GIẢI NHÌ CUỘC THI 2010

Chia sẻ bởi Võ Trần Trung | Ngày 12/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: GIẢI NHÌ CUỘC THI 2010 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ ĐỒNG NGHIỆP ĐẾN VỚI BUỔI GIAO LƯU CÁN BỘ QUẢN LÝ NĂM 2010
KÍNH CHÚC QUÝ LÃNH ĐẠO, BAN TỔ CHỨC, QUÝ THẦY CÔ VÀ TOÀN THỂ QUÝ VỊ TRONG BUỔI GIAO LƯU LỜI CHÚC SỨC KHOẺ VÀ LỜI CHÀO TRÂN TRỌNG NHẤT
TÔI TÊN:
NGUYỄN
VĂN
TRƯỜNG
CHỨC VỤ:
HIỆU
TRƯỞNG
TRƯỜNG
TIỂU
HỌC
NGÔ
QUYỀN
ĐỀ TÀI
Công tác chỉ đạo phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Trường TH Ngô Quyền
Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với 5 nội dung sau:
MỘT LÀ:
 Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
 Có ý nghĩa hết sứ thiết thực trong việc giáo dục học sinh về ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường
HAI LÀ:
 Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh,giúp các em tự tin trong học tập
 Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sẽ tạo nên sự thay đổi tích cực giữa thầy và trò. Trong đó thầy đóng vai trò là người hướng dẫn để học sinh tự lĩnh hội kiến thức
Bên cạnh giáo viên tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy cần khuyến khích học sinh sự chuyên cần, sáng tạo, ý thức vươn lên trong học tập thì công tác dạy và học sẽ đạt hiệu quả cao hơn
BA LÀ:
 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
 Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh sẽ giúp cho các em thích ứng với sự biến động của hoàn cảnh, bởi hiện nay do tác động nhiều chiều của cuộc sống như: Thông tin đại chúng, sự thay đổi của xã hội trong đó có cả mặt tốt và mặt xấu… để các em có ứng phó cho phù hợp với thực tế xung quanh các em
BỐN LÀ:
 Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi, lành mạnh cho học sinh tham gia
 Việc đưa trò chơi dân gian, các làng điệu dân ca là nét văn hoá đặc sắc của từng địa phương và việc lựa chọn để đưa vào trường học sẽ giảm bớt áp lực cho học sinh sau giờ học mệt mõi các em được vui chơi từ đó các em sẽ học tập tích cực hơn
NĂM LÀ
 Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương
 Việc thực hiện tìm hiểu chăm sóc các di tích lịch sử cũng nhằm để giáo dục học sinh truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta, bên cạnh đó cũng giúp các em hiểu biết sâu hơn về giá trị của khu di tích là dấu ấn lịch sử để các em tự hào về quê hương đất nước mình
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
+ Tổ chức thành lập ban chỉ đạo cấp trường để triển khai thực hiện các thành viên cần nắm vững về nội dung và hình thức tổ chức và sau đó phân công về phụ trách chỉ đạo từng khu để thực hiện.
+ Xây dựng kế hoạch liên tịch với địa phương để hỗ trợ cho nhà trường tổ chức thực hiện như: Thông tin văn hóa, đoàn thanh niên, phụ nữ…
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
+ Tổ chức triển khai phong trào đến tất cả phụ hunh học sinh Ngay từ đầu năm học, thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ nhà trường trong thực hiện, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ giáo viên với cha mẹ học sinh, thực hiện tốt thông tin báo cáo hai chiều giữa nhà trường với phụ huynh cũng như giữa phụ huynh với nhà trường việc học tập của học sinh, quan tâm các em những giờ ở nhà… để giúp học sinh học tập tốt hơn.

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
+ Thực hiện trang trí phòng lớp là yếu tố hết sức quan trọng từ các khẩu hiệu, bình hoa, cây xanh trong lớp học, công tác vệ sinh luôn đảm bảo sạch sẽ, tạo nên vẽ mỹ quang cho trường lớp để các em học tập vui chơi.
+ Trong công tác giảng dạy chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch dạy và học có hiệu quả đổi mới phương pháp trong dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, học sinh được bày tỏ ý kiến, thảo luận với bạn bè với thầy cô để tìm ra kiến thức mới một cách hiệu quả, các em được tôn trọng, công bằng trong đánh giá xếp loại học sinh giúp các em tự tin trong học tập.
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
+ Tổ chức chỉ đạo tăng cường công tác giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, kỹ năng ứng xử của học sinh, biết kính trọng thầy cô, gọi bạn xưng tôi…trong học tập đoàn kết giáup đỡ bạn cùng nhau tiến bộ.
+ Tăng cường chỉ đạo cho giáo viên tổng phụ trách Đội thực hiện đưa các trò chơi dân gian vào trường học thông các hoạt động ngoại khóa cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các trò chơi dân gian như: Trọi gà, kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, chơi thuyền, cướp cờ…để học sinh tham gia hoạt động sau những giờ học mệt mõi và cũng nhằm để hỗ trợ cho các em trong học tập.
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

+ Bên cạnh đó cũng thường xuyên chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những di tích ịch sử văn hóa của địa phương, để các em có hiểu biết sâu sắc hơn các giá trị của di tích lịch sử, từ đó các em biết gắn kiến thức trong sách vỡ với cuộc sống thực tiễn xung quanh các em và các em thấy được mình có trách nhiệm với quê hương đất nước.
Bên cạnh đó cũng thường xuyên kiểm tra để rút kinh nghiệm từng nội dung khi triển khai để đưa ra giải pháp phù hợp cho từng mãng phong trào, đưa các hoạt động phong trào vào thang điểm thi đua của trường để từng giáo viên và học sinh thực hiện.
KẾT QUẢ
Qua công tác tham gia và chỉ đạo thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã có sự tác động rất lớn đến nhận thức của giáo viên, học sinh và cộng đồng xã hội mang lại hiệu quả hết sức thiết thực là học sinh đến trường được sống trong môi trường thân thiện giữa thầy và trò, các em thật sự cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, các em được tự chủ và sáng tạo trong học tập, được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và các trò chơi dân gian trong nhà trường. Đó chính là yếu tố quan trọng để học sinh gắn bó với trường, lớp, đồng thời cũng là động lực để lôi cuốn học sinh bỏ học trở lại trường.
+ Thực hiện đưa các trò chơi dân gian vào trường một cách tích cực.
+ Tổ chức cho học sinh về nguồn đi thăm thầy cô giáo cũ đã nghĩ hưu được 1 lần trong năm.
+ Đặt được thùng thư điều em muốn nói tại 2 điểm của trường và năm học qua đã nhận được trên 100 thư của phụ huynh và học sinh gởi đến xoay quanh về ván đề học tập và tổ chức các phong trào.
- Cuối năm học được đoàn kiểm tra của phòng giáo dục xếp loại Khá
KẾT LUẬN
Qua một năm thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị trường tiểu học Ngô quyền đặc biệt là về phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường mình bản thân nhận thấy cũng còn nhiều hạn chế, nhiều điểm trường phụ cách xa nhau nên trong việc chỉ đạo cũng chưa được thường xuyên. Tuy nhiên bên cạnh khó khăn đó tập thể cán bộ giáo viên của nhà trường luôn có sự quyết tâm để thực hiện thắng lợi phong trào, vì phong trào này mang ý nghĩa hết sức to lớn tạo nên một môi trường giáo dục an toàn lành mạnh giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, làm cho học sinh cảm thấy yêu mến trường mình hơn, tạo nên niềm say mê, hứng thú trong học tập thì chất lượng công tác dạy và học sẽ từng bước được nâng lên năm qua tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 97,3%, lưu ban 2,7%.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Trần Trung
Dung lượng: 5,52MB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)