GIẢI PHÁP HỮU ÍCH-L1-T.VIẾT

Chia sẻ bởi Nguyễn Hà Hạnh Giang | Ngày 12/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: GIẢI PHÁP HỮU ÍCH-L1-T.VIẾT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GIÁO DỤC BẢO LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
----------***----------













SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM







Giáo viên: Cao Thị Lan




















Năm học 2009 – 2010
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/ Ý định nghiên cứu
Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em.
Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Vì vậy dạy chữ chính là dạy người.
Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thày và bạn mình”.
Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thày cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác.
Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.
2/ Đề tài nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp.

II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT THEO YÊU CẦU CHUNG

1/ Mục đích:
+ Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
+ Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở… bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc (không mắc quá 5 lỗi chính tả).
2/ Ý nghĩa
Thực tế hiện nay, chữ viết của các em học sinh tiểu học chưa được đẹp, chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn, tốc độ viết còn chậm, học sinh sử dụng nhiều loại bút - nhiều màu mực để viết bài nên còn hạn chế trong việc giữ gìn “vở sạch - viết chữ đẹp”. Đây là một mảng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học sinh và được các trường quan tâm. Nâng cao chất lượng giờ dạy để học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp thì phong trào “vở sạch - chữ đẹp” mới có chất lượng.
Trong ngôn ngữ viết có chức năng giao tiếp và được quy định thống nhất. Mặc dù xác định được tầm quan trọng như vậy nhưng thực tế cho thấy phân môn tập viết trong trường tiểu học còn chưa được coi trọng. Sách giáo viên, tài liệu tham khảo chưa cụ thể, rõ ràng như những môn học khác nên việc dạy phân môn tập viết còn hạn chế.
3/ Khách thể nghiên cứu
28 học sinh lớp 1A3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1/ Thời gian nghiên cứu Năm học 2009 – 2010
2/ Thực trạng cụ thể của khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 1 các em còn nhỏ, mới từ mẫu giáo lên, mới làm quen với hoạt động học tập là chính nên các em còn nhiều bỡ ngỡ. Khi viết cần trình bày bài sạch đẹp, viết các con chữ cần đúng quy trình là điều khó với các em. Ở lớp tôi dạy, đa số các em có thể lực nhỏ hơn so với mặt bằng lứa tuổi nên ảnh hưởng tới việc viết chữ đúng mẫu.

IV. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

1/ Giải pháp nghiên cứu để thực hiện
* Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết:
- Tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ. Các cơ và xương bàn tay của trẻ đang độ phát triển nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón tay vụng về, chóng mệt mỏi.
- Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi. Điều này gây nên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hà Hạnh Giang
Dung lượng: 16,07KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)