Gdmt mon tư nhien
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Duy |
Ngày 12/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: gdmt mon tư nhien thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Dạy học tích hợp
giáo dục Bảo vệ môi trường bậc tiểu học
I- M?T S? KI?N TH?C V? MễI TRU?NG
Bạn hiểu thế nào là môi trường?
Hoạt động 1
Căn cứ vào kinh nghiệm và kiến thức về môi trường của bạn, căn cứ vào các thông tin về môi trường trên các phương tiện thông tin mà bạn biết, hãy thảo luận trong nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
- Môi trường là gì?
- Thế nào là môi trường sống?
- Quan điểm của bạn về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội?
1.1. Khái niệm Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
+ Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên: Vật lý, hoá học, sinh học (ánh sáng mặt trời, núi sông, biển, không khí, động thực vật, đất, nước...)
+ Môi trường nhân tạo là các nhân tố do con người tạo nên (phương tiện giao thông, nhà ở, công sở, công viên, đô thị...)
Ngoài môi trường tự nhiên, nhân tạo còn môi trường xã hội: Những luật lệ, cam kết, thể chế...
Như vậy, môi trường có thể hiểu là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
Rừng thông mới
Trong môi trường đầy thách thức
Rừng chàm
Thế nào là môi trường sống?
Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội. Các yếu tố tự nhiên và xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học.
Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý thức của con người
+ Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo điều kiện cho sự phát triển cuộc sống của con người.
1.2. Chức năng chủ yếu của môi trường
Hoạt động 2
- Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Theo bạn, môi trường có những chức năng cơ bản nào?
- Bạn hãy mô tả chức năng của môi trường qua một sơ đồ.
- Các bạn hãy độc lập suy nghĩ, sau đó trao đổi trong nhóm về quan điểm của mình.
MôI trường có những chức năng gì?
Chức năng của môi trường:
Là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống lao động, sản xuất và sinh hoạt.
Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
MÔ TẢ CHỨC NĂNG QUA SƠ ĐỒ
Môi trường
Chứa đựng các phờ? tha?i
Do con nguo`i ta?o ra
Lưu trữ và cung cấp
các nguồn thông tin
Chứa đựng các nguồn
Tài nguyên thiên nhiên
Không gian sống
của con người
1.3. Ô nhiễm môi trường
Hoạt động 3
Bằng kinh nghiệm và qua các tài liệu, qua các phương tiện thông tin, bạn hãy thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là ô nhiễm môi trường?
- Mô tả khái quát và cho ví dụ cụ thể về tình trạng môi trường của thế giới và của Việt Nam. Nêu nguyên nhân của tình trạng đó.
Rác thải - Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm của rác thải từ các làng nghề
Rác thải từ sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
Khói, bụi từ các nhà máy
Khói từ các lò gạch bên bờ sông Hồng
Ô nhiễm do khói cac bon
Ô nhiễm nguồn nước
Khi dạy Giáo dục bảo vệ MôI trường
cần biết những kháI niệm nào ?
1. Ô nhiễm môi trường:
Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
2. Suy thoái môi trường:
Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
3. Hệ sinh thái:
Là quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.
4. Công nghệ sạch:
Là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phá ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường.
5. Ô nhiễm không khí:
Sự có mặt của một chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa.
* Nguyên nhân:
Núi lửa phun nham thạch nóng, khói bụi;
Cháy rừng;
Bão bụi gây nên do gío mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc; bụi muối do nước biển bốc hơi;
Sự phân huỷ các chất hữu cơ thối rữa tạo ra chất khí độc sunfua, nitrit...
Do các hoạt động công nghiệp đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, hoạt động của các phương tiện giao thông.
Sự biến đổi khí hậu, thiên tai gia tăng
Trái đất nóng lên
6. Phát triển môi trường bền vững:
Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ hài hoà giữ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
7. Ô nhiễm môi trường đất:
Là các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động nông nghiệp.
Ví dụ: Dư lượng phân bón N, P trong đất; thuốc trừ sâu....; kim loại nặng, độ kiềm, axit trong chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
8. Nước bị ô nhiễm:
Do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học gây ra:
Sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận.
Chúng sẽ lan truyền và tích luỹ trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng.
Phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật khác có tác động tiêu cực, làm suy chất lượng môi trường canh tác như đất, nước bị ô nhiễm, giảm tính đa dạng sinh học, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng kháng thuốc của sâu bệnh đối với thuốc)
Thế nào là bảo vệ môI trường?
Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái môi trường:
Do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã thải ra môi trường một lượng khí thải rất lớn gây ô nhiễm;
Do con nguời không có ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong sinh hoạt và sản xuất gây ra.
Giáo dục bảo vệ môi trường thực hiện như thế nào?
Bảo vệ môi truờng là trách nhiệm của cộng đồng
Trách nhiệm của nhà nước, toàn xã hội và mọi công dân.
ở Việt Nam có Luật Bảo vệ môi trường với những chính sách cụ thể, tích cực tham gia các tổ chức, phong trào bảo vệ môi trường.
Giáo dục BVMT là trách nhiệm của toàn dân, các trường học.
Trong các nhà trường giáo dục môi trường là một môn học nhằm giáo dục cho học sinh những kiến thức, hiểu biết về môi trường và những kỹ năng sống, làm việc trong một môi trường phát triển bền vững.
Giáo dục bảo vệ môi trường ở nước ta được lồng ghép trong chương trình giáo dục phổ thông dưới dạng những bài học ngoại khoá và tất cả các môn học liên quan đến môi trường như: Đạo đức, Tiếng việt, Tự nhiên và xã hội, khoa học, lịch sử và địa lý, mĩ thuật, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ...
Thu rác thải - bảo vệ môi trường
II. Giáo dục BVMT trong trường tiểu học
2.1. Khái niệm về GD bảo vệ môi trường
Hoạt động 4
Bằng sự hiểu biết và qua các phương tiện thông tin, bạn hãy suy nghĩ và trao đổi với đồng nghiệp trong nhóm về các vấn đề sau:
- Thế nào là GD bảo vệ môi trường ?
- Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường?
Thế nào là GD bảo vệ môi trường?
- GD bảo vệ môi trường là một quá trình ( thông qua các hoạt động chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, sự quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái
- GD bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức); những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và BVMT (thái độ, hành vi); những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề( tham gia tích cực)
Sự cần thiết của GD bảo vệ môi trường
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và BVMT của con người là một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do vậy, cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường, tầm quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để BVMT.
Do đó, BVMT phải là một nội dung GD quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường trong thực tiễn
2.2.Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học
Hoạt động 5
Dựa trên những kiến thức cơ bản về môi trường và giáo dục BVMT mà bạn đã biết, dựa trên những kinh nghiệm dạy học về BVMT qua môn học ở tiểu học, bạn hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
- Nêu tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
2.2.Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học
Giáo dục BVMT cho hs tiểu học nhằm:
- Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu:
+ Các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng
+ Ô nhiễm môi trường
+ Biện pháp BVMT xung quanh ( nhà ở, trường, lớp hoc, thôn xóm, bản làng, phố phường)
- Học sinh bước đầu có khả năng:
+ Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi ( trồng, chăm sóc cây, làm cho môi trường xanh- sạch- đẹp )
+ Sống hoà hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên
+ Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
+ Thân thiện với môi trường.
+ Quan tâm đến môi trường xung quanh
Tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học
Giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết về môi trường và BVMT.
Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được việc tuyên truyền về BVMT trong cộng đồng, từng bước tiến tới trong tương lai ta có cả một thế hệ biết và hiểu về môi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện với môi trường.
Giáo dục BVMT nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống và BVMT cho các em.
Tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT
trong trường tiểu học
Để thực hiện giáo dục BVMT trong trường tiểu học cần phải đưa nội dung môi trường, BVMT trở thành một nội dung học tập và hoạt động của học sinh
Nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học được lồng ghép, tích hợp trong các môn học và đưa vào nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) với khối lượng kiến thức phù hợp:
- Môi trường xung quanh học sinh
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
- ý thức về BVMT
- Kĩ năng về BVMT trong cuộc sống và hoạt động
- Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ trong BVMT
Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học như thế nào?
Hoạt động 6
Bạn đã xác định được mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học. Bạn hãy thảo luận trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Đề xuất cách thức đưa nội dung giáo dục BVMT vào trường tiểu học.
- Nêu nội dung và cách tiếp cận giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học như thế nào?
Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học, trong điều kiện hiện nay, con đường tốt nhất là:
- Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục BVMT qua các môn học.
- Đưa giáo dục BVMT trở thành một nội dung của hoạt động GDNGLL.
- Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.
Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học như thế nào?
Tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT vào các môn h?c ? cấp tiểu học có 3 mức độ:
1. Mức độ toàn phần:
Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT.
2. Mức độ bộ phận:
Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT.
3. Mức độ liên hệ:
Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách logic với nội dung giáo dục BVMT.
Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường
ở trường tiểu học như thế nào?
Để chuyển tải được nôi dung giáo dục BVMT tới học sinh một cách hiệu quả cần lựa chọn được cách tiếp cận hợp lí và khoa học.
Lựa chọn các phương pháp giáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục BVMT. Đó là giáo dục về môi trường (kiến thức, nhận thức), giáo dục trong môi trường (kĩ năng hành động) và giáo dục vì môi trường (ý thức, thái độ)
Do đặc thù, giáo dục BVMT có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học đa dạng như: thảo luận nhóm, trò chơi, phương pháp dự án, đóng vai,đồng thời giáo dục BVMT còn sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của các bộ môn
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN:
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở CẤP TIỂU HỌC
Hoạt động 1
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học, anh (chị ) hãy xác định :
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội.
Mục tiêu GDBVMT trong môn TN-XH
* Kiến thức:
- Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên ( cây cối, các con vật, mặt trời, trái đất...) và môi trường nhân tạo ( nhà ở, trường học, làng mạc, phố phường...)
- Biết một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm.
- Biết môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
* Thái độ - Tình cảm:
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường sống cho các cây cối, con vật và con người.
- Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường; chống các hành động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường .
* Kĩ năng - Hành vi:
- Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường.
- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
- Thuyết phục người thân, bẹn bè có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội, anh (chị ) hãy trao đổi các vấn đề sau:
1. Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học có thể tích hợp GDBVMT theo các mức độ như thế nào?
2. Nêu một số phương pháp tích hợp GDBVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội.
3. Tích hợp GDBVMT qua những hình thức nào?
1. Mức độ toàn phần
Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT. Ví dụ như bài Giữ gìn lớp học sạch đẹp (lớp 1); Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở, Thực hành giữ trường lớp sạch đẹp ( lớp 2); Vệ sinh môi trường ( lớp 3).
2. Mức độ bộ phận
Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT. Ví dụ: Nhà ở, công việc ở nhà ( lớp 1); Đề phòng bệnh giun, Tiêu hoá thức ăn (lớp 2).
3. Mức độ liên hệ
Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách lô gic với nội dung giáo dục BVMT.
Ví dụ: Vệ sinh thân thể ( lớp 1); Cây sống ở đâu? ( lớp 2); Trái đất, Bề mặt trái đất ( lớp 3).
Tích hợp ở mức độ toàn phần
Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.
Tích hợp ở Mức độ bộ phận
Giáo viên lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì?
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?
- Tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc bộ phận kiến thức, kĩ năng GDBVMT nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt.
Tích hợp ở Mức độ liên hệ
GV cần xác định nội dụng, mục tiêu nào trong bài có thể liên hệ GDBVMT.
Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp và chuẩn bị những vấn đề cần hướng dẫn học sinh liên hệ về bảo vệ môi trường.
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức, phương pháp dạy học của bộ môn. Đồng thời lưu ý liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, tránh lan man, sa đà, gượng ép.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Phương pháp thảo luận
Đây là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học. Qua phương pháp dạy học này, giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về môi trường. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm.
Ví dụ:
Dạy bài : Giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận những vần đề sau:
+ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì?
+ Bạn đã làm gì để lớp mình sạch, đẹp?
Dạy bài: Vệ sinh môi trường môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm qua các câu hỏi:
+ Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bãi rác.
+ Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác?
+ Rác có hại như thế nào đối với sức khỏe của con người?
2. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học.
Ví dụ: Dạy bài : Vệ sinh môi trường lớp 3, giáo viên có thể tích hợp GDBVMT qua việc giáo dục cho học sinh biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xử lí rác thải. Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong SGK và nêu ý kiến của mình về các việc làm đúng, các việc làm sai trong từng hình. Khi được quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có nhận thức và hình thành hành vi đúng đắn: không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng.
3. Phương pháp trò chơi
Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học và GDBVMT nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý: chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học về BVMT qua trò chơi.
4. Phương pháp tìm hiểu, điều tra
Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng phương pháp này, giáo viên lưu ý: thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường. Phương pháp này cần tổ chức cho học sinh lớn (lớp 3,4, 5).
Hình thức tích hợp
Giáo dục thông qua các hoạt động học tập ở giờ học.
Giáo dục thông qua các hoạt động khác ở ngoài giờ học: thực hành giữ vệ sinh trường, lớp học, nhà ở; trồng cây, chăm sóc cây; tham quan môi trường tự nhiên, xã hội ở địa phương..
Giáo dục BVMT với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
Tích hợp GDBVMT trong môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Hoạt động 3
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2,3 anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định các bài học có khả năng tích hợp GDBVMT ở từng lớp.
- Nêu nội dung và mức độ tích hợp của các bài học đó. Trình bày theo bảng sau:
Nội dung GDBVMT trong môn TN-XH
- Con người và sức khỏe: giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.
- Xã hội: gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho học sinh những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi với cuộc sống của học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu làng bản, phố phường và có ý thức với hành vi môi trường của mình.
- Tự nhiên: giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng.
Lớp 1
- Con người và sức khỏe: Mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ. Chăm sóc, giữ vệ sinh cơ thể. ăn uống hợp lí.
- Xã hội:
+ Nhà ở: giữ gìn sạch sẽ nhà ở và đồ dùng.
+ Môi trường lớp học: giữ vệ sinh lớp học.
+ Môi trường cộng đồng: cuộc sống xung quanh.
- Tự nhiên:
+ Tìm hiểu một số loại cây, con quen thuộc.
+ Môi trường thiên nhiên đối với con người: mưa, nắng, rét..
Tích hợp GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2
Lớp 2
- Con người và sức khỏe: Ăn sạch, uống sạch, đề phòng nhiễm giun.
- Xã hội:
+ Gia đình: Bảo quản và sử dụng đồ dùng trong nhà, vệ sinh nhà ở, chuồng gia súc.
+ Trường học: giữ vệ sinh trường học.
+ Quận (huyện) nơi đang sống: Môi trường cộng đồng; Cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và vấn đề môi trường.
-Tự nhiên:
+ Thực vật, động vật và việc bảo vệ chúng.
+ Mặt trời và ảnh hưởng của Mặt trời đối với cuộc sống của con người.
Tích hợp GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Lớp 3
- Con người và sức khỏe:
+ Cơ quan hô hấp và một số bệnh lây qua đường hô hấp.
+ Cơ quan tuần hoàn: bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
+ Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Cơ quan thần kinh: Nghỉ ngơi và học tập điều độ.
- Xã hội:
+ Quan hệ trong gia đình và vấn đề giữ gìn môi trường sống.
+ Giữ vệ sinh trường, lớp học.
+ Làng quê, đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; liên hệ đến thực trạng môi trường địa phương.
- Tự nhiên:
+ Thực vật, động vật, ích lợi và tác hại đối với cuộc sống con người; cách bảo vệ chúng.
+ Mặt trời và trái đất, khí hậu ảnh hưởng đối với sự sống của con người.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
SỰ THEO DÕI CỦA QUÍ THẦY CÔ
XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI !
giáo dục Bảo vệ môi trường bậc tiểu học
I- M?T S? KI?N TH?C V? MễI TRU?NG
Bạn hiểu thế nào là môi trường?
Hoạt động 1
Căn cứ vào kinh nghiệm và kiến thức về môi trường của bạn, căn cứ vào các thông tin về môi trường trên các phương tiện thông tin mà bạn biết, hãy thảo luận trong nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
- Môi trường là gì?
- Thế nào là môi trường sống?
- Quan điểm của bạn về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội?
1.1. Khái niệm Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
+ Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên: Vật lý, hoá học, sinh học (ánh sáng mặt trời, núi sông, biển, không khí, động thực vật, đất, nước...)
+ Môi trường nhân tạo là các nhân tố do con người tạo nên (phương tiện giao thông, nhà ở, công sở, công viên, đô thị...)
Ngoài môi trường tự nhiên, nhân tạo còn môi trường xã hội: Những luật lệ, cam kết, thể chế...
Như vậy, môi trường có thể hiểu là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
Rừng thông mới
Trong môi trường đầy thách thức
Rừng chàm
Thế nào là môi trường sống?
Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội. Các yếu tố tự nhiên và xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học.
Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý thức của con người
+ Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo điều kiện cho sự phát triển cuộc sống của con người.
1.2. Chức năng chủ yếu của môi trường
Hoạt động 2
- Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Theo bạn, môi trường có những chức năng cơ bản nào?
- Bạn hãy mô tả chức năng của môi trường qua một sơ đồ.
- Các bạn hãy độc lập suy nghĩ, sau đó trao đổi trong nhóm về quan điểm của mình.
MôI trường có những chức năng gì?
Chức năng của môi trường:
Là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống lao động, sản xuất và sinh hoạt.
Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
MÔ TẢ CHỨC NĂNG QUA SƠ ĐỒ
Môi trường
Chứa đựng các phờ? tha?i
Do con nguo`i ta?o ra
Lưu trữ và cung cấp
các nguồn thông tin
Chứa đựng các nguồn
Tài nguyên thiên nhiên
Không gian sống
của con người
1.3. Ô nhiễm môi trường
Hoạt động 3
Bằng kinh nghiệm và qua các tài liệu, qua các phương tiện thông tin, bạn hãy thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là ô nhiễm môi trường?
- Mô tả khái quát và cho ví dụ cụ thể về tình trạng môi trường của thế giới và của Việt Nam. Nêu nguyên nhân của tình trạng đó.
Rác thải - Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm của rác thải từ các làng nghề
Rác thải từ sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
Khói, bụi từ các nhà máy
Khói từ các lò gạch bên bờ sông Hồng
Ô nhiễm do khói cac bon
Ô nhiễm nguồn nước
Khi dạy Giáo dục bảo vệ MôI trường
cần biết những kháI niệm nào ?
1. Ô nhiễm môi trường:
Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
2. Suy thoái môi trường:
Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
3. Hệ sinh thái:
Là quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.
4. Công nghệ sạch:
Là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phá ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường.
5. Ô nhiễm không khí:
Sự có mặt của một chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa.
* Nguyên nhân:
Núi lửa phun nham thạch nóng, khói bụi;
Cháy rừng;
Bão bụi gây nên do gío mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc; bụi muối do nước biển bốc hơi;
Sự phân huỷ các chất hữu cơ thối rữa tạo ra chất khí độc sunfua, nitrit...
Do các hoạt động công nghiệp đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, hoạt động của các phương tiện giao thông.
Sự biến đổi khí hậu, thiên tai gia tăng
Trái đất nóng lên
6. Phát triển môi trường bền vững:
Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ hài hoà giữ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
7. Ô nhiễm môi trường đất:
Là các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động nông nghiệp.
Ví dụ: Dư lượng phân bón N, P trong đất; thuốc trừ sâu....; kim loại nặng, độ kiềm, axit trong chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
8. Nước bị ô nhiễm:
Do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học gây ra:
Sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận.
Chúng sẽ lan truyền và tích luỹ trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng.
Phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật khác có tác động tiêu cực, làm suy chất lượng môi trường canh tác như đất, nước bị ô nhiễm, giảm tính đa dạng sinh học, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng kháng thuốc của sâu bệnh đối với thuốc)
Thế nào là bảo vệ môI trường?
Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái môi trường:
Do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã thải ra môi trường một lượng khí thải rất lớn gây ô nhiễm;
Do con nguời không có ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong sinh hoạt và sản xuất gây ra.
Giáo dục bảo vệ môi trường thực hiện như thế nào?
Bảo vệ môi truờng là trách nhiệm của cộng đồng
Trách nhiệm của nhà nước, toàn xã hội và mọi công dân.
ở Việt Nam có Luật Bảo vệ môi trường với những chính sách cụ thể, tích cực tham gia các tổ chức, phong trào bảo vệ môi trường.
Giáo dục BVMT là trách nhiệm của toàn dân, các trường học.
Trong các nhà trường giáo dục môi trường là một môn học nhằm giáo dục cho học sinh những kiến thức, hiểu biết về môi trường và những kỹ năng sống, làm việc trong một môi trường phát triển bền vững.
Giáo dục bảo vệ môi trường ở nước ta được lồng ghép trong chương trình giáo dục phổ thông dưới dạng những bài học ngoại khoá và tất cả các môn học liên quan đến môi trường như: Đạo đức, Tiếng việt, Tự nhiên và xã hội, khoa học, lịch sử và địa lý, mĩ thuật, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ...
Thu rác thải - bảo vệ môi trường
II. Giáo dục BVMT trong trường tiểu học
2.1. Khái niệm về GD bảo vệ môi trường
Hoạt động 4
Bằng sự hiểu biết và qua các phương tiện thông tin, bạn hãy suy nghĩ và trao đổi với đồng nghiệp trong nhóm về các vấn đề sau:
- Thế nào là GD bảo vệ môi trường ?
- Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường?
Thế nào là GD bảo vệ môi trường?
- GD bảo vệ môi trường là một quá trình ( thông qua các hoạt động chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, sự quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái
- GD bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức); những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và BVMT (thái độ, hành vi); những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề( tham gia tích cực)
Sự cần thiết của GD bảo vệ môi trường
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và BVMT của con người là một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do vậy, cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường, tầm quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để BVMT.
Do đó, BVMT phải là một nội dung GD quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường trong thực tiễn
2.2.Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học
Hoạt động 5
Dựa trên những kiến thức cơ bản về môi trường và giáo dục BVMT mà bạn đã biết, dựa trên những kinh nghiệm dạy học về BVMT qua môn học ở tiểu học, bạn hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
- Nêu tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
2.2.Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học
Giáo dục BVMT cho hs tiểu học nhằm:
- Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu:
+ Các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng
+ Ô nhiễm môi trường
+ Biện pháp BVMT xung quanh ( nhà ở, trường, lớp hoc, thôn xóm, bản làng, phố phường)
- Học sinh bước đầu có khả năng:
+ Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi ( trồng, chăm sóc cây, làm cho môi trường xanh- sạch- đẹp )
+ Sống hoà hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên
+ Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
+ Thân thiện với môi trường.
+ Quan tâm đến môi trường xung quanh
Tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học
Giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết về môi trường và BVMT.
Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được việc tuyên truyền về BVMT trong cộng đồng, từng bước tiến tới trong tương lai ta có cả một thế hệ biết và hiểu về môi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện với môi trường.
Giáo dục BVMT nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống và BVMT cho các em.
Tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT
trong trường tiểu học
Để thực hiện giáo dục BVMT trong trường tiểu học cần phải đưa nội dung môi trường, BVMT trở thành một nội dung học tập và hoạt động của học sinh
Nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học được lồng ghép, tích hợp trong các môn học và đưa vào nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) với khối lượng kiến thức phù hợp:
- Môi trường xung quanh học sinh
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
- ý thức về BVMT
- Kĩ năng về BVMT trong cuộc sống và hoạt động
- Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ trong BVMT
Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học như thế nào?
Hoạt động 6
Bạn đã xác định được mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học. Bạn hãy thảo luận trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Đề xuất cách thức đưa nội dung giáo dục BVMT vào trường tiểu học.
- Nêu nội dung và cách tiếp cận giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học như thế nào?
Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học, trong điều kiện hiện nay, con đường tốt nhất là:
- Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục BVMT qua các môn học.
- Đưa giáo dục BVMT trở thành một nội dung của hoạt động GDNGLL.
- Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.
Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học như thế nào?
Tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT vào các môn h?c ? cấp tiểu học có 3 mức độ:
1. Mức độ toàn phần:
Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT.
2. Mức độ bộ phận:
Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT.
3. Mức độ liên hệ:
Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách logic với nội dung giáo dục BVMT.
Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường
ở trường tiểu học như thế nào?
Để chuyển tải được nôi dung giáo dục BVMT tới học sinh một cách hiệu quả cần lựa chọn được cách tiếp cận hợp lí và khoa học.
Lựa chọn các phương pháp giáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục BVMT. Đó là giáo dục về môi trường (kiến thức, nhận thức), giáo dục trong môi trường (kĩ năng hành động) và giáo dục vì môi trường (ý thức, thái độ)
Do đặc thù, giáo dục BVMT có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học đa dạng như: thảo luận nhóm, trò chơi, phương pháp dự án, đóng vai,đồng thời giáo dục BVMT còn sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của các bộ môn
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN:
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở CẤP TIỂU HỌC
Hoạt động 1
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học, anh (chị ) hãy xác định :
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội.
Mục tiêu GDBVMT trong môn TN-XH
* Kiến thức:
- Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên ( cây cối, các con vật, mặt trời, trái đất...) và môi trường nhân tạo ( nhà ở, trường học, làng mạc, phố phường...)
- Biết một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm.
- Biết môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
* Thái độ - Tình cảm:
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường sống cho các cây cối, con vật và con người.
- Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường; chống các hành động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường .
* Kĩ năng - Hành vi:
- Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường.
- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
- Thuyết phục người thân, bẹn bè có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội, anh (chị ) hãy trao đổi các vấn đề sau:
1. Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học có thể tích hợp GDBVMT theo các mức độ như thế nào?
2. Nêu một số phương pháp tích hợp GDBVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội.
3. Tích hợp GDBVMT qua những hình thức nào?
1. Mức độ toàn phần
Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT. Ví dụ như bài Giữ gìn lớp học sạch đẹp (lớp 1); Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở, Thực hành giữ trường lớp sạch đẹp ( lớp 2); Vệ sinh môi trường ( lớp 3).
2. Mức độ bộ phận
Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT. Ví dụ: Nhà ở, công việc ở nhà ( lớp 1); Đề phòng bệnh giun, Tiêu hoá thức ăn (lớp 2).
3. Mức độ liên hệ
Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách lô gic với nội dung giáo dục BVMT.
Ví dụ: Vệ sinh thân thể ( lớp 1); Cây sống ở đâu? ( lớp 2); Trái đất, Bề mặt trái đất ( lớp 3).
Tích hợp ở mức độ toàn phần
Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.
Tích hợp ở Mức độ bộ phận
Giáo viên lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì?
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?
- Tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc bộ phận kiến thức, kĩ năng GDBVMT nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt.
Tích hợp ở Mức độ liên hệ
GV cần xác định nội dụng, mục tiêu nào trong bài có thể liên hệ GDBVMT.
Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp và chuẩn bị những vấn đề cần hướng dẫn học sinh liên hệ về bảo vệ môi trường.
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức, phương pháp dạy học của bộ môn. Đồng thời lưu ý liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, tránh lan man, sa đà, gượng ép.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Phương pháp thảo luận
Đây là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học. Qua phương pháp dạy học này, giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về môi trường. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm.
Ví dụ:
Dạy bài : Giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận những vần đề sau:
+ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì?
+ Bạn đã làm gì để lớp mình sạch, đẹp?
Dạy bài: Vệ sinh môi trường môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm qua các câu hỏi:
+ Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bãi rác.
+ Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác?
+ Rác có hại như thế nào đối với sức khỏe của con người?
2. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học.
Ví dụ: Dạy bài : Vệ sinh môi trường lớp 3, giáo viên có thể tích hợp GDBVMT qua việc giáo dục cho học sinh biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xử lí rác thải. Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong SGK và nêu ý kiến của mình về các việc làm đúng, các việc làm sai trong từng hình. Khi được quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có nhận thức và hình thành hành vi đúng đắn: không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng.
3. Phương pháp trò chơi
Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học và GDBVMT nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý: chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học về BVMT qua trò chơi.
4. Phương pháp tìm hiểu, điều tra
Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng phương pháp này, giáo viên lưu ý: thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường. Phương pháp này cần tổ chức cho học sinh lớn (lớp 3,4, 5).
Hình thức tích hợp
Giáo dục thông qua các hoạt động học tập ở giờ học.
Giáo dục thông qua các hoạt động khác ở ngoài giờ học: thực hành giữ vệ sinh trường, lớp học, nhà ở; trồng cây, chăm sóc cây; tham quan môi trường tự nhiên, xã hội ở địa phương..
Giáo dục BVMT với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
Tích hợp GDBVMT trong môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Hoạt động 3
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2,3 anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định các bài học có khả năng tích hợp GDBVMT ở từng lớp.
- Nêu nội dung và mức độ tích hợp của các bài học đó. Trình bày theo bảng sau:
Nội dung GDBVMT trong môn TN-XH
- Con người và sức khỏe: giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.
- Xã hội: gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho học sinh những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi với cuộc sống của học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu làng bản, phố phường và có ý thức với hành vi môi trường của mình.
- Tự nhiên: giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng.
Lớp 1
- Con người và sức khỏe: Mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ. Chăm sóc, giữ vệ sinh cơ thể. ăn uống hợp lí.
- Xã hội:
+ Nhà ở: giữ gìn sạch sẽ nhà ở và đồ dùng.
+ Môi trường lớp học: giữ vệ sinh lớp học.
+ Môi trường cộng đồng: cuộc sống xung quanh.
- Tự nhiên:
+ Tìm hiểu một số loại cây, con quen thuộc.
+ Môi trường thiên nhiên đối với con người: mưa, nắng, rét..
Tích hợp GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2
Lớp 2
- Con người và sức khỏe: Ăn sạch, uống sạch, đề phòng nhiễm giun.
- Xã hội:
+ Gia đình: Bảo quản và sử dụng đồ dùng trong nhà, vệ sinh nhà ở, chuồng gia súc.
+ Trường học: giữ vệ sinh trường học.
+ Quận (huyện) nơi đang sống: Môi trường cộng đồng; Cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và vấn đề môi trường.
-Tự nhiên:
+ Thực vật, động vật và việc bảo vệ chúng.
+ Mặt trời và ảnh hưởng của Mặt trời đối với cuộc sống của con người.
Tích hợp GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Lớp 3
- Con người và sức khỏe:
+ Cơ quan hô hấp và một số bệnh lây qua đường hô hấp.
+ Cơ quan tuần hoàn: bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
+ Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Cơ quan thần kinh: Nghỉ ngơi và học tập điều độ.
- Xã hội:
+ Quan hệ trong gia đình và vấn đề giữ gìn môi trường sống.
+ Giữ vệ sinh trường, lớp học.
+ Làng quê, đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; liên hệ đến thực trạng môi trường địa phương.
- Tự nhiên:
+ Thực vật, động vật, ích lợi và tác hại đối với cuộc sống con người; cách bảo vệ chúng.
+ Mặt trời và trái đất, khí hậu ảnh hưởng đối với sự sống của con người.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
SỰ THEO DÕI CỦA QUÍ THẦY CÔ
XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Duy
Dung lượng: 7,17MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)