GDBVMT

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Chiến | Ngày 12/10/2018 | 181

Chia sẻ tài liệu: GDBVMT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

chào mừng các Đồng chí về dự lớp Giáo dục BVMT

Trong môn tiếng việt
Người thưc hiện: Nguyễn Mạnh Chiến
Trường Tiểu Học Hùng Lợi 1
Phần I
Những vấn đề chung
Phần II
Tích hợp giáo dục BVMT trong
môn Tiếng Việt


Phần I
Những vấn đề chung
A: Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu:
- Hiểu: Mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong môn học.
- Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn
học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.
2. Khả năng:
- Phân tích nội dung trương trình môn học, từ đó xác định các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT trong môn học
- Soạn bài và dạy học theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT
- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT và môn học
B: Một số kiến thức về môi trường.
I: Một số vấn đề về môi trường.
1. Khái niệm:
- Môi trường là gì?
- Chức năng chủ yếu của môi trường ( có 4 chức năng).
II. Giáo dục BVMT trong trường Tiểu học.
1. Khái niệm về Giáo dục BVMT.
2. Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường Tiểu học



I: Mục tiêu, hình thức và phương pháp tích hợp.
* Mục tiêu:
Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh:

- Hiểu biết một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội gần gũi với HS qua ngữ điệu dùng đẻ dạy các kỹ năng đọc ( Học vần, Tập đọc), viết ( Chính tả, Tập viết, Tập làm văn), nghe - nói ( Kể chuyện).

- Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung quanh.
- Giáo dục lòng yêu quý , ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng sử cụ thể: Bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước; bước đầu biết nhắc nhở mọi người BVMT làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

*Phương thức tích hợp.
Căn cứ vào nội dung Chương trình, SGK và đăc thù giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học có thể tích hợp giáo dục BVMT theo hai phương thức sau
Tích hợp giáo dục BVMT trong
môn Tiếng Việt
Phần II:
Phương thức 1. Khai thác trực tiếp
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về giáo dục BVMT ( các bài tập đọc nói về chủ điểm thiên nhiên, đất nước.) GV giúp HS hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Những hiểu biết về môi trường được HS tiếp nhận qua các bài văn, bài thơ sẽ in sâu vào tâm chí các em. Từ đó, các em sẽ có chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác BVMT. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với HS thông qua đặc thù của môn Tiếng Việt.

Phương thức 2. Khai thác gián tiếp.
Đối với các bài học không trực tiếp nói về giáo dục BVMT nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc BVMT nhằm nâng cao ý thức cho HS, khi soạn giáo án, GV cần có ý thức "tích hợp", " lồng ghép" bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến BVMT nhằm giáo dục HS theo định hướng về giáo dụcBVMT, có ý thức tìm tòi suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên hệ thích hợp. GV cũng cần xác đinh rõ: đây là yêu cầu " tích hợp" theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà và có mức độ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, "sa đà" hoặc gượng ép, khiên cưỡng không phù hợp với đặc thù môn học

II. Nội dung, địa chỉ mức độ thích hợp giáo dục BVMT trong môn tiếng việt
Lớp 1
Nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1 bao gồm:

1. Giới thiệu một số cảnh quan thiên nhiên, gia đình, trường học ( môi trường gần gũi với HS lớp 1. qua các ngữ liệu dùng để dạy các kỹ năng đọc ( Học vần, Tập đọc ), viết
( Chính tả, Tập viết) nghe - nói ( Kể chuyện).

2. Giáo dục lòng yêu quý ý thức bảo vệ môi trường xanh- sạch - đẹp qua các hành vi ứng sử cụ thể: bảo vệ cây xanh, giữ vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

* Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể:
Lớp 2
*Nội dung tích hợp BVMT trong môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm:

Giới thiệu thiên nhiên và môi trường cuộc sống xã hội ( Gồm cuộc sống ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội) được đề cập đến qua ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kỹ năng, thể hiện ở các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Giúp HS hiểu được ý nghĩa của môi trường Xanh - Sạch - Đẹp đối với viêc nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

2. Giáo dục ý thức BVMT: không phá hoại môi trường tự nhiên, trồng cây gây rừng và làm đẹp cảnh quan môi trường xung quanh ; yêu quý gia đình, bạn bè,quê hương đất nước

* Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể:
Lớp 3
* Nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3 bao gồm:
HS hiểu biết một số cảnh quan tươi đẹp của môi trường tự nhiên của các địa phương trên đất nước ta qua các ngữ liệu dùng đẻ dạy kiến thức và kỹ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
HS thấy được tác hại của viêc phá hoại môi trường gây nên những thiệt hại lớn qua các trận lũ lụt.
Giáo dục ý thức BVMT qua các hành động cụ thể: trồng cây bảo vệ thiên nhiên; góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường của quê hương đất nước.
* Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể:

Lớp 4
Nội dung tích hợp BVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4 bao gồm:
1. Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kỹ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, LTVC, TLV giúp HS hiểu biết về những cảnh đẹp tự nhiên, cảnh sinh hoạt trên đất nước và thế giới; có tinh thần hướng thiện, yêu thích cái đẹp, thấy được tác hại của môi trường sống bị ô nhiễm do hoạt động công nghiệp hoá hoăc do khai thác tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch.
2. Giáo dục ý thức baỏ vệ thiên nhiên và môi trường sống, trống lại các hành vi làm tổn hại đến môi trường
* Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể:



Lớp 5
* Nội dung tích hợp BVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4 bao gồm:
1. Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kỹ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, LTVC, TLV cung cấp cho HS những hiểu biết về những đặc điểm sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
* Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể:



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Chiến
Dung lượng: 3,84MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)