Giải thich 10 câu hỏi HH-vì sao?

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 17/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Giải thich 10 câu hỏi HH-vì sao? thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

GIẢI ĐÁP 10 CÂU HỎI HÓA HỌC – VÌ SAO ?
(Phần 1: giải thích sự cháy và các phản ứng oxy hóa – khử))

Vì sao lửa sợ nước ?
    Lửa là chỉ điểm cho sự cháy mà mắt ta cảm nhận được. Thông thường, sự cháy là phản ứng hóa học của các chất (vô cơ và hữu cơ) với oxy (O2) có tỏa nhiệt. Một số chất ngay ở  nhiệt độ thường cũng bốc cháy khi gặp oxy: Phot pho trắng chẳng hạn. Lại có những chất như than (thành phần chủ yếu là cacbon), hydro, lưu huỳnh… , ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc oxy không hề có phản ứng, mà phải đạt nhiệt độ nhất định thì chúng mới bốc cháy. Như vậy một chất muốn cháy phải có 3 điều kiện:
Chất đó có phản ứng với oxy, gọi là chất gây cháy
Chất gây cháy phải tiếp xúc được với oxy
Phải đạt “nhiệt độ cháy” . Trừ P trắng hầu hết các chất hữu cơ đều cháy ở nhiệt độ > 1000 C
   .Nước (H2O) do hai nguyên tố hydro và oxy tạo nên từ kết quả của sự cháy của hydro: 2H2 + O2 = 2 H2O Đã là sản phẩm của sự cháy nên đương nhiên nó không thể cháy một lần nữa. Khi chất cháy bị dội nước hay ngâm trong nước thì 2 trong 3 điều kiện trên bị cắt nên phản ứng cháy không xảy ra. Nghĩa là “ nước dập tắt lửa “
Tương tự H2O, cacbon dioxyt (CO2 ) là sản phẩm cuối cùng của sự cháy, nên cacbon dioxyt không thể cháy được nữa. Thêm nữa, do cacbon dioxyt có tỷ trọng nặng hơn không khí nên nếu dùng cacbon dioxyt để dập lửa thì lửa bị dập tắt nhanh hơn.
Vì sao xăng dễ bốc cháy ?
Xăng và dầu hoả đều được chế tạo từ dầu mỏ. Xăng và dầulà "anh em với nhau", về phương diện hoá học chúng đều là hợp chất do hai loại nguyên tử cacbon và hyđro - các hyđrocacbon - tạo ra. Điểm khác nhau ở chỗ xăng gồm có các phân tử có số nguyên tử cacbon trong phân tử từ 5 - 11, còn ở dầu hỏa số nguyên tử cacbon trong phân tử là 11 - 16. Số nguyên tử cacbon trong phân tử hyđro cacbon khác nhau thì tính chất cháy cũng khác nhau. Với xăng ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc vói ngọn lửa hoặc tia lửa là bốc cháy dễ dàng, còn dầu hoả ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc vói lửa ngọn không bắt cháy được. Thế nhưng khi tẩm dầu hoả vào bấc đèn dùng ngọn lửa để châm thì bấc đèn sẽ cháy ngay. Vì sao vậy?
    Sự cháy của vật chất được chia thành bốn tình huống: Loại thứ nhất gọi là cháy lan rộng. Khí than trong phòng kín, khí hoá lỏng là nhiên liệu khí. Khi dòng khí thoát ra, sẽ lan toả trong không khí một mặt vừa trộn lẫn, một mặt vừa cháy. Loại thứ hai là chất cháy bay hơi: cồn, xăng, là nhiên liệu ở trạng thái lỏng. Thông thường bản thân nhiên liệu lỏng không cháy, nhưng sau khi bay hơi, hơii nhiên liệu sẽ trộn lẫn với không khí làm thành hỗn hợp dễ cháy. Loại thứ ba là sự cháy phân huỷ: đó là các chất rắn hoặc chất lỏng khó bay hơi. Sau khi chịu tác dụng của nhiệt sẽ phân huỷ thành các chất khí dễ cháy. Cuối cùng là loại chất cháy trên bề mặt. Than cốc thuộc loại này. Với loại chất cháy này sự cháy xảy ra trên bề mặt tiếp xúc giữa không khí và vật rắn. Đặc điểm của sự cháy này là xảy ra không rõ rệt.
    Xăng và dầu hoả thuộc loại nhiên liệu lỏng bay hơi. Sự cháy của xàng và dầu hoả thuộc loại chất cháy do bay hơi. Sự cháy do các chất bay hơi có liên quan đến sự dẫn lửa và điểm bắt lửa của các nhiên liệu lỏng. Điểm bắt lửa liên quan đến nhiệt độ thấp để trên bề mặt nhiên liệu lỏng có thể biến thành hơi trộn lẫn với không khí thành hỗn hợp cháy. Ví dụ điểm bắt lửa (hay điểm chớp lửa) của xăng khoảng trên dưới -46°c. Điểm bắt lửa của dầu hoả từ 28 - 45°c. Những chất lỏng có điểm bắt lửa lớn hơn 45°c là những chất cháy được. Dầu mazut, dầu thực vật thuộc loại này. Những chất có điểm bắt lửa từ 22 - 45°c thuộc loại chất dễ cháy, dầu hoả thuộc loại chất dễ cháy. Các chất có điểm bắt lửa nhỏ hơn 22°c thuộc loại chất cháy nguy hiểm, cồn có điểm bắt lửa là1°c thuộc loại chất cháy nguy hiểm. Xăng có nhiệt độ bắt lửa thấp hơn thuộc loại chất cháy rất nguy hiểm.
Xăng có điểm bắt lửa thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài nhiều. Trên bề mặt của xăng ở nhiệt độ thường dễ bay hơi để tạo thành với không khí hỗn hợp cháy nên chỉ cần tiếp xúc với lửa ngọn hoặc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 15,59KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)