Gia dinh

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Khoa | Ngày 05/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: gia dinh thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

Trường Mẫu Giáo Mỹ Quới GV : Nguyễn Kim Khoa



- Giáo viên xây dựng kế hoạch cho chủ điểm.
- Phối kết hợp với phụ huynh, học sinh sưu tầm tranh ảnh, sáng tác thơ truyện, bài hát, câu đố… về chủ điểm Gia Đình.
- Sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi… phục vụ chủ điểm Gia Đình.
- Trang trí lớp theo chủ điểm “Gia Đình ” như tranh ảnh đồ dùng đồ chơi bảng tuyên truyền, thay đổi đồ dùng đồ chơi ở các góc cho phù hợp với chủ điểm
- Trò chuyện với trẻ về:
+ Chủ điểm Gia Đình như : ngôi nhà của bé, gia đình của bé, gia đình của bé cần những gì.
+ Các tranh ảnh, thơ, truyện về chủ điểm Gia Đình.
+ Khuyến khích trả lời hoặc đưa ra các câu hỏi có liên quan.
- Sử dụng các phương tiện nghe nhìn cho trẻ xem tranh, đọc thơ kể chuyện, bài hát về chủ đề
- Làm một số đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên liệu mở như hộp giấy, chai lọ, lá cây, lon bia cho trẻ quan sát
- Trang trí lớp học bằng sản phẩm của cô và trẻ làm
- Chuẩn bị bút màu kéo hồ dán hộp giấy A4, giấy màu, giấy rôky bìa chai lọ, len, lá cây.



















Trường Mẫu Giáo Mỹ Quới GV : Nguyễn Kim Khoa

CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH.
TỪ NGÀY 13/02 ĐẾN NGÀY 16/03/2012
I/ MỤC TIÊU
A. HƯỚNG DẪN CHUNG :
Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên trẻ được tiếp xúc, là trường học đầu tiên để trẻ học “làm người”. Trong gia đình, các thành viên cùng chung sống, chăm sóc, chia sẻ và ảnh hưởng lẫn nhau về nhiêu mặt. Khi trẻ ra đời, gia đình là nơi đầu tiên nuôi dưỡng trẻ, rèn luyện cho trẻ những phẩm chất và năng lực để trở thành một con người, một nhân cách. Trong tổ ấm gia đình, trẻ cảm thấy được an toàn, được chấp nhận, được yêu thương.

Mặt khác, gia đình còn là một môi trường với nhiều mối quan hệ phong phú và đa dạng giữa những người ở những vị thế và độ tuổi khác nhau. Thế giới đồ vật trong gia đình từ màu sắc,, hinh dạng, kích thước, công dụng đến cách sắp xếp, bày biện đều muôn màu, muôn vẻ. Môi trường đó luôn kích thích trẻ hòa nhập vào các mối quan hệ, tìm hiểu, thăm dò, thử nghiệm với các đồ vật xung quanh, từng bước tham gia vào công việc gia đình, qua đó trẻ tích lũy được kinh nghiệm sống cần thiết. Đồng thời, gia đình là một môi trường đặc biệt để tình yêu thương được nhen nhóm, nảy nở trong tâm hồn trẻ thơ. Từ đó hình thành thái độ và hành vi thiện cảm đối với cuộc sống xung quanh. Vì thế chủ đề Gia Đình được chọn để đưa vào chương trình giáo dục trẻ nhỏ.
1 – Phát triển thể chất :
* Dinh dưỡng và sức khỏe :
- Biết tên một số thực phẩm quen thuộc, một số món ăn hằng ngày trong gia đình và cách chế biến đơn giản..
- Biết ích lợi của việc luyện tập, ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe.
- Biết làm một số công việc tự phục vụ đơn giản ( đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, biết mặc quần áo).
- Có một số hành vi tốt trong việc giữ gìn sức khỏe : gọi người lớn khi đau, ốm, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
- Biết sử dụng hợp lí các dụng cụ ăn uống và một số dụng cụ trong gia đình.
* Phát triển vận động :
- Biết phối hợp thực hiện các vận động cơ bản : chạy đổi hướng theo vật chuẩn, ném xa bằng một tay, đi khuỵu gối, bò chui qua cổng, thực hiện được một số vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay.
2 – Phát triển nhận thức :
- Biết địa chỉ / số điện thoại của gia đình.
- Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ.
- Biết các nhu cầu của gia đình (nhu cầu về nhà ở, đồ dung, phương tiện trong gia đình, nhu cầu được ăn ngủ, nghỉ ngơi, giải trí, được quan tâm, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau…).
- Phát hiện được sự thay đổi rõ nét trong gia đình : them người, có những đồ dùng mới….
- Nhận biết điểm giống và khác nhau của bản thân so với những người thân trong gia đình.
Phân loại đồ dùng trong gia đình theo 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Khoa
Dung lượng: 1,14MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)