Giai toan co loi van lop 3
Chia sẻ bởi Hạnh Nhi |
Ngày 10/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Giai toan co loi van lop 3 thuộc Toán học 3
Nội dung tài liệu:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN
CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 3
GV: Nguyễn Thị Thương
Trường: Tiểu học Nguyễn Huệ
1. Xuất xứ:
Từ thực tế giảng dạy:
- Học sinh lớp 3 bắt đầu giải toán có hai phép tính, các em thường: không xác định được phép tính, trả lời không đúng,trình bày viết đơn vị còn sai sót, nhầm lẫn (nhất là dạng toán Rút về đơn vị ) . Đặc biệt là học sinh trung bình, yếu, các em không xác định đúng yêu cầu của bài, không biết giải bài toán bắt đầu từ đâu...
Trong chương trình ít bài tập nâng cao dành cho học sinh giỏi. Nếu chỉ dạy những bài toán theo sách giáo khoa thì chưa đủ giúp học sinh giỏi phát huy hết khả năng của mình và có thể tham gia luyện toán violympic.
Để tạo tiền đề cho học sinh lớp 4,5 biết giải toán có lời văn, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh có tiến bộ hơn về môn Toán, nên tôi đã suy nghĩ và viết lại những kinh nghiệm: “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3”. Tôi mong đồng nghiệp và ban chuyên môn tham khảo, góp ý cho tôi hoàn thiện hơn.
2. Nội dung
2.1 Điều tra, phân loại học sinh ( giỏi, khá, trung bình, yếu.)
2.2 Rèn kĩ năng phân tích bài toán, xác định đúng phép tính và lời giải. Mở rộng nâng cao cho học sinh.
- Hướng dẫn cho HS biết tóm tắt để xác định đúng yều cầu của bài. ( Bài toán cho ta biết những gì? 1-2 HS nêu sau đó tôi yêu cầu cả lớp gạch chân những số liệu đó bằng bút chì trong SGK; Bài toán hỏi gì ? HS gạch chân.)
- Gợi ý tóm tắt, dựa vào tóm tắt tôi gợi ý phân tích để các em tìm ra cách giải.
- Khi các em đã giải được các bài SGK, tôi đưa thêm một số bài để nâng cao dần cho học sinh khá giỏi. Tôi thường gọi bài toán đó là Bài khó để kích thích tích tò mò ham khám phá điều mới lạ của các em.
Củng cố dạng toán đơn đã học
VD: Mai có 15 bông hoa, Lan có 5 bông hoa. Hỏi…?
GV gợi ý để HS nêu câu hỏi:
+ Mai nhiều hơn Lan mấy bông?
+ Lan ít hơn Mai mấy bông hoa?
+ Cả hai bạn có bao nhiêu bông hoa?
+ Mai có số bông hoa gấp mấy lần số bông hoa của Lan?
+ Số bông hoa của Lan bằng một phần mấy số bông hoa của Mai?
Đối với dạng bài này, với 2 số liệu đã cho biết
(Mai có 15 bông hoa, Lan có 5 bông hoa) HS tìm hết được 5 câu hỏi. Khi hướng dẫn các em giải 5 câu hỏi này là tôi đã ôn cho các em 5 dạng toán đơn cơ bản mà các em đã học ở lớp 2,3.
Khi các em đã nắm chắc các dạng toán này, tôi nâng cao hơn để phát triển tư duy đồng thời cho học sinh biết cách suy luận, đọc kĩ bài và tìm ra phép tính và lời giải chính xác hơn. Sử dụng những từ ngữ “Nhiều hơn, ít hơn, gấp một số lần, giảm một số lần” Nhưng phép tính lại làm ngược lại. Đòi hỏi các em phải đọc kĩ bài, xác định đúng đối tượng nào phải tìm, đối tượng ấy nhiều hơn hay ít hơn, đối tượng nào gấp một số lần, đối tượng nào giảm một số lần. VD: Tuấn có 13 lá cờ. Tuấn nhiều hơn Dương 3 lá cờ. Hỏi Dương có bao nhiêu lá cờ?.
Khi dạy nâng cao cho học sinh tôi thường sử dụng PP Thảo luận nhóm.
b) Hình thành bài toán giải bằng hai phép tính từ những dạng toán đơn đã học.
Đây là dạng toán khó hơn mà ở lớp 3 các em mới bắt đầu học. Khi dạy dạng toán này, tôi tập cho học sinh đọc kĩ bài, tóm tắt đề toán. Dần dần từng bước, tôi hướng dẫn HS theo sơ đồ phân tích tổng hợp rồi tìm ra cách giải. Thường ở dạng toán này, khi các em đã được giải được sau một số bài GV phân tích kĩ hướng giải bài toán, đến khi luyện tập, để kích thích tư duy của các em sau khi tóm tắt, tôi cho HS thảo luận theo cặp, tự phân tích để tìm ra cách giải. HS khá giỏi, giúp HS trung bình, yếu. Sau đó, tôi sửa bài và tuyên dương.
VD: Anh gấp được 15 chiếc thuyền, em gấp
ít hơn anh 2 chiếc thuyền. Hỏi cả hai anh em gấp được mấy chiếc thuyền?
15 thuyền
Em
Anh
2 thuyền
? thuyền
Tóm tắt
VD: Anh gấp được 15 chiếc thuyền, em gấp
ít hơn anh 2 chiếc thuyền. Hỏi cả hai anh em gấp được mấy chiếc thuyền?
Số thuyền của anh
( 15 thuyền )
Số thuyền của em
Em gấp ít hơn anh 2 thuyền
B1
B2
Số thuyền của hai anh em
Số thuyền của anh
*/ Mở rộng, nâng cao dành cho HS giỏi
Ngoài việc giải toán cơ bản, tôi còn tham khảo các bài toán trong quyển luyện violympic để HS có thể tham gia luyện toán violympic.
VD: Hiện nay bố 36 tuổi. Tuổi bố gấp 9 lần tuổi con. Vậy 2 năm nữa thì tổng tuổi bố và tuổi con là bao nhiêu?
GV gợi ý theo sơ đồ phân tích, tổng hợp để học sinh tìm ra cách giải:
- B1: Tìm tuổi con hiện nay
- B2: Tìm tuổi con hai năm nữa
- B3: Tìm tuổi bố 2 năm nữa
- B4: Tìm tổng số tuổi của bố và con 2 năm nữa.
VD: Thu cắt được 24 ngôi sao. Số ngôi sao của Thu cắt gấp 4 lần số ngôi sao của Hà. Hỏi cả hai bạn cắt được bao nhiêu ngôi sao? ( HS thảo luận nhóm )
2.3 Từ việc xác định đúng phép tính và lời giải đúng, giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng tính đúng kết quả, trình bày bài giải sạch đẹp, ghi đúng đơn vị.
+ Khi HS tính kết quả của phép tính, HS thường nhẩm ngang dẫn đến kết quả sai, tôi yêu cầu HS đặt tính ra giấy nháp sau đó đối chiếu lại đầu bài nếu đúng mới ghi kết quả.
+ Khi làm bài, tôi nhắc HS chú ý câu hỏi để xác định đúng điều cần tìm, đơn vị ghi ở trong ngoặc là gì?
+ Đối với HS yếu, tôi đến tận nơi, quan sát, nhắc nhở, phân tích kĩ cho HS chỗ nhầm lẫn hoặc sai sót, động viên kịp thời.
+ HS Luôn luôn phải có đầy đủ đồ dùng học tập như: thước kẻ, bút chì, com- pa…
+ Ngay từ đầu năm, tôi rèn cho HS cách trình bày bài toán, cách viết làm sao cho rõ ràng, cân đối, dễ nhìn.
+ Khi hướng dẫn HS sửa lời giải, tôi cho HS nêu nhiều cách trả lời khác nhau, sau đó tìm câu trả lời ngắn gọn đủ ý nhất.
Học sinh ghi lời giải và đơn vị sai nhiều nhất là dạng toán Rút về đơn vị có hai phép chia.
VD2: ( Dạng 2: Rút về đơn vị – có hai phép chia )
Bài toán: Có 35 l mật ong đựng đều vào 7 can. Hỏi 10 lít mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế ? GV hướng dẫn học sinh giải bằng 2 bước:
+ B1: Tìm số lít mật ong trong 1 can.
+ B2: Tìm số can đựng 10 l mật ong .
VD1: ( Dạng 1: Rút về đơn vị – có một phép chia và một phép nhân )
Bài toán: Có 35 l mật ong đựng đều vào 7 can. Hỏi 4 can như thế có bao nhiêu lít mật ong ? GV hướng dẫn học sinh giải bằng 2 bước:
+ B1: Tìm số lít mật ong trong 1 can.
+ B2: Tìm số lít mật ong trong 4 can.
Khi dạy dạng toán này, tôi thường cho học sinh ôn lại dạng 1 trước sau đó dạy dạng 2. Tôi cho 2 VD chỉ khác nhau ở câu hỏi. ( Thời gian dạy kéo dài hơn là dạy theo SGK) . Sau khi hình thành bài giải của hai dạng xong, tôi cho học sinh so sánh và nhận xét hai bài giải có gì giống và khác nhau.
+ Giống nhau: Bước 1( Bước rút về đơn vị ) Tìm số lít mật ong trong 1 can nên phép tính lời giải và cách ghi đơn vị hoàn toàn giống nhau.
+ Khác nhau : Bước 2 ( Vì yêu cầu 2 bài khác nhau nên phép tính và cách ghi đơn vị cũng khác nhau )
* Yêu cầu bài 1 là: Tìm số lít mật ong trong 4 can.
* Yêu cầu bài 2 là: Tìm số can đựng 10 l mật ong.
Học sinh yếu còn sai sót, tôi chỉ ra sự vô lí trong cách làm của các em và gợi ý cho các em giải lại.
Củng cố và ôn tập cho các em thường xuyên hơn.
2.4 Ngoài việc hướng dẫn học sinh cách giải đúng, tôi còn giúp học sinh tìm nhiều cách giải khác nhau tạo điều kiện phát triển tư duy toán của học sinh, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của cho sinh.
VD: Em hái được 12 quả cam. Chị hái được gấp đôi số quả cam của em đã hái. Hỏi cả hai chị em hái được mấy quả cam?
GV hướng dẫn học sinh tóm tắt theo sơ đồ.
Em
Chị
12 quả cam
? quả cam
Cách 1
Tìm số quả cam chị hái được :12 x 2 = 24
Tìm số quả cam cả hai chị em hái được : 24 + 12 = 36
Cách 2
Tìm số quả cam cả hai chị em hái được :
12 x 2 + 12 = 36
GV giải thích : Cách 2 là cách giải gộp 2 pt của C1
Cách 3 ( Dành cho HS giỏi )
GVcho HS nhìn vào sơ đồ tóm tắt sau đó hướng dẫn:
Nếu ta gọi số quả cam của em hái được là một phần thì số quả cam của chị hái được là hai phần. Tổng số phần của hai chị em hái được :1 + 2 = 3 (phần)
Tìm số quả cam cả hai chị em hái được: 12 x 3 = 36
HIỆU QUẢ
Sau khi áp dụng phương pháp dạy này, tôi thấy lớp học sinh động, tiết dạy nhẹ nhàng, học sinh hứng thú, tích cực học hơn. Học sinh biết cách trả lời và làm phép tính đúng hơn. Biết ghi đơn vị chính xác hơn.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- GV phải kiểm tra phân loại học sinh ngay từ đầu năm .
- Hình thành những đôi bạn cùng tiến, biết giúp đỡ nhau học tập.
- Có hình thức thi đua để khuyến khích học sinh học tập.
- Phải cho HS thảo luận nhóm, giáo viên gợi ý để học sinh chủ động nắm kiến thức, tìm ra nhiều cách giải hợp lí.
- GV phải có lòng nhiệt tình và tâm huyết với nghề.
- Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp, có ý thức tiếp thu ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn, mang lại hiệu quả giáo dục tốt hơn.
Phần dạy minh họa
VD: Anh gấp được 15 chiếc thuyền, em gấp
ít hơn anh 2 chiếc thuyền. Hỏi cả hai anh em gấp được mấy chiếc thuyền?
15 thuyền
Em
Anh
2 thuyền
? thuyền
Tóm tắt
VD: Anh gấp được 15 chiếc thuyền, em gấp
ít hơn anh 2 chiếc thuyền. Hỏi cả hai anh em gấp được mấy chiếc thuyền?
Số thuyền của anh
( 15 thuyền )
Số thuyền của em
Em gấp ít hơn anh 2 thuyền
B1
B2
Số thuyền của hai anh em
Số thuyền của anh
Giải
Đáp số: 28 thuyền.
15 - 2 = 13 ( thuyền)
Số thuyền của hai anh em gấp được là:
15 + 13 = 28 ( thuyền )
Số thuyền của em gấp được là:
B2
Số thuyền của hai anh em em
Số thuyền của anh Số thuyền của em
( 15 thuyền )
Em gấp ít hơn anh hai thuyền
B1
Xin chân thành cảm ơn
quý thầy cô cùng các em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hạnh Nhi
Dung lượng: 605,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)