Giáo án văn 7

Chia sẻ bởi Hong Chuyen | Ngày 11/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Giáo án văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

HỌC KỲ II:
Tuần 1
Ngày soạn: 02/01/2016
Ngày giảng: …/…/…
TIẾT 73:
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
3. Thái độ:
- Rút ra được những kinh nghiệm trong đời sống từ bài học.
- Trân trọng những bài học kinh nghiệm của cha ông thuở xưa.
B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo
2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
II. Kiểm tra bài cũ: Hướng dẫn HS cách chuẩn bị sách vở, bài soạn theo PPCT.
III. Dạy bài mới:
1. Khởi động: Giới thiệu bài...
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một vị trí quan trọng và có số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu kinh nghiệm và trí tuệ dân gian. Tục ngữ Việt Nam có rất nhiều chủ đề. Trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Bài hôm nay chúng ta sẽ học về chủ đề này.
2. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY


Tìm hiểu về chú thích SGK
? Thế nào là tục ngữ ?
- HS : Trả lời như phần chú thích * SGK/tr3




GV: HD đọc: giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu.
+ Giải thích từ khó.
? Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó ?
-> Câu 1,2,3,4: Tục ngữ về thiên nhiên.Câu 5,6,7,8: Tục ngữ về lao động sản xuất.
Tìm hiểu văn bản:

Hs: đọc câu tục ngữ đầu.
? Câu tục ngữ có mấy vế câu, mỗi vế nói gì, và cả câu nói gì ? (Đêm tháng năm ngắn và ngày tháng mười cũng ngắn).
? Câu tục ngữ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào, tác dụng của nó ?
? Ở nước ta, tháng năm thuộc mùa nào, tháng mười thuộc mùa nào và từ đó suy ra câu tục ngữ này có ý nghĩa gì ?
? Bài học được rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì ? (Sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí).
? Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế ?(lịch làm việc mùa hè khác mùa đông).
Hs: đọc câu 2.
? Câu tục ngữ có mấy vế, nghĩa của mỗi vế là gì và nghĩa của cả câu là gì ? (Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao thì ngày hôm sau sẽ mưa).

? Em có nhận xét gì về cấu tạo của 2 vế câu ? Tác dụng của cách cấu tạo đó là gì ?

- Gọi hs đọc câu 3
? Câu 3 có mấy vế, em hãy giải nghĩa từng vế và nghĩa cả câu ? (Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì phải chống đỡ nhà cửa cẩn thận).
? Câu TN sử dụng BPNT nào? tác dụng?
? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì ?
? Dân gian không chỉ trông ráng đoán bão, mà còn xem chuồn chuồn để báo bão. Câu tục ngữ nào đúc kết kinh nghiệm này ? (Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì bão).
? Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác. Vậy kinh nghiệm “trông ráng đoán bão” của dân gian còn có tác dụng không ? (ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện thông tin hạn chế thì kinh nghiệm đoán bão của dân gian vẫn còn có tác dụng).
- Gọi Hs đọc câu 4
? Nghĩa của câu tục ngữ thứ tư là gì ?
? Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng kiến bò tháng bảy này ?
? Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này là gì ?
- HS: Vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch.
- Liên hệ về môi trường hiện nay 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hong Chuyen
Dung lượng: 2,76MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)