Giải thích ca dao tục ngữ, áp dụng vào giảng day môn hóa.
Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Vân |
Ngày 14/10/2018 |
86
Chia sẻ tài liệu: giải thích ca dao tục ngữ, áp dụng vào giảng day môn hóa. thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
GIẢI THÍCH MỘT SỐ CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC
1. Giải thích câu ca dao:
"Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong".
Giải thích:
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali. Ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử H2O nên có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm. Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phần chính là Al2O3), axit sunfuric và K2SO4.
Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơ lững trong nước.
Al2(SO4)3 2 Al3+ + 3 SO42-
Al3+ + H2O ⇄ AlOH2+ + H+
AlOH2+ + H2O ⇄ Al(OH)2+ + H+
Al(OH)2+ + H2O ⇄ Al(OH)3 ↓ + H+
Al2(SO4)3 + 3H2O ⇄ 2Al(OH)3 ↓ + 3H2SO4
Chính những hạt Al(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lững ở trong nước này đã kết dính các hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn.
Áp dụng:
- Đây là một ứng dụng quan trọng của phèn chua trong đời sống.
Phèn chua rất cần cho việc xử lí nước đục và nước ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho ăn, uống, tắm, giặt.
- Giáo viên có thể nêu vấn đề này trong bài dạy về muối sunfat ở lớp 10, lớp 11 khi dạy về phản ứng thủy phân hoặc về các hợp chất quan trọng của nhôm ở lớp 12
Ngoài ra: Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong sáng, phàn là phèn).
Theo y học cổ truyền thì:
Phèn chua, chua chát, lạnh lùng
Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da
Dạ dày, viêm ruột, thấp tà
Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay
Phèn chua làm hết ngứa, sát trùng vì vậy sau khi cạo mặt xong, thợ cắt tóc thường lấy một miếng phèn chua to xoa vào da mặt cho khách.
Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).
2. Người xưa có câu:
" Cha truyền, con nối
Thợ nguội dạy con
Muốn lửa đỏ hơn
Ta nên rảy nước".
Câu này mang hàm ý khoa học hóa học như thế nào?
Giải thích:
Các ông thợ rèn, theo kinh nghiệm, thường để một cái chổi bằng giẻ tẩm ướt hoặc bên cạnh có chậu nước khi rèn dao, rựa, cuốc, xẻng,…. Đó cũng là nguyên nhân người ta gọi ông là thợ nguội đấy bạn ạ!
Thợ nguội đưa thanh sắt vào bếp than hồng để nung nóng đỏ cho mềm mới rèn được. Thỉnh thoảng trong lúc tôi dao, rựa… thợ rèn nhấp chổi ướt lên bếp than hồng. Nếu bạn ngồi cạnh sẽ thấy gì? Bạn sẽ thấy lửa đỏ hơn đấy! Bác thợ rèn không hiểu được hiện tượng hóa học xảy ra, nhưng biết tác dụng thực tế của nó.
Còn tác dụng hóa học là việc của chúng ta:
- Rảy nước làm lửa đỏ hơn là do trên bếp than đang nhiệt độ khá cao, than hồng sẽ khử nước tạo hỗn hợp khí than ướt theo phương trình:
C + H2O CO + H2
Hỗn hợp khí này cháy nhanh, tạo ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt làm cho nhiệt độ bếp cao hơn, rèn nhanh hơn.
- Mặt khác, CO sinh ra còn khử các oxit bám trên bề mặt thanh sắt, làm thanh sắt mềm hơn và tăng lượng sắt nguyên chất vốn có!
3. Thuốc chuột là chất gì? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước thì chuột chết mau hơn hay lâu hơn ?
Giải thích:
Thuốc chuột có thành phần chính là Zn3P2. Sau khi ăn, ZnP3 bị thủy phân rất mạnh, tạo thành khí PH3 ( Photphin) rất độc:
Zn3P2 + 6 H2O 3 Zn(OH)2 + 2 PH3
Làm cho hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước. Chính PH3 đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột thì PH3 thoát ra càng nhiều, chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột sẽ lâu chết hơn.
4. Tục ngữ Việt Nam có
1. Giải thích câu ca dao:
"Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong".
Giải thích:
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali. Ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử H2O nên có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm. Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phần chính là Al2O3), axit sunfuric và K2SO4.
Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơ lững trong nước.
Al2(SO4)3 2 Al3+ + 3 SO42-
Al3+ + H2O ⇄ AlOH2+ + H+
AlOH2+ + H2O ⇄ Al(OH)2+ + H+
Al(OH)2+ + H2O ⇄ Al(OH)3 ↓ + H+
Al2(SO4)3 + 3H2O ⇄ 2Al(OH)3 ↓ + 3H2SO4
Chính những hạt Al(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lững ở trong nước này đã kết dính các hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn.
Áp dụng:
- Đây là một ứng dụng quan trọng của phèn chua trong đời sống.
Phèn chua rất cần cho việc xử lí nước đục và nước ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho ăn, uống, tắm, giặt.
- Giáo viên có thể nêu vấn đề này trong bài dạy về muối sunfat ở lớp 10, lớp 11 khi dạy về phản ứng thủy phân hoặc về các hợp chất quan trọng của nhôm ở lớp 12
Ngoài ra: Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong sáng, phàn là phèn).
Theo y học cổ truyền thì:
Phèn chua, chua chát, lạnh lùng
Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da
Dạ dày, viêm ruột, thấp tà
Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay
Phèn chua làm hết ngứa, sát trùng vì vậy sau khi cạo mặt xong, thợ cắt tóc thường lấy một miếng phèn chua to xoa vào da mặt cho khách.
Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).
2. Người xưa có câu:
" Cha truyền, con nối
Thợ nguội dạy con
Muốn lửa đỏ hơn
Ta nên rảy nước".
Câu này mang hàm ý khoa học hóa học như thế nào?
Giải thích:
Các ông thợ rèn, theo kinh nghiệm, thường để một cái chổi bằng giẻ tẩm ướt hoặc bên cạnh có chậu nước khi rèn dao, rựa, cuốc, xẻng,…. Đó cũng là nguyên nhân người ta gọi ông là thợ nguội đấy bạn ạ!
Thợ nguội đưa thanh sắt vào bếp than hồng để nung nóng đỏ cho mềm mới rèn được. Thỉnh thoảng trong lúc tôi dao, rựa… thợ rèn nhấp chổi ướt lên bếp than hồng. Nếu bạn ngồi cạnh sẽ thấy gì? Bạn sẽ thấy lửa đỏ hơn đấy! Bác thợ rèn không hiểu được hiện tượng hóa học xảy ra, nhưng biết tác dụng thực tế của nó.
Còn tác dụng hóa học là việc của chúng ta:
- Rảy nước làm lửa đỏ hơn là do trên bếp than đang nhiệt độ khá cao, than hồng sẽ khử nước tạo hỗn hợp khí than ướt theo phương trình:
C + H2O CO + H2
Hỗn hợp khí này cháy nhanh, tạo ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt làm cho nhiệt độ bếp cao hơn, rèn nhanh hơn.
- Mặt khác, CO sinh ra còn khử các oxit bám trên bề mặt thanh sắt, làm thanh sắt mềm hơn và tăng lượng sắt nguyên chất vốn có!
3. Thuốc chuột là chất gì? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước thì chuột chết mau hơn hay lâu hơn ?
Giải thích:
Thuốc chuột có thành phần chính là Zn3P2. Sau khi ăn, ZnP3 bị thủy phân rất mạnh, tạo thành khí PH3 ( Photphin) rất độc:
Zn3P2 + 6 H2O 3 Zn(OH)2 + 2 PH3
Làm cho hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước. Chính PH3 đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột thì PH3 thoát ra càng nhiều, chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột sẽ lâu chết hơn.
4. Tục ngữ Việt Nam có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Vân
Dung lượng: 636,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)