GDSDNLTK&HQ - NHỮNG VĐ CHUNG

Chia sẻ bởi Thái Thị Hồng Thiết | Ngày 12/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: GDSDNLTK&HQ - NHỮNG VĐ CHUNG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN
GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRƯỜNG TH PHƯỚC VĨNH A
Người thực hiện: Thái Thị Thắm
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ GIÁO DỤC SDNLTK VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT SAU ĐỢT TẬP HUẤN

Giáo viên nắm và thực hiện được:
- Mục tiêu, nội dung giáo dục SDNLTK&HQ của các môn học.
- Phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của các môn học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ.

GIÁO VIÊN CÓ KHẢ NĂNG:

- Phân tích nội dung, chương trình môn học, xác định được các bài có khả năng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của các môn học.
- Soạn bài và dạy học theo hướng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
- Tích cực thực hiện dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào các môn học.
B. MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

I. Khái niệm về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Khái niệm năng lượng, các loại năng lượng
1.1. Năng lượng là gì ?
Năng lượng là gì ?

- Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp: nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng
(Nghị định Chính phủ số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 /9/2003 Về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả).
1.2. Các loại năng lượng?

+ Năng lượng sơ cấp: tạm hiểu là nguồn năng lượng "thô" có sẵn ngoài thiên nhiên, muốn sử dụng, cần qua một giai đoạn gọi là chuyển hoá năng lượng để trở thành điện năng, nhiệt năng, công năng…

+ Năng lượng thứ cấp: là những năng lượng được sinh ra trong quá trình chuyển hoá những năng lượng thô như nêu trên.
2. Các loại năng lượng được sử dụng trong sản xuất và đời sống
2.1. Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng
- Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần
Đây là dạng năng lượng mà nhiên liệu sản sinh ra nó không có khả năng tái sinh và mất đi vĩnh viễn. Thành phần chủ yếu của nhóm năng lượng này là các dạng nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên). Các loại nhiên liệu này được hình thành thông qua sự hoá thạch của động, thực vật trong một thời gian rất dài, tính tới hàng triệu năm.
2.1. Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng
(t.t)
Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần là nguồn cung cấp chủ yếu năng lượng cho các hoạt động sản xuất và đời sống của con người. Tính đến những năm đầu thế kỉ XXI, năng lượng hoá thạch cung cấp hơn 85 % tổng năng lượng tiêu thụ toàn cầu, và cung cấp 2/3 nguồn năng lượng tiêu thụ tại Mĩ. Tuy nhiên đây cũng là tác nhân chính làm ô nhiễm môi trường và làm tăng nhiệt độ trái đất .
Năng lượng thay thế (hay năng lượng tái tạo)
Năng lượng thay thế là năng lượng thu được từ những nguồn ngoài 3 dạng nhiên liệu hoá thạch
đã đề cập ở trên, đó là:
+ Năng lượng hạt nhân
+ Năng lượng mặt trời
+ Năng lượng nước
+ Năng lượng sức gió.
+ Năng lượng địa nhiệt
+ Năng lượng thuỷ triều
+ Năng lượng sinh khối
* Năng lượng hạt nhân:
- Năng lượng hạt nhân có được bằng 1 trong 2 cách: phân rã hạt nhân các nguyên tử, hoặc kết hợp hạt nhân các nguyên tử -> mang lại nguồn năng lượng khổng lồ, sạch, rẻ và tương đối an toàn.
- Xử lí chất thải hạt nhân và an toàn trong vận hành nhà máy điện hạt nhân là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại.
* Năng lượng mặt trời:
Là nguồn NL vô tận và không sản sinh ra chất thải gây ô nhiễm môi trường.
- Hạn chế: khó khăn khi thu thập ánh sáng mặt trời vào lúc thời tiết mây mù, chi phí sản xuất cao.
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
* Năng lượng nước:
. Nước tràn xuống từ đập nhà máy thủy điện làm quay tua bin nối với máy phát điện. Đây là nguồn NL sạch và có tiềm năng to lớn (Canada, Mĩ và Brazil đứng đầu về sản lượng điện từ thủy năng).
Hạn chế: Việc xây đập thủy điện ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường xung quanh, làm thay đổi rất lớn hệ sinh thái của thượng nguồn và hạ nguồn.
* Năng lượng sức gió:
Đây là một nguồn tài nguyên vô tận và không gây ô nhiễm môi trường.
Hạn chế: Sử dụng NL này đòi hỏi sự đầu tư lớn và lệ thuộc vào điều kiện thiên nhiên (giống như NL mặt trời).
Số thứ tự các Quốc gia có Công suất lớn về sử dụng NL sức gió:
1.Đức: 22.247 MW; 2.Mỹ16.818; 3.Tây Ban Nha: 15.145; 4.Ấn Độ: 8.000; 5.Trung Quốc 6.050; 6.Đan Mạch 3.125; 7.Ý 2.726; 8 Pháp 2.454; 9.Anh 2.389; 10.Bồ Đào Nha 2.150; 11.Ca na đa 1.846; 12. Hà Lan 1.746; 13.Nhật 1.538; 14.Áo 982…Thế giới: 94.112
* Năng lượng địa nhiệt:
Địa nhiệt là dạng NL tự nhiên sản sinh ra từ lòng đất và giải phóng ra ngoài nhờ hoạt động của các núi lửa, suối nước nóng hay giếng phun. Nước được hâm nóng tự nhiên có thể sử dụng để làm nóng các tòa nhà, làm quay tua bin trong nhà máy nhiệt điện.
Hạn chế: những thành phần hóa học trong hơi nước nóng góp phần làm ô nhiễm không khí hoặc có thể có những khí độc từ lòng đất.
* Năng lượng thuỷ triều:
- Việc ứng dụng dòng thủy triều lên, xuống để quay cánh quạt chạy máy phát điện tiềm ẩn một nguồn năng lượng vô tận. Đây là nguồn NL sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
KHAI THÁC ĐỊA NHIỆT
NĂNG LƯỢNG THỦY TRIỀU

* Năng lượng sinh khối:

- Một phần sinh khối (tổng lượng động thực vật và vi sinh vật trên một đơn vị diện tích) có thể sử dụng như nhiên liệu sản sinh ra nhiệt năng. Gỗ, cây trồng phế phẩm nông nghiệp, khoáng vật hay vật phẩm từ động thực vật là những bộ phận của sinh khối. Sinh khối trong rác thải có thể được đốt cháy để tạo ra nhiệt năng hoặc phân hủy thành mê tan,một loại khí tự nhiên (Tây Âu có hơn 200 nhà máy đốt rác thải nhằm sản sinh ra điện).
- Hạn chế: Nhiên liệu này liên quan đến việc khai thác rừng và gây ảnh hưởng xấu tới môi trường qua việc thiêu hủy chất thải.

Giải thưởng Năng lượng Toàn cầu 2009 (Việt Nam đã giành giải thưởng với dự án “Xây dựng mô hình lò nung gạch gốm liên tục bốn buồng sử dụng công nghệ khí hóa trấu”.
2.2.Phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường
- Năng lượng sạch:
Năng lượng sạch là những năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Có thể kể ra những loại năng lượng sạch: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng sức gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sức nước…
2.2. Phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường (t.t)
- Năng lượng gây ô nhiễm môi trường:
Năng lượng gây ô nhiễm môi trường là loại năng lượng khi sử dụng sẽ có những tác động xấu đối với môi trường: các dạng năng lượng hoá thạch, năng lượng lòng đất.
2.3. Vai trò của NL đối với đời sống con người; việc khai thác, sử dụng NL và vấn đề môi trường; xu hướng sử dụng NL hiện nay
2.3.1. Vai trò của năng lượng đối với đời sống con người:
- Đảm bảo các hoạt động cho sinh hoạt, sản xuất, hoạt động dịch vụ.
- Năng lượng cần cho sự sống của con người: đem lại sự sống cho con người, vạn vật; phục vụ các nhu cầu thiết yếu: sưởi ấm, nấu chín thức ăn, thắp sáng, sử dụng các phương tiện giao thông…
- Năng lượng là thành tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,…
2.3.2. Tình hình khai thác năng lượng và ảnh hưởng đối với môi trường
- Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên năng lượng do sự khai thác không hợp lí: cạn kiệt các nguồn tài nguyên năng lượng hoá thạch, gỗ, củi…
- Sự ô nhiễm môi trường do khí thải của việc sử dụng một số loại năng lượng có thể gây ô nhiễm.
- Sự biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường do sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch hoặc những nguồn năng lượng trong lòng đất.
2.3.3.Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay:

Đẩy mạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, đặc biệt là những năng lượng sạch đối với môi trường.
2.4. Vai trò của việc sử dụng NLTK&HQ
đối với đời sống con người
2.4.1.Khái niệm sử dụng NLTK&HQ:
- Sử dụng tiết kiệm: sử dụng hợp lí, giảm hao phí năng lượng trong quá trình sử dụng.
Sử dụng hiệu quả: đảm bảo thực hiện được các hoạt động cần thiết với mức tiêu phí năng lượng thấp nhất.
SDNLTK&HQ là sử dụng NL một cách hợp lí, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.
2.4.2 Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng

- Do nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hoá thạch) ngày càng cạn kiệt.

- Do ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường của việc sử dụng các nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người.
II. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trường tiểu học
* Thế nào là giáo dục SDNLTK&HQ?
Giáo dục SDNLTK&HQ là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục) hình thành, phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về SDNLTK&HQ,
* Mục đích của giáo dục SDNLTK&HQ:
Làm cho các cá nhân và cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của năng lượng và của việc SDNLTK&HQ; đem lại cho họ kiến thức, thái độ và kĩ năng thực hành để tham gia phòng ngừa và giải quyết các vấn đề năng lượng.
* Sự cần thiết phải giáo dục SDNLTK&HQ
Sự thiếu hiểu biết về năng lượng và tầm quan trọng của việc SDNLTK&HQ của con người là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên NL và huỷ hoại môi trường. Do vậy, cần phải giáo dục cho mọi người hiểu biết về năng lượng, tầm quan trọng của việc SDNLTK&HQ trong sự phát triển bền vững.
1. Mục tiêu GD. SDNLTK&HQ ở trường tiểu học

- Về kiến thức:
+ Giúp cho HS có sự hiểu biết ban đầu về NL và lợi ích của việc tiết kiệm NL với cuộc sống.
+ Một số biện pháp sử dụng tiết kiệm NL ở lớp, trường học, ở nhà.
-Về kĩ năng- hành vi:
+ Tham gia các hoạt động chống lãng phí, tiết kiệm NL.
- Về thái độ, tình cảm:
+ Biết quý trọng, có ý thức sử dụng tiết kiệm NL
+ Có thái độ thân thiện với môi trường sống
2. Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học

- Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được tích hợp trong các môn học, hoạt động giáo dục với kiến thức, phương pháp, hình thức phù hợp:
+ Khái niệm NL, SDNLTK&HQ
+ Ý thức SDNLTK&HQ
+ Kĩ năng SDNLTK&HQ trong cuộc sống
+ Hình thành, phát triển và hành vi, thói quen trong SDNLTK&HQ.
3. Tầm quan trọng của việc giáo dục SDNLTK & HQ trong trường tiểu học

- Cả nước có 7 triệu học sinh tiểu học, khoảng trên 323.000 giáo viên ở gần 15.000 trường tiểu học.
Giáo dục SDNLTK&HQ trong trường tiểu học tức là làm cho gần 10 % dân số hiểu biết các vấn đề về năng lượng và SDNLTK&HQ
- Tỉ lệ này sẽ nhân lên nếu HSTH thực hiện tốt việc tuyên truyền về SDNLTK&HQ trong cộng đồng.
* Hình thức, phương pháp đưa nội dung SDNLTK&HQ vào trường tiểu học
1. Hình thức tích hợp:
- Tích hợp với nội dung bài học:
+ Toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục SDNLTK&HQ.
+ Bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục SDNLTK&HQ.
+ Liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách phù hợp với nội dung giáo dục SDNLTK&HQ.
1. Hình thức tích hợp (t.t)
- Đưa giáo dục SDNLTK&HQ trở thành một nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
+ Lồng ghép vào các hoạt động văn nghệ, câu lạc bộ, sinh hoạt tập thể, …trong nhà trường.
+ Tham quan thực tế các cơ sở sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Xây dựng trường học SDNLTKHQ:
+ Thực hiện Chương trình giáo dục SDNLTKHQ:
+ Giáo viên và học sinh có ý thức, hành vi SDNLTKHQ:
+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Một số ví dụ:
- Bài “Cắt, xé, dán và trang trí ngôi nhà” (Môn Thủ công lớp 1).
Mục tiêu của bài học là học sinh biết cách cắt, dán và trang trí ngôi nhà; cắt, dán và trang trí được ngôi nhà.
Để đạt mục tiêu trên, giáo viên tổ chức 3 hoạt động chủ yếu:
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu ngôi nhà đã cắt, dán và trang trí.
Trong hoạt động này, học sinh phải quan sát và nhận biết được ngôi nhà có những bộ phận nào? Hình dáng và màu sắc các bộ phận của ngôi nhà ra sao ?
+ Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác mẫu
Ở hoạt động này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách cắt, dán và trang trí để làm được ngôi nhà.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành cắt, dán, trang trí ngôi nhà.
Từ các hoạt động của bài học Thủ công, giáo viên có thể lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng ngay trong hoạt động 1. Học sinh biết rằng, một ngôi nhà có những cửa sổ, cửa ra vào không những làm cho nhà có đủ ánh sáng, không khí trong nhà thoáng mát, mà còn tiết kiệm được năng lượng điện sử dụng chiếu sáng, làm mát như đèn điện, quạt điện, máy điều hòa không khí.
Khi tổ chức hoạt động 2 và 3, giáo viên có thể lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng khi hướng dẫn học sinh trang trí ngôi nhà. Giáo viên hướng dẫn học sinh trang trí thêm mặt trời và gắn thiết bị thu năng lượng mặt trời thay thế cho việc sử dụng điện năng trong sinh hoạt.
Bài “ Gấp cái quạt”: Lớp 1
Sau khi học sinh đã làm được cái quạt bằng giấy, giáo viên cho học sinh sử dụng quạt để tạo gió. Từ đó, từ đo giáo viên liên hệ với việc dùng sức gió để tiết kiệm năng lượng điện.
- Các bài học gấp cắt, dán biển báo giao thông (lớp2) Có thể tích hợp giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm nhiên liệu khi xe chạy; chấp hành luật lệ giao thông, chống ùn tắc là tiết kiệm năng lượng xăng dầu của các phương tiện giao thông trên đường phố.
- Các bài lắp ghép mô hình xe ( lớp 4, 5) , có thể tích hợp giáo dục học sinh việc tiết kiệm xăng, dầu, ga bằng việc gắn thêm trên phía đầu xe tấm pin mặt trời để sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
Các bài học lắp ghép mô hình tự chọn, học sinh chọn lắp cối xay gió, GV có thể tích hợp giáo dục cho học sinh biết rằng: sử dụng sức gió sẽ tiết kiệm điện năng.
- Các bài học của chủ đề nấu ăn, có thể tích hợp giáo dục cho học sinh biết: khi cơm đã cạn, cần nhỏ lửa để cơm không bị cháy mà còn tiết kiệm củi, ga trong quá trình nấu ăn.

Tổ chức các hoạt động theo chủ đề môn học gắn với giáo dục sử dụng năng lượng TK&HQ:

- Trò chơi đóng vai tuyên truyền viên, phóng viên nhỏ về :
+ Tiết kiệm giấy (sau khi học các bài học Thủ công)
+ Tiết kiệm vải (sau khi học các bài học Khâu, thêu)
+ Tiết kiệm củi, ga (sau khi học các bài học Nấu ăn)
+ Tiết kiệm xăng, dầu chạy xe (” Lắp ghép mô hình xe).
- Thi tái chế rác thải làm đồ chơi, biểu diễn thời trang; tổ chức Hội chợ trao đổi ĐDHT, sách còn sử dụng được, tổ chức ”Đội Tình nguyện Xanh” của trường...
- Có thể tổ chức cho học sinh viết những bài văn nêu cảm nghĩ hoặc vẽ về đề tài tiết kiệm năng lượng nêu trên. Những sản phẩm hay, bài viết hay... có thể triển lãm hoặc đọc tại buổi lễ chào cờ, tại giờ phát thanh của trường...
2. Các nguyên tắc tích hợp:

- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học.
- Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục SDNLTK&HQ có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất định, không tràn lan tuỳ tiện.
- Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em.
3. Phương pháp:

Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được tích hợp trong nội dung môn học. Vì vậy các phương pháp giáo dục SDNLTK &HQ cũng chính là các phương pháp dạy học bộ môn.
Dưới đây đề cập đến một số phương pháp để giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả


+ Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực tế
+ Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
+ Phương pháp thí nghiệm
+ Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp với kĩ năng sống
+ Phương pháp nêu gương
+ Phương pháp thảo luận
+ Phương pháp trò chơi…
Một số lưu ý khi GDSDNLTK&HQ :
1.Nội dung, kế hoạch dạy học về GDSDNLTK &HQ :
+ Tài liệu Bộ biên soạn là những phương án gợi ý, CB-GV có thể vận dụng linh hoạt.
+ Nội dung giáo dục tích hợp và lồng ghép về GDSDNLTK &HQ được đưa vào một số bài ở các môn cần đơn giản, thiết thực, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả.
+ Tích hợp và lồng ghép GDSDNLTK &HQ ở các bài về nước, điện, rác thải, chăm sóc cây xanh.., giáo dục lồng ghép với các giáo dục khác ở hoạt động NGLL.

Một số lưu ý khi GDSDNLTK&HQ (t.t):
+ Giáo dục và hình thành hành vi,thói quen SDNLTK &HQ cho HS.
+ GDSDNLTK &HQ cho HS mọi thứ, mọi lúc, mọi nơi, trong sinh hoạt (ăn, uống, giải trí, đi lại), trong chi tiêu…: dùng đèn com-pắc, dùng các loại xe, máy ít hao tốn xăng (năng lượng), khuyến khích đi bộ, đi xe đạp, đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng…
+ Nói kỹ, liên hệ nhiều về các NL gần với HS; không nên nói nhiều về năng lượng nguyên tử, năng lượng sạch.
* Một số lưu ý khi GDSDNLTK&HQ (t.t):
2. Khi giáo dục sử dụng năng lượng được tiết kiệm và hiệu quả là đã giáo dục bảo vệ môi trường.
3. Thực hiện nguyên tắc “3R” trong GDSDNLTK&HQ:
+ tiết kiệm, làm giảm, hạn chế
+ tái sử dụng
+ tái chế, tái sản xuất
Và thực hiện “4 Gieo”:
+ Gieo ý tưởng gặt được hành động.
+ Gieo hành động gặt được thói quen.
+ Gieo thói quen gặt được tính cách (KN sống)
+ Gieo tính cách gặt được số phận.
4.Mục tiêu cuối cùng sau bài học:
HS biết quý trọng của cải vật chất;
Biết trân trọng sản phẩm lao động, biết ơn người lao động; biết lao động làm ra của cải;
HS phải tiết kiệm, chăm học, chịu khó.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, là tăng trưởng kinh tế, là đảm bảo phát triển bền vững.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Thị Hồng Thiết
Dung lượng: 1,03MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)