GDBVMT Mi thuat

Chia sẻ bởi Vi Văn Sơn | Ngày 12/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: GDBVMT Mi thuat thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Gợi ý cho GV
GV cần giải thích và hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu để HS hiểu được nội dung của trò chơi.
Tuỳ theo tính chất vùng, miền mà GV có thể lựa chọn những loài động vật khác để minh hoạ, có thể lựa chọn những động vật quí hiếm, đang bị đe doạ
Gấu ngựa – VQG Ba Bể
Gấu ngựa là một loài động vật rất quí hiếm. Thức ăn: mật ong, hạt dẻ, măng rừng, ngô, quả chín. Nơi ở: hang đá vì đây là nơi lý tưởng để tránh được giá rét khi mùa đông về. Một điều thú vị để nhận ra họ hàng Gấu ngựa là trên ngực có một hình chữ V màu vàng hoặc màu trắng ngà trông rất đẹp mắt.



Voọc đen mông trắng - Yên Bái (Văn Chấn), Hoà Bình (Chi Nê), Ninh Bình (Cúc Phương), Hà Tĩnh (Hương Sơn)
Có bộ lông màu đen. Có mào lông trên đỉnh đầu. Vệt lông trắng trên má rộng hơn, kéo dài tới tận gốc đuôi. Đuôi dài hơn thân. Nơi sống ưa thích là vùng rừng thứ sinh cây gỗ cao 4-5m, mọc trên vách đá có hang động.
Voọc đen má trắng - Vườn QG Ba Bể
Toàn bộ lông màu đen nhưng có đặc điểm nổi bật và khác biệt với các họ hàng nhà Voọc khác là lông ở vùng đỉnh đầu xù lên tựa như một chiếc mào còn lông ở hai má có màu trắng xen lẫn màu đen, nặng khoảng 6kg. Thức ăn chủ yếu là chồi non, lá non và quả cây rừng.



Voi ở Bản Đôn
Thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ và các loại cây khác trên mặt đất. Voi uống nước bằng cách hút nước vào vòi rồi phun vào trong miệng. Mỗi ngày voi tiêu thụ 160-300 lít nước. Voi cũng phun nước lên lưng để làm mát da. Bụi bẩn bám trên da voi thành từng mảng hạn chế nắng mặt trời chiếu vào da và tránh các sinh vật ký sinh. Ở Việt Nam có Bản Đôn- Đắk Lắk là một nơi có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Voi ở đây cũng được sử dụng như một sản phẩm du lịch. Ở đây cũng có huyền thoại về vua voi và nhiều di tích, kỉ vật còn được lưu giữ.


Tê giác một sừng - Vườn QG Cát Tiên
Có lớp da dày màu nâu ánh bạc tạo ra nhiều lớp trên toàn bộ cơ thể. Tê giác một sừng lớn có một sừng; sừng này có ở cả con đực và con cái, nhưng không có ở con non mới sinh. Sừng, giống như tóc ở người và bắt đầu mọc ở con non sau khoảng 1 năm. Sừng có thể dài từ 20 đến 61 cm. Hiện nay chỉ còn ít hơn 2.500 cá thể của loài tê giác này trong tự nhiên, và loài này là một loài đang ở tình trạng nguy cấp.


Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vi Văn Sơn
Dung lượng: 177,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)