Giao an

Chia sẻ bởi Lê Kiên Trung | Ngày 10/10/2018 | 85

Chia sẻ tài liệu: giao an thuộc CT Bộ GDĐT 5

Nội dung tài liệu:

BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 – KIỂM TRA ĐỌC
Họ và tên học sinh: ……………………………………………..Lớp 2 …..
Học sinh làm bài Phần A trong 30 phút

PHẦN A: ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP
Đọc thầm bài văn:
Ngọn đèn vĩnh cửu

Hồi nhỏ, Ngô Thì Sĩ rất thích được đến trường học cùng các bạn. Nhà nghèo, không có tiền đi học, những lúc rỗi việc, Sĩ thường đứng ngoài cửa lớp xem các bạn học bài.
Khao hát học tập, ngày ngày Sĩ mượn sách của các bạn, đến đêm ngồi chép lại. Không có dầu thắp đèn, Sĩ phải đốt lửa để lấy ánh sáng mà học. Những đêm trăng sáng, Sĩ viết bài, đọc sách dưới ánh trăng.
Biết Sĩ nhà nghèo, lại mượn sách để chép bài vào ban đêm, các bạn hỏi Sĩ lấy đèn đâu mà học. Sĩ chỉ tay lên mặt trăng, tươi cười nói:
- Mình có ngọn đèn lớn, ngọn đèn vĩnh cửu ở trên bầu trời kia kìa !
Theo CUỘC SỐNG VÀ SỰ NGHIỆP
Bài tập:
1. Khoanh tròn dấu – trước ý trả lời đúng nhất:
a) Vì sao ngày nhỏ Ngô Thì Sĩ không được đến trường?
- Vì bố mẹ không muốn Sĩ biết chữ.
- Vì Sĩ chỉ thích tự học vào ban đêm.
- Vì nhà nghèo, Sĩ không có tiền đi học.
b) Khao khát học tập, Sĩ thường làm gì?
- Đứng xem các bạn học, ngày ngày mượn sách để chép bài.
- Ngày nào rỗi việc, mượn sách của bạn để đọc.
- Ngày nào rỗi việc, tranh thủ học bài.
c) Không có dầu để thắp đèn, Sĩ đã làm gì để học bài?
- Sĩ phải đốt lửa để lấy ánh sáng mà học.
- Sĩ viết bài, đọc sách dưới ánh trăng.
- Cả hai ý trên.
d) “Ngọn đèn vĩnh cửu” mà Sĩ nói đến là cái gì?
- Là ngọn đèn dầu.
- Là ông trăng trên bầu trời.
- Là ánh sáng bếp lửa khi nấu cơm.
e) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Ngô Thì Sĩ có rất nhiều bạn tốt.
- Ngô Thì Sĩ bộc lộ tài năng từ rất sớm.
- Ngô Thì Sĩ khao khát học tập, có chí vượt khó rất cao.
g) Dấu phẩy thứ nhất trong câu: “Những đêm trăng sáng, Sĩ viết bài, đọc sách dưới ánh trăng.” có tác dụng:
- Ngăn cách giữa 2 bộ phận cùng trả lời câu hỏi Khi nào?
- Ngăn cách giữa 2 bộ phận cùng trả lời câu hỏi Ở đâu?
- Ngăn cách giữa bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi Khi nào? với bộ phận khác của câu.
2. Tìm hai từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
- rỗi: …………………………………………………………………………………
- ban đêm: …………………………………………………………………………..
3. Gạch chân: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? trong câu: “Sĩ phải đốt lửa để lấy ánh sáng mà học.”
4. Đặt câu hỏi để tìm bộ phận in đậm trong câu:
a) Những đêm trăng sáng, Sĩ viết bài, đọc sách dưới ánh trăng.
Câu hỏi: ………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………..
b) Sĩ thường đứng ngoài cửa lớp xem các bạn học bài.
Câu hỏi: ………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………..

PHẦN B: ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
BÀI ĐỌC SỐ 1 – LỚP 2
Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà cửa, ruộng đồng chìm trong biển nước. Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui.
BÀI ĐỌC SỐ 2 – LỚP 2
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
BÀI ĐỌC SỐ 3 – LỚP 2
Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.
BÀI ĐỌC SỐ 4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Kiên Trung
Dung lượng: 35,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)