Giáo án

Chia sẻ bởi Trần Lê Mai Chi | Ngày 05/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Giáo án thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết gọi tên “ đôi bàn chân” và nhận biết một số đặc điểm nổi bật của đôi bàn chân: Bàn chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, , gót chân, 5 ngón chân, móng chân.
- Biết một số chức năng, hoạt động chính của đôi bàn chân (đỡ cơ thể; giúp cơ thể di chuyển, vận động (đi, chạy, nhảy, bò, trèo…)
- Thực hành trải nghiệm một số hoạt động để nhận biết cảm giác: Nóng, lạnh, đau đớn, êm dịu, trơn trượt…
2. Kỹ năng:
- Rèn luyễn kỹ năng diễn đạt câu trôi chảy, mạnh lạc
- Phát triển kỹ năng vận động, phản ứng nhanh của đôi chân, quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển xúc giác của đôi bàn chân.
3. Giáo dục:
- Biết yêu quý, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho đôi chân của mình.
- Ý thức học tập, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm cùng bạn bè, cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô
Nhạc bài hát: Đường và chân
Bìa hộp trò chơi đoán chân ai: 1 cái
Nước đá ( 5 bịch, 1 chậu) ; nước ấm ( 1 chậu)
Đường đá, đường thảm lụa, đường cát, đường bẹ chuối
Tranh đôi bàn chân bé (trên máy tính)
Một số hoạt động kỳ diệu của đôi chân (video)
Đồ dùng của trẻ
1. Đá đủ để ghép đôi bàn chân cho trẻ
2. Màu nước để trẻ vẽ
3. Tất chân, dép, giày (người mẫu)


TIẾN HÀNH LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ

Ổn định, gấy hứng thú ( 1-2 phút)


Cho trẻ hát bài hát: Đường và chân
Các con hát bài hát gì?
Chúng ta có mấy bàn chân? 2 bàn chân hay còn gọi là gì?
Chân dùng để làm gì?
Hôm này chúng ta cùng tìm hiểu, nói chuyện và khám phá về đôi chân xinh đẹp của chúng ta nhé!
- Trẻ hát và vận động bài hát đường và chân
- Đường và chân
- 2 bàn chân còn gọi là đôi chân
- Trả lời theo hiểu biết của trẻ

 Nội dung (20 -26 phút)


Hoạt động 1: Đoán chân ai (2 - 3 phút)
- Luật chơi: Nếu đoán đúng chân của bạn thì được thưởng 1 bông hoa , đoán sai sẽ bị phạt nhảy lò cò 1 vòng
- Số lần chơi: 3 lần

- Cách chơi: Cô cho 1 trẻ đội mũ, 1 trẻ trốn sau tấm bìa và đưa chân cho trẻ kia xem và đoán đó là chân của bạn nào?

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đôi bàn chân của bé ( 8 - 10 phút)
Nhận biết bàn chân của mọi người qua hình ảnh trình chiếu:
- Trên màm hình chiếu bàn chân của ai? Vì sao cháu biết ?




- Hãy chỉ xem bàn chân nào của con gái, bàn chân nào của con trai ? vì sao cháu biết?


- Mời 2 bạn (1 nam, 1 nữ) trong lớp cho cả lớp xem chân và trẻ tự quan sát chân mình.
- Chúng ta mỗi người có mấy bàn chân?
- Mỗi bàn chân có mấy ngón chân? Tên các ngón chân gọi như thế nào?

Hướng dẫn trẻ đếm 2 bàn chân ( 10 ngón) trên máy tính và trên 2 bàn chân của mình.
Gọi tên các bộ phận của bàn chân (mu bàn chân, lòng bàn chân, gót chân, ngón chân, móng chân)

Hoạt động 3: Chức năng của đôi bàn chân: (8- 10 phút)
Đôi chân có thể làm những việc gì ? (đi, chạy, nhảy, bò , trèo
Các ngón chân có tác dụng gì? (bám đi cho vững)
Cho trẻ xem đoạn vi deo về các hoạt động chính của đôi chận: Đi, chạy, nhảy, trèo…

( Trong thực tế bàn chân có thể làm được nhiều việc như bàn tay nếu cố giắng luyện tập)
* Chia trẻ về 4 nhóm trải nghiệm (vừa đi về góc nhóm vừa vận động theo nhạc)
- Nhóm 1: Nước ấm và nước đá

- Nhóm 2: Đá xay, cát
- Nhóm 3: Thảm vải và bẹ chuối
Các con cảm nhận như thế nào khi đi trên các chất liệu này?

( Đôi chân của chúng ta có xúc giác nên cảm nhận được: lạnh, nóng…Vì vậy khi đi chúng ta biết để tránh không vấp ngã, không dẫm gai..)
Hoạt động 4: Ghép đôi chân bằng đá cuội (4 – 5 phút)
Trẻ xem hình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Lê Mai Chi
Dung lượng: 51,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)