GDHN-TKT Ngôn ngữ-2009
Chia sẻ bởi Lê Văn Tường |
Ngày 12/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: GDHN-TKT Ngôn ngữ-2009 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
4.1 - Phân môn Học vần (lớp 1).
Phân môn học vần chỉ có ở lớp 1, HS phải học các âm, các vần. Trong các âm HS phải đọc và viết được các ng/âm và phụ âm. Trẻ KTNN thường chỉ phát âm sai những nguyên âm đôi. Do đó ta phải chọn trước các phần bài có ng/ âm đôi để chuẩn bị hướng dẫn HS. Dự kiến trước các khả năng HS có thể sai để sửa. Tất cả đều phải ghi sẵn vào giáo án.
Vận dụng PP SDÂTTG sửa cụ thể từng âm một, phải đặc biệt chú ý cách phát âm trượt của nguyên âm đôi. Lần lượt dạy cho trẻ phát âm chuẩn, rõ từng nguyên âm đơn, sau đó HD cách phát âm trượt. Cuối cùng, lồng những ng/âm đôi đó vào bài dạy cho phù hợp.
Một số trẻ có chứng mù đọc, mù viết là cần chú ý. Nhưng đa số các em này đều có vấn đề về trí tuệ. Cần phải kết hợp vận dụng chuyên môn về chăm sóc và GD trẻ KT.
4.2 Phân môn Tập đọc:
Ở phân môn TĐ quy định từ lớp 4 trở lên không tổ chức HS đọc đồng thanh, nhưng trong đọc đồng thanh HSKTNN lại có nhiều thuận lợi.
Có thể tổ chức cho các em đọc đồng thanh nhỏ hay luân phiên đọc nhỏ trong nhóm để tạo cơ hội cho HSKTNN chủ động tiếp nhận và rèn luyện kiến thức ngôn ngữ mà không còn ngần ngại, mặc cảm.
Cá nhân đọc luân phiên câu, đoạn văn trong bài cũng là một PP tốt để trẻ tật NN rèn luyện kĩ năng đọc.
Có thể tổ chức cho HS học theo nhóm trong giờ TĐ vẫn là PP để HS KTNN thực hiện sửa khiếm khuyết tối ưu nhất.
Hoạt động nhóm, khi thì tìm hiểu bài, khi thì luyện đọc, sẽ tạo cơ hội cho HSKTNN vừa tiếp cận kiến thức mới vừa rèn luyện sửa tật NN và khiếm khuyết trong giao tiếp.
Khi tiếp cận kiến thức mới, các em có điều kiện học tiếng mới, từ mới kết hợp với hiểu khái niệm từ.
4.3- Phân môn luyện từ và câu:
Nhằm hình thành và rèn luyện cho HSKTNN cách đọc, nói chuẩn từ, câu đúng, nói chuẩn từ tiến tới viết và nói đúng đoạn văn và mở rộng vốn từ. HSKTNN thường chỉ nói được câu ngắn hoặc câu thiếu thành phần, có vốn từ nghèo: cần tập trung rèn đọc, nói và hiểu nghĩa từ, ngữ pháp (câu); cung cấp vốn từ cho các em.
Một số HSKTNN bị ảnh hưởng kéo theo về trí tuệ, phải chú ý dạy gắn liền tư với khái niệm từ (Ý nghĩa của từ).
Khi dạy LT&C GV phải chú ý rèn đọc, hiểu nghĩa từ và hoàn thiện câu luôn.
GV phải biết tận dụng cơ hội phù hợp của tiết dạy LT&C để dạy cho HSKTNN được học từ gắn liền vơi khái niệm và kết cấu cấu ngắn, câu dài, rèn luyện hiểu từ và câu, tiến tới dùng từ và câu đúng.
Chú ý rèn sửa những khiếm khuyết chính(đã có, thường mắc phải) đồng thời cần sửa sớm những khiếm khuyết xuất hiện trong tiết dạy LT&C ( can thiệp sớm)
4.4- Phân môn Tập làm văn:
Ở phân môn này, chúng ta có điều kiện để sửa khiếm khuyết ngôn ngữ về nhiều mặt cho trẻ. Trong điền từ, HS rèn khả năng hiểu nghĩa từ, dùng từ đúng lúc, đúng chỗ hay trong hoàn cảnh cụ thể. Trong viết câu, viết đoạn, viết bài( nói và viết) HSKTNN được rèn luyện kĩ năng tổng hợp, nói và viết ở mức độ nhất định của Tiểu học.
TLV là phân môn tạo nhiều cơ hội để dạy trẻ KTNN sửa tật ngôn ngữ. Để dạy tốt GV phải:
+Dự kiến các tiếng, từ mà trẻ có thể phát âm sai, khả năng hiểu nghĩa, vận dụng tiếng, từ đó vào thực hành .
+ Có thể giảm nhẹ hoặc bỏ qua phần phát âm mà chú ý cơ bản vào việc rèn kĩ năng dùng từ đặt câu, viết đoạn và viết bài, diễn đạt đúng nội dung yêu cầu hay phản ánh đúng tâm tư tình cảm.
+ Chú ý rèn luyện kĩ năng viết để trẻ có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mình qua ngôn ngữ viết. Bù trừ cho ngôn ngữ nói vốn đã khiếm khuyết.
4.5 - Hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ KTNN qua môn TN&XH (Khoa học, Lịch sử & Địa lý)
Môn TN&XH (Khoa học, Lịch sử & Địa lý), vốn từ về sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ rất phong phú. GV có nhiều điều kiện để hình thành và phát triển ngôn ngữ cho TKTNN. GV cần:
+ chọn lọc các từ mà trẻ có thể nói sai, hiểu sai và dự kiến khả năng sửa sai, đồng thời cần vận dụng PP SDÂTTG với từ cần thiết.
+ Tạo cơ hội để TKTNN thực hành, vận dụng vốn từ để diễn đạt những hiểu biết, mọi sự vật , sự việc hiện tượng xung quanh.
+ Tạo điều kiện để rèn luyện kĩ năng tự phục vụ và phục vụ, kĩ năng giao tiếp và thực hành giao tiếp để được mở rộng quan hệ xã hội và hiểu biết về thế giới tự nhiên.
4-6. Hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ KTNN qua môn Toán và các môn khác.
Vận dụg PPSDÂTTG có nhiều bước thực hiện tỉ mỉ, dễ nhầm lẫn cách sửa của âm này với âm khác, nên cần phải có sự chuẩn bị cẩn thận trước. Chủ yếu trong môn Toán, nên hình thành và phát triển cách đọc to, rõ, tách bạch các con số, các câu văn trog bài toán có văn. Đồng hời kết hợp chọn trong bầí các từ được lặp lại nhiều lần mà từ đó HS có thể sai để sửa. Vẫn tiến hành sửa từng bước theo quy trình SDÂTTG ở môn Toán, HS phải hiểu được các nghĩa từ để hiểu được YC của bài tập. Trong khi đó HSKTNN ở dạng không có NN, mất NN…thường không hiểu được hay hiểu ít, nên các em gặp khó khăn. Do vậy, GV phải chú ý và kết hợp ở môn này rèn cho các em hiểu khái niệm từ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Tường
Dung lượng: 33,11MB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)