm, khái quát được nội dung, tư tưởng, đặc điểm của chương trình
Bước 2: Trình bày chủ đề
-Những vấn đề chính yếu trong một đề tài muốn khai thác.
-Chủ đề là sự phản ánh tính chất, nội dung chương trình một cách cô đọng.
-Chủ đề, tên chương trình có mối liên hệ với nhau.
phương pháp viết kịch bản
6. Phương pháp viết kịch bản
6.9. Các bước viết kịch bản
Bước 3: Tóm tắt nội dung
-Phải có lời giới thiệu tóm tắt nội dung của chương trình.
Bước 4: Bố cục sân khấu
-Xây dựng và giới thiệu cụ thể bố cục về sân khấu, trang trí sân khấu, ánh sáng.
Bước 5: Kết cấu chương trình
-Tuỳ thuộc vào nội dung và thời lượng của chương trình để đưa ra kết cầu cho hợp lí.
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng
1. Xây dựng đề án phân cảnh
1.1. Nghiên cứu kịch bản
Nội dung tổng thể
Hình tượng nghệ thuật
Đặc điểm kịch bản
Tính chất kịch bản
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng

1. Xây dựng đề án phân cảnh
1.1. Nghiên cứu kịch bản
Tiết mục và thể loại
Quy mô kịch bản
Thời lượng kịch bản
Tuyến phát triển của kịch bản
ý tưởng nghệ thuật
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng
1. Xây dựng đề án phân cảnh
1.2. Đề án phân cảnh
Số thứ tự: ghi thứ tự các lớp, đoạn, các tiết mục.
Tiêu đề: ghi tiêu đề lớp, đoạn, tiết mục.
Nội dung: ghi tóm lược nội dung chính hết sức cô đọng của lớp đoạn, tiết mục đó.
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng
1. Xây dựng đề án phân cảnh
1.2. Đề án phân cảnh
Hình thức thể hiện: đơn ca, tốp ca, hát múa.
Sân khấu: Ghi bố cục sân khấu, trang trí, ánh sáng.
Âm nhạc: Ghi yêu cầu, tính chất, tốc độ, bố cục âm nhạc, nhạc cụ cần.
Thể loại: ghi thể loại âm nhạc, hát, múa, kịch.
Thời lượng: ghi thời gian tiến hành.
Ghi chú: Những điều cần lưu ý, lí giải thêm.
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng
1. Xây dựng đề án phân cảnh
1.3. Thiết kế bố cục, trang trí sân khấu, trang phục
Bố cục sân khấu và đạo cụ, trang trí sân khấu vừa đáp ứng tính thẩm mĩ nhưng phải phù hợp với yêu cầu nội dung, không gian.
Đặc biết trang phục phải phù hợp với nội dung và tính chất, đồng thời đảm bảo tính thẩm mĩ cao.
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Tổ chức điều hành
Tổ chức triển khai, phân công trách nhiệm, phân công triển khai thực hiện theo các bộ phận.
Căn cứ vào kịch bản phân cảnh để tuyển chọn diễn viên tham gia. Có khả năng về nghệ thuật, hình thức hay năng khiếu, hồn nhiên, nhanh nhẹn, hoạt bát. Phải có phương án dự phòng.
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Tổ chức điều hành
Phải có sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia. Người đạo diễn phải có cái nhìn từ bao quát tới cụ thể để có thể điều hành toàn bộ công tác tổ chức thực hiện thất nhịp nhàng, hiệu quả.
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng
2. Tổ chức thực hiện
2.2. Tổ chức tổ chuyên môn
Dựa vào nội dung, hình thức của chương trình để phân chia thành nhiều mảng chuyên môn phụ trách. Các mảng chuyên môn giúp đạo diễn luyện tập từng tiết mục sau khi đạo diễn dàn dựng và xử lí.
Họp các tổ chuyên môn để phân công trách nhiệm, phổ biến nhiệm vụ cần thực hiện của các tổ... và những vấn đề có liên quan đến chương trình. Nhằm đem lại cho phụ trách chuyên môn hiểu tổng thể chương trình.
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng
3. Đạo diễn chương trình
3.1. Tập từng nội dung đơn lẻ
Bắt đầu cho mỗi tiết mục cần giới thiệu, phân tích nội dung, hình tượng, kết cấu và hình thức thể hiện của tiết mục đó.
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng
3. Đạo diễn chương trình
3.2. Tập bộ phận
Nối các tiết mục với nhau theo từng bộ phận: hát, múa, nhạc. Từ đó chỉnh sửa các tiết mục đơn lẻ để đảm bảo những yêu cầu của chương trình.
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng
3. Đạo diễn chương trình
3.3. Tập tổng thể
Chạy toàn bộ phần ca múa nhạc
Chạy ghép với trang phục, đạo cụ, âm thanh, ánh sáng
Chạy tổng thể tất cả với lời dẫn
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng
3. Đạo diễn chương trình
3.4. Rèn luyện kĩ năng
Sau khi chạy tổng thể, người đạo diễn cần xem để tiếp tục điều chỉnh, sáng tạo, bổ sung thêm cho chương trình hoàn thiện.
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng cho diễn viên, rèn kĩ thuật cho từng tiết mục, từng chương, từng phần cho đến khi tổng duyệt và bểu diễn.
Phương pháp đạo diễn, dàn dựng
4. Duyệt và diễn chương trình
4.1. Duyệt chương trình
Buổi duyệt chương trình phải được quán triệt đến toàn thể những người tham gia chương trình. Phải tạo không khí vui vẻ, động viên, khích lệ diễn viên tham gia.
Sau khi tổng duyệt chương trinh phải tổ chức họp nhắc nhở các bộ phận, những vấn đề cần lưu ý, khi chương trình diễn ra.
4.2. Diễn chương trình
Giới thiệu kịch bản màn truyền thống
Kịch bản "Chúng em hành quân theo bước chân những người anh hùng"
Kịch bản "Bác Hồ người cho em tất cả"
Kịch bản "Đội ta lớn lên cùng đất nước"
Chúc thành công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Sơn
Dung lượng: 365,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)