GIA DINH BAC HO
Chia sẻ bởi Đặng Diệu Anh |
Ngày 12/10/2018 |
58
Chia sẻ tài liệu: GIA DINH BAC HO thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Phần 1: Bên nội
Nguồn gốc của một thiên tài Chủ tịch Hồ Chí Minh húy là Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành sau đổi là Nguyễn Ái Quốc. Người ra đời tại Hoàng Trù (quê ngoại). Quê nội của Người là Kim Liên, tức làng Sen, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ An. Đến thế kỷ XVIII thì Kim Liên đã là một ngôi làng đông dân, có đời sống văn hóa phong phú. Và trong cái cảnh trù mật, đông vui ấy của làng Sen, từ thuở bấy giờ vốn đã có phần đóng góp công sức đáng kể của con cháu dòng họ Nguyễn Bá. Nhận rõ điều vinh dự đó, các thành viên của tông tộc này cứ mỗi ngày thêm một mến yêu cái thôn mà tổ tiên mình đã chọn làm nơi sinh sống. Đến thế hệ thứ tư thì ông tộc trưởng Nguyễn Bá Dân xin đổi chữ lót của họ mình thành Nguyễn Sinh, Con cháu họ Nguyễn Sinh nối đời ngày một đông đúc và giữ vững nền nếp chăm chỉ trong lao động, lành mạnh trong sinh hoạt xóm thôn nên được cả cộng đồng qúy mến. Về mặt học tập, trong số người theo đòi nghiệp Nho của dòng tộc có Nguyễn Sinh Vật dự kỳ thi Hương, khoa Tân Mão, triều lê Thần Tông, niên hiệu Khánh Đức thứ 3 (1651) và cũng ở triều vua ấy, Nguyễn Sinh Trí (17 tuổi) dự thi khoa Qúy Sửu, niên hiệu Dương Đức thứ 2 (1673) Đến thế hệ thứ tám, trong họ có Nguyễn Sinh Hải (tức Như Hải) là quan võ, lập công to nên được vua Lê Cảnh Hưng đa phong sắc. Từ thế hệ thứ chín trở về sau, khi dòng họ Nguyễn Sinh ở đây đã chia ra thành nhiều nhánh thì có một số gia đình vì cuộc sống khó khăn nên đã chuyển đi làm ăn xa, gần nhất là chuyển xuống Mậu Tài (tức làng Sài). Còn chi họ của cậu Nguyễn Sinh Cung thì vẫn ở làng Sen.
Người ông nội của Nguyễn Sinh Cung là Nguyễn Sinh Vượng tức Nguyễn Sinh Nhậm. Đó là con người to lớn, khỏe mạnh, có học và thành thạo trong việc cài bừa, sản xuất, tính tình lại vui vẻ, nhân hậu, luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Vì lớn lên trong một gia đình khá giả lại sẵn có những ưu điểm như vậy nên Nhậm được các bạn gái cùng lứa ở thôn trong, xóm ngoài có cảm tình, thành thử người thanh niên này cũng lập gia đình sớm. Không lâu, vợ chồng họ sinh được một người con trai là Nguyễn Sinh Trợ, sau đổi là Nguyễn Sinh Thuyết. Lúc Trợ đến tuổi thiếu niên thì mẹ mất. Về phần Nguyễn Sinh Nhậm thì khi đã mãn tang vợ, ông cũng chưa nghĩ ngay đến việc tục huyền mà vẫn ráng chịu cái cảnh gà trống nuôi con, vì ông rất đỗi xót thương người bạn đời đã quá cố. Vả, ông cũng muốn chờ con trai của mình khôn lớn thêm. Cha con cứ làm lụng nuôi nhau. Đến khi Nguyễn Sinh Trợ đã trưởng thành, ông Nhậm dựng vợ cho con trai, việc làm mà ông coi là để trả nghĩa phần nào đối với người người đã khuất. Sau đó, ông mới lo đến việc tìm người kế tục nâng khăn sửa túi cho bản thân mình. Người mà ông Nhậm mong mỏi được nối duyên sắt cầm là cô Hà Thị Hy ở Mậu Tài, tức làng Sài. Mậu Tài cũng thuộc tổng Lâm Thịnh. Hy là con gái một vọng tộc của làng này. Tuy sống cảnh dân dã nhưng con cháu họ Hà, đàn ông thì có khiếu văn chương; đàn bà thì phần đông là dáng người mảnh mai và có giọng hát hay. Riêng cô gái Hà Thị Hy thì còn là một vũ nữ được bà con nhiều làng xã mến yêu. Số là nơi đây, thuở ấy, hàng năm vào những đêm hội xuân, cùng với lời ca, tiếng hát, làng có tổ chức những màn múa đèn. Hình ảnh một cô gái với dáng người thon thả, uyển chuyển trong bộ áo quần mớ bảy, mớ ba, khi trên hai tay, trên đôi vai và cả trên đầu có đặt đủ năm ngọn đèn mà tất cả đều lung linh, tỏa sáng cùng với những vũ điệu cứ uốn lượn, xoay vòng theo nhịp trống và lời ca. Thì bấy giờ các khán giả thấy bầu trời của thôn quê như cao hơn; làng mạc, đồng điền như rộng hơn; gió xuân bay về dịu mát hơn và con người thêm yêu cộng đồng, yêu thôn ổ của mình nhiều hơn. Cuộc sống tuy lam lũ, ăn bữa hôm còn phải lo bữa mai nhưng vào dịp đầu xuân ai mà nỡ bỏ qua các buổi múa đèn. Cô gái Hà Thị Hy đã góp phần tạo cho làng Sài có được những đêm hội đông vui đến say lòng người như thế. Hy là con gái của ông Hà Văn Cẩn, một bậc huynh thứ ở trong
Nguồn gốc của một thiên tài Chủ tịch Hồ Chí Minh húy là Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành sau đổi là Nguyễn Ái Quốc. Người ra đời tại Hoàng Trù (quê ngoại). Quê nội của Người là Kim Liên, tức làng Sen, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ An. Đến thế kỷ XVIII thì Kim Liên đã là một ngôi làng đông dân, có đời sống văn hóa phong phú. Và trong cái cảnh trù mật, đông vui ấy của làng Sen, từ thuở bấy giờ vốn đã có phần đóng góp công sức đáng kể của con cháu dòng họ Nguyễn Bá. Nhận rõ điều vinh dự đó, các thành viên của tông tộc này cứ mỗi ngày thêm một mến yêu cái thôn mà tổ tiên mình đã chọn làm nơi sinh sống. Đến thế hệ thứ tư thì ông tộc trưởng Nguyễn Bá Dân xin đổi chữ lót của họ mình thành Nguyễn Sinh, Con cháu họ Nguyễn Sinh nối đời ngày một đông đúc và giữ vững nền nếp chăm chỉ trong lao động, lành mạnh trong sinh hoạt xóm thôn nên được cả cộng đồng qúy mến. Về mặt học tập, trong số người theo đòi nghiệp Nho của dòng tộc có Nguyễn Sinh Vật dự kỳ thi Hương, khoa Tân Mão, triều lê Thần Tông, niên hiệu Khánh Đức thứ 3 (1651) và cũng ở triều vua ấy, Nguyễn Sinh Trí (17 tuổi) dự thi khoa Qúy Sửu, niên hiệu Dương Đức thứ 2 (1673) Đến thế hệ thứ tám, trong họ có Nguyễn Sinh Hải (tức Như Hải) là quan võ, lập công to nên được vua Lê Cảnh Hưng đa phong sắc. Từ thế hệ thứ chín trở về sau, khi dòng họ Nguyễn Sinh ở đây đã chia ra thành nhiều nhánh thì có một số gia đình vì cuộc sống khó khăn nên đã chuyển đi làm ăn xa, gần nhất là chuyển xuống Mậu Tài (tức làng Sài). Còn chi họ của cậu Nguyễn Sinh Cung thì vẫn ở làng Sen.
Người ông nội của Nguyễn Sinh Cung là Nguyễn Sinh Vượng tức Nguyễn Sinh Nhậm. Đó là con người to lớn, khỏe mạnh, có học và thành thạo trong việc cài bừa, sản xuất, tính tình lại vui vẻ, nhân hậu, luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Vì lớn lên trong một gia đình khá giả lại sẵn có những ưu điểm như vậy nên Nhậm được các bạn gái cùng lứa ở thôn trong, xóm ngoài có cảm tình, thành thử người thanh niên này cũng lập gia đình sớm. Không lâu, vợ chồng họ sinh được một người con trai là Nguyễn Sinh Trợ, sau đổi là Nguyễn Sinh Thuyết. Lúc Trợ đến tuổi thiếu niên thì mẹ mất. Về phần Nguyễn Sinh Nhậm thì khi đã mãn tang vợ, ông cũng chưa nghĩ ngay đến việc tục huyền mà vẫn ráng chịu cái cảnh gà trống nuôi con, vì ông rất đỗi xót thương người bạn đời đã quá cố. Vả, ông cũng muốn chờ con trai của mình khôn lớn thêm. Cha con cứ làm lụng nuôi nhau. Đến khi Nguyễn Sinh Trợ đã trưởng thành, ông Nhậm dựng vợ cho con trai, việc làm mà ông coi là để trả nghĩa phần nào đối với người người đã khuất. Sau đó, ông mới lo đến việc tìm người kế tục nâng khăn sửa túi cho bản thân mình. Người mà ông Nhậm mong mỏi được nối duyên sắt cầm là cô Hà Thị Hy ở Mậu Tài, tức làng Sài. Mậu Tài cũng thuộc tổng Lâm Thịnh. Hy là con gái một vọng tộc của làng này. Tuy sống cảnh dân dã nhưng con cháu họ Hà, đàn ông thì có khiếu văn chương; đàn bà thì phần đông là dáng người mảnh mai và có giọng hát hay. Riêng cô gái Hà Thị Hy thì còn là một vũ nữ được bà con nhiều làng xã mến yêu. Số là nơi đây, thuở ấy, hàng năm vào những đêm hội xuân, cùng với lời ca, tiếng hát, làng có tổ chức những màn múa đèn. Hình ảnh một cô gái với dáng người thon thả, uyển chuyển trong bộ áo quần mớ bảy, mớ ba, khi trên hai tay, trên đôi vai và cả trên đầu có đặt đủ năm ngọn đèn mà tất cả đều lung linh, tỏa sáng cùng với những vũ điệu cứ uốn lượn, xoay vòng theo nhịp trống và lời ca. Thì bấy giờ các khán giả thấy bầu trời của thôn quê như cao hơn; làng mạc, đồng điền như rộng hơn; gió xuân bay về dịu mát hơn và con người thêm yêu cộng đồng, yêu thôn ổ của mình nhiều hơn. Cuộc sống tuy lam lũ, ăn bữa hôm còn phải lo bữa mai nhưng vào dịp đầu xuân ai mà nỡ bỏ qua các buổi múa đèn. Cô gái Hà Thị Hy đã góp phần tạo cho làng Sài có được những đêm hội đông vui đến say lòng người như thế. Hy là con gái của ông Hà Văn Cẩn, một bậc huynh thứ ở trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Diệu Anh
Dung lượng: 93,74KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)