GD KNS môn Tiéng Việt

Chia sẻ bởi Lương Mộc | Ngày 12/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: GD KNS môn Tiéng Việt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy, cô về tham dự lớp tập huấn giáo dục kĩ năng sống Môn Tiếng Việt
Ngày 04 tháng 11 năm 2010
GIÁO DỤC KNS TRONG MÔN
TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
Phần thứ nhất
Việc đưa GDKNS vào NT có ý nghĩa:
- Thức tỉnh các nhà GD chú ý hơn đến tính thiết thực của CT nhà trường.
- Chuẩn bị cho CT tương lai đáp ứng yêu cầu đào tạo con người mới.
GDKNS sẽ đạt hiệu quả nếu:
- Xác định đúng khái niệm KNS cần rèn luyện.
- Liệt kê được các KN đặc thù - ưu thế của môn học TV.
- Làm rõ thành công, bất cập trong GD KNS.
I. NỘI DUNG GDKNS TRONG MÔN T.VIỆT
1. Khái niệm KNS: là tất cả các KN được rèn luyện nhờ GD NT, nhờ học hỏi, trải nghiệm.
Các loại KNS:
- KN cơ bản: KN con người cần có để tồn tại, thích ứng với cuộc sống, bắt đầu từ những KN đơn lẻ (phát âm, đọc thành tiếng, viết chữ,...) đến những KN tổng hợp (thuyết trình, tranh luận, tổ chức cuộc họp,...).
KN tổng hợp là bước phát triển cao của KN đơn lẻ, vì là kết quả của sự phối hợp các KN đơn lẻ với những hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Mỗi người có thể đạt được KNS ở mức độ thuần thục khác nhau do bẩm sinh, giáo dục, trải nghiệm,...
- KN đặc thù: KN nghề nghiệp giúp con người làm tốt công việc chuyên môn, KN chuyên biệt (hát, múa, vẽ, chơi đàn, làm thơ, đá bóng, đánh ten-nít,...) giúp con người sống vui hơn, thú vị, có ý nghĩa hơn,...
2. GIÁO DỤC KNS
Các KNS đặc thù, là ưu thế của môn TV:
- KN giao tiếp
- KN nhận thức (gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,...) là những KN mà môn TV cũng có ưu thế vì đối tượng của môn học này là TV - công cụ của tư duy.
2.1. KN giao tiếp
- Giao tiếp là h.động trao đổi t.tưởng, t.cảm, c.xúc,... giữa các thành viên trong xã hội. Gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), ký mã (phát thông tin) qua: nghe, nói và đọc, viết.

* KN giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm.
Giao tiếp bằng lời: cần lưu ý
+ Sử dụng ngôn từ đơn giản, không gây hoảng sợ cho người nghe.
+ Nói và sử dụng những từ mà người bạn cần giúp đỡ muốn được nghe.
+ Tránh sử dụng các từ phản đối.
+ Nói các thông tin chính xác và đầy đủ, không nói nửa chừng.
+ Chỉ nói những vấn đề liên quan, không đi quá xa vấn đề chính.
+ Chú ý đến âm điệu, điểm nhấn và âm lượng của giọng nói.
+ Diễn đạt trôi chảy, lưu loát.

Giao tiếp không lời (Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ)
*Những điểm cần lưu ý:
+ Ánh mắt: luôn hướng về người đang đối thoại.
+ Thái độ: không nên tỏ ra bồn chồn, không yên, đu đưa người, nghịch tóc hoặc quần áo.
+ Khoảng cách: vừa phải (60-90cm), không quá gần hoặc quá xa.
+ Tư thế ngồi: ngồi thẳng lưng, hơi nghiêng về phía người nói để tỏ rằng bạn thích thú nghe.

-KN giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều KNS khác như: bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc.
2.2 KN lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của KN giao tiếp. Người có KN lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp.

Cần lắng nghe như thế nào?
+ Ngừng làm việc, ngừng xem tivi, ngừng đọc.
+ Nhìn vào người nói.
+ Giữ khoảng cách phù hợp giữa 2 người.
+ Đừng quay sang hướng khác khi người nói đang nói.
+ Tư thế ngồi ngay ngắn.
+ Hãy gật đầu và nói “vâng, vâng”, “tôi hiểu”…để cho người đối thoại biết rằng bạn đang thực sự lắng nghe và hiểu những gì họ nói.
+ Nếu bạn không hiểu, hãy nói cho họ biết, đừng giả vờ lắng nghe.
+ Nhắc lại các cụm từ mang thông tin chính là để nắm rõ hơn những gì người đối thoại đang nói.
+ Đừng ngắt lời người đang nói.
KN lắng nghe tích cực giúp cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác hiệu quả hơn; góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng.
KN lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kĩ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn.
Các KNS này của HS được hình thành, phát triển, từ những KN đơn lẻ đến những KN tổng hợp. Lớp 1, CT giúp hình thành, phát triển các KN đơn lẻ (đọc thành tiếng, viết chữ,...). Khi trẻ đã có khả năng nghe, nói, đọc, viết tương đối thành thạo thì các KN đó thành phương tiện để hình thành KN giao tiếp ở mức cao hơn.
Từ lớp 2, các KN đơn lẻ tiếp tục được hoàn thiện, đồng thời nhiều KN tổng hợp, gắn với những yêu cầu giao tiếp thực tế hơn bắt đầu được hình thành (thực hiện các nghi thức lời nói [chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chia vui, chia buồn, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị,...], các hoạt động giới thiệu bản thân, tổ, lớp, địa phương,.., th.trình, tranh luận,...
Để hình thành và phát triển KNS cho HS, CT TViệt Tiểu học đã phân giải các KN giao tiếp (đọc, viết, nghe, nói) cần rèn luyện thành các KN cụ thể.
SGK Tiểu học có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ MTGD các KN giao tiếp xã hội (Viết tự thuật, Lập danh sách HS, Lập thời gian biểu, Viết thiếp chúc Tết, Viết nhắn tin, Viết bản tin, Viết quảng cáo, Viết thư, Điền vào giấy tờ in sẵn, Viết đơn, Làm b.cáo h.động, Làm b.cáo thống kê, Làm b.bản cuộc họp, Làm b.bản vụ việc, Lập ch.trình hoạt động, Phát biểu và đ.khiển cuộc họp, Th.trình và tr.luận, Giới thiệu h.động, Giới thiệu đ.phương, Kể chuyện được ch.kiến, th.gia,...
Đó thường là các bài TLV, KC. Nhiều bài LT&C rèn luyện các nghi thức lời nói. Nhiều bài TĐ giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành KN giao tiếp cộng đồng (mẫu đơn, thư, quảng cáo, báo cáo, biên bản,...), cung cấp những câu chuyện mà HS có thể rút ra cách thức tổ chức cuộc họp, lập CTHĐ tập thể,... Một số bài TĐ rèn KN đọc - hiểu (Thời khóa biểu, Mục lục sách, Nội quy thư viện,...) cũng rèn KNS. Từ các KN cụ thể này, HS sẽ biết cách vận dụng để đọc các văn bản đời sống khác (Bảng giờ tàu, Thông báo tuyển sinh, Lịch sinh hoạt câu lạc bộ,...)
2.2. KN nhận thức
KN nhận thức gồm một số KN bộ phận (tự nhận thức, nhận thức thế giới, ra quyết định,... - Suy nghĩ sáng tạo không phải một KN độc lập mà là phẩm chất cần có ở mỗi KN.
- Môn TV góp phần hình thành và phát triển KN nhận thức thông qua một CT tích hợp. Các chủ điểm được chọn dạy ở những lớp đầu cấp liên quan đến những con người, sự vật, hiện tượng gần gũi mà trẻ em có thể cảm nhận bằng giác quan và được nâng dần độ sâu sắc.
- Các bài học trong SGKTV tiểu học giúp HS tăng cường hiểu biết về thế giới xung quanh và tự nhận thức bản thân.
- KN ra quyết định thể hiện năng lực phân tích, ứng phó với các tình huống khác nhau của trẻ, được hình thành chủ yếu qua các bài TLV, một số bài LT&C rèn nghi thức lời nói.
3. Nhận xét chung
3.1. Kết quả
- CTTV mới rất giàu tiềm năng giáo dục KNS, đã chuẩn bị cho HS có KN ứng dụng điều đã học vào cuộc sống tốt hơn; có nhiều hơn các kiểu bài tập luyện nghe, nói.
- GD học đường gắn với thực tiễn hơn. Trẻ em tự tin, mạnh bạo hơn, có nhiều KNS hơn.
3.2. Hạn chế
So sánh mặt bằng kiến thức, KN của CT TV với CT của Pháp, Anh, Mỹ thì CTTV đặt yêu cầu thấp hơn.
GV, HS Việt Nam khi giao tiếp vẫn mang tâm lý chung của người Á : rụt rè, thiếu mạnh bạo, thiếu cởi mở hơn trong so sánh với người Âu và trẻ em châu Âu.
4. Định hướng GDKNS
- Đưa vào CT những KN mới (như diễn thuyết, thương lượng, thương thuyết, ứng khẩu,...) ở mức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS Việt Nam; tăng thời lượng để rèn kĩ và sâu hơn, chuyển xuống lớp dưới để dạy sớm hơn một số KNS cần thiết của con người hiện đại mà trẻ VN còn yếu.
- Việc “tích hợp” giáo dục KN sống (với môn học giàu khả năng GDKNS như TV) nên giới hạn ở một số bài, tập trung vào các bài rèn những KNS mà GV còn lúng túng khi dạy, HS còn yếu khi học - theo hướng tổ chức các hoạt động tương tác tích cực trong giờ học để khắc sâu kiến thức của bài học, hình thành những KN xã hội tương ứng hoặc tô đậm những KN vốn đã có trong quá trình tổ chức dạy học. Tránh đưa thêm nhiều mục tiêu rèn KNS vào một bài học.
II. VẬN DỤNG PPDH TÍCH CỰC, RÈN KNS CHO HS
- ND bài học chỉ chuyển thành KNS ở HS nếu các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Con người chỉ hình thành, phát triển KN qua hoạt động ; chỉ làm chủ được kiến thức khi chiếm lĩnh nó bằng hoạt động có ý thức ; tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp cũng chỉ được hình thành qua rèn luyện.
- GV cần sử dụng linh hoạt, đúng lúc đúng chỗ các PPDH truyền thống và hiện đại theo tinh thần phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, hạn chế thuyết giảng, làm thay HS, chú ý tạo ra những quan hệ tương tác tích cực giữa HS với nhau trong học tập và thực hành KN.
NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
Phần thứ hai
Việc giáo dục KNS cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ giờ học nào. Các nội dung và địa chỉ giáo dục KNS trong môn tiếng việt nêu dưới đây chỉ là những ví dụ tiêu biểu để hướng dẫn giáo viên khai thác một số KNS có trong nội dung bài học hoặc bằng cách tổ chức các hoạt động dạy học tăng cường thực hành, luyện tập các KNS cho học sinh.

- Số lượng cụ thể như sau:
Lớp 1: Gồm có 17 bài (Tập đọc: 10; kể chuyện: 7 bài)
Lớp 2: Gồm có 57 bài (Tập đọc, kể chuyện, tập làm văn)
Lớp 3: Gồm có 45 bài (Tập đọc, kể chuyện, tập làm văn)
Lớp 4: Gồm có 49 bài (Tập đọc, kể chuyện, tập làm văn, luyện từ và câu)
Lớp 5: Gồm có 30 bài (Tập đọc, kể chuyện, tập làm văn, ôn tập cuối kì)
- Một số địa chỉ cụ thể:
MỘT SỐ BÀI MINH HOẠ
Kể chuyện
RÙA VÀ THỎ
(1 tiết)
(Tiếng Việt 1 tuần 25)
I. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Nhớ và kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện Rùa và Thỏ bằng lời của mình dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh (bước đầu có ý thức sử dụng giọng nói, nét mặt, cử chỉ… để phân biệt lời các nhân vật)
2. Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện:
- Thỏ kiêu ngạo, cậy mình có tài chạy nhanh, chủ quan nên đã thua Rùa trong cuộc chạy thi.
- Biết rút ra lời khuyên từ câu chuyện: không chủ quan, dù đó là việc dễ nhất. Nếu tự tin, kiên trì, nhẫn nại thì việc khó cũng sẽ thành công.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
1. Xác định giá trị (Nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện, từ đó xác định được: cần biết tôn trọng người khác)
2. Tự nhận thức bản thân (Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, tự tin, kiên trì, nhẫn nại thì việc khó cũng sẽ thành công).
Lắng nghe, phản hồi tích cực.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học có thể sử dụng:
1. Thảo luận nhóm lớn- chia sẻ.
2. Thảo luận nhóm nhỏ.
3. Biểu đạt sáng tạo: Nêu và nhận xét tranh minh hoạ, bình luận về nhân vật, nêu bài học rút ra từ câu chuyện (câu chuyện khuyên mọi người điều gì?)
Đóng vai.
IV. Phương tiện dạy học:
1. Tranh minh hoạ cho từng đoạn câu chuyện trong SGK.
2. Một số thẻ từ ghi các từ chỉ tính cách hành động, thái độ của các nhân vật. Ví dụ: chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác, nhởn nhơ, mỉa mai, khoan khoái tự tin, tự trọng, kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm…..
Các con rối tay hình Rùa và Thỏ hỗ trợ cho học sinh tập kể chuyện theo nhóm.
4. Mặt nạ Rùa và Thỏ cho các nhóm đóng vai.
V. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá/ giới thiệu bài mới: (5 Phút)
- Giáo viên hỏi những câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được, ví dụ:
+ Con rùa đi lại như thế nào? Con thỏ đi lại như thế nào?
+ Em có thể diễn tả lại động tác đi lại của con rùa và con thỏ không?
+ Có phải việc đi lại rất nhanh là quan trọng không tại sao?
- GV cho cả lớp nhận xét: khen thưởng học sinh và giới thiệu câu chuyện Rùa và Thỏ.
b. Kết nối/ Phát triển bài (8- 10 phút)
Hoạt động 1. HS nghe kể chuyện
- HS làm việc theo nhóm;
+ Nhiệm vụ 1 (1/2 số nhóm): Các bức tranh trong sách giáo khoa vẽ những con vật nào? Đọc tên câu chuyện, đọc các câu hỏi ghi dưới tranh: đoán nội dung câu chuyện.
+ Nhiệm vụ 2 (1/2 số nhóm): Các bức tranh trong sách giáo khoa vẽ những con vật nào? Hãy nói những điều em biết về đặc điểm, tính cách của những con vật đó: những từ ngữ hoặc câu nói mà con người thường hay lấy đặc điểm của chúng để ví von, so sánh.
- Các nhóm trình bày: Hãy nói trước lớp xem các em đã khám phá được những gì.
- HS nghe giáo viên kể chuyện: GV kể chuyện ( 2 lần); lần thứ nhất với giọng kể diễn cảm kết hợp với cử chỉ, động tác. Trong lần kể này GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi: Theo em điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Nhiều học sinh được nói dự đoán của mình. Các câu trả lời đều được chấp nhận, được khen, không có đúng, sai, tốt, chưa tốt.
Lần kể thứ 2, GV kể chuyện theo tranh.
c. Thực hành/phát triển bài (10-15 phút)
Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể chuyện
- Các hình thức: trả lời các câu hỏi dưới tranh/ lập sơ đồ câu chuyện trên bảng của lớp…để giúp học sinh nhớ lại câu chuyện (các thẻ từ có thể sử dụng trong hoạt động này).
- HS làm việc theo nhóm: Lời nói của Thỏ và Rùa phải thể hiện khác nhau thế nào? Nếu đóng vai các em sẽ thể hiện động tác, cử chỉ thái độ của Thỏ khác Rùa như thế nào?
- Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp: GV khuyến khích HS có bạn nào thử vào vai Thỏ nói với Rùa cho cả lớp xem không? Khuyến khích HS đóng thử một số động tác để các em thấy đóng vai Rùa và Thỏ thật là vui và hoàn toàn có thể làm được. HS tưởng tượng xem mình sẽ thể hiện thái độ ra sao? Lời nói thế nào? Có những động tác kèm theo…Ví dụ: Thỏ đi đi lại lại, vung tay chân, giọng nói trịch thượng, tỏ thái độ coi thường Rùa….
- Các nhóm lựa chọn hình thức kể chuyện: cá nhân kể bằng lời kể của mình/ kể chuyện phân vai/ kể chuyện phân vai sử dụng con rối tay/ đóng vai diễn lại câu chuyện……
- Các nhóm tập kể chuyện và thực hành kể chuyện trước lớp theo hình thức kể chuyện mà nhóm đã lựa chọn. lớp bình chọn nhóm kể chuyện hay, diễn xuất tốt..
d. Vận dụng/ củng cố và hoạt động tiếp nối (7- 10 phút)
- HS hoạt động nhóm: Câu chuyện khuyên em điều gì? Hãy nêu một ví dụ người thật, việc thật cho lời khuyên của câu chuyên là đúng.
- HS nói về câu chuyện: GV khuyến khích HS nói về các nhân vật trong câu chuyện, nhận xét đánh giá hành vi và tính cách của các nhân vật ( có thể sử dụng thẻ từ) ví dụ:
+ Rùa thật là chậm chạp, đi đâu nó cũng mang cả mái nhà trên lưng. Thỏ chạy rất nhanh nhưng đã về đích sau Rùa vì chủ quan, kiêu ngạo và coi thường bạn, một bài học nhớ đời cho những ai có tính kiêu ngạo và coi thường người khác.


+ Rùa đã thắng Thỏ trong cuộc chạy, dù ai cũng biết Rùa chạy rất chậm. Rùa biết Thỏ coi thường mình nên nhởn nhơ hái hoa bắt bướm, Rùa cứ kiên trì chạy nên đã về đích trước Thỏ.
- Liên hệ: Tìm ví dụ người thật việc thật gần giống với nội dung câu chuyện.
- Nhận xét tiết học và chốt lại nội dung ý nghĩa câu chuyện:
- Thỏ kiêu ngạo cậy mình có tài chạy nhanh, chủ quan nên đã thua Rùa trong cuộc chạy thi.
+ Mỗi người có một khả năng khác nhau. Đừng thấy người khác kém hơn mình điều gì đó mà coi thường. Chủ quan kiêu ngạo sẽ dẫn tới thất bại dù đó là việc dễ nhất. Biết tự tin, kiên trì, quyết tâm thì việc khó cũng thành công.
- Giao việc về nhà:
+ Vẽ tranh và chia sẻ câu chuyện với những người thân trong gia đình.
+ Tiếp tục sưu tầm những ví dụ người thật, việc thật gần giống với nội dung câu chuyện.
+ Giờ học tiếp theo, dán những tranh vẽ của mình lên tường lớp và cùng chia sẻ câu chuyện của mình vào đầu giờ học (bước khám phá/giới thiệu bài).


Tập đọc
THƯ THĂM BẠN
( 1 Tiết)
(Tiếng Việt 4 tuần 3)
I. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Đọc: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; giọng đọc thể hiện được tình cảm của bạn nhỏ bộc lộ trong thư.
2. Hiểu:
- Nêu được nghĩa của từ ngữ: xả thân, quyên góp, khắc phục,…
- Tìm và nêu được nhận xét về những chi tiết cho thấy bạn nhỏ- người viết bức thư rất thương bạn, biết chia sẻ cùng bạn.
- Nhận biết được bố cục cơ bản của một bức thư.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
1. Xác định giá trị (nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống).
2. Thể hiện sự cảm thông (biết cách thể hiện sự cảm thông, chia sẻ giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn).
3. Tư duy sáng tạo (nhận xét, bình luận về nhân vật “ngườiviết thư” rút ra được bài học về lòng nhân hậu).
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
1. Thảo luận- chia sẻ.
2. Trình bày 1 phút.
3. Biểu đạt sáng tạo: nhận xét, bình luận về nhân vật, hành động nhân vật trong bài tập đọc, nêu bài học rút ra từ câu chuyện (Câu chuyện khuyên mọi người điều gì?)
IV. Phương tiện dạy học:
1. Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK, tranh ảnh về các thiên tai và hậu quả để lại (sưu tầm) bài viết về những tấm lòng nhân đạo (nếu có).
2. Bảng phụ viết sẵn từ ngữ, câu văn cần hướng dẫn đọc đúng.
V. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. bài mới:
a. Khám phá (giới thiệu bài)
- GV yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung bức tranh minh hoạ bài tập đọc.
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về hậu quả của thiên tai/ những hành động quyên góp, ủng hộ đồng bào ở vùng thiên tai (nếu có) và dẫn vào bài tập đọc: Bức thư thăm bạn các em được đọc hôm nay là một hành động thể hiện sự chia sẻ, cảm thông của một bạn học sinh ở tỉnh Hoà Bình đối với một bạn ở miền Nam bị trận lũ cướp mất người cha thân yêu.
b. Kết nối:
b.1. Luyện đọc trơn
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp (ba HS lần lượt đọc nối tiếp 3 đoạn). Sau đó cả lớp đọc nối tiếp các đoạn theo nhóm (3 em/nhóm).
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chia buồn với bạn”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “những người bạn mới như mình”
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- GV Sửa phát âm các từ HS đọc sai hoặc nhắc học sinh chú ý các từ ngữ để viết tránh nhầm lẫn.
- HS đọc cả bài: 2-3 em đọc cả bài trước lớp; kết hợp tìm hiểu nghĩa từ ngữ (SGK) ở từng đoạn.
- Luyện đọc câu khó (chú ý cách nghỉ hơi đúng chỗ)
b.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thầm đoạn 1 để trả lời 2 câu hỏi.
- HS đọc thầm đoạn còn lại và tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng.
GV có thể giải nghĩa từ thông cảm: hiểu thấu sự khó khăn riêng và chia sẻ tâm tư, tình cảm.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
c. Thực hành:
GV: Bức thư cho em biết điều gì về bạn Lương?
- Khuyến khích nhiều HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
- HS trao đổi nhóm
+ kể những hành động, việc làm ủng hộ đồng bào nơi bị thiên tai mà em biết.
+ Em có thể làm gì để tỏ lòng cảm thông, chia sẻ,giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn.
d. Áp dụng – củng cố và hoạt động nối tiếp:
GV cho HS tự chọn một trong các cách làm dưới đây:
- Kể cho người thân nghe bức thư của bạn Lương.
- Viết bài giới thiệu những gương người tốt, việc tốt ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
- Vẽ tranh, viết văn, làm thơ ca ngợi những tấm lòng nhân hậu.
Phần thứ ba
Thực hành: Soạn bài
Thực hiện 5 chữ T gồm:
Tương tác
Trải nghiệm
Tiến trình
Thay đổi hành vi
Thời gian – môi trường giáo dục

NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Một bài giáo dục KNS thường được thực hiện theo 4 bước:
1. Khám phá ( Giới thiệu bài )
2. Kết nối ( Phát triển bài )
3. Thực hành/Luyện tập
4. Vận dụng/ Áp dụng- củng cố, dặn dò

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
MỘT BÀI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Bao gồm các kĩ năng cần thiết, cơ bản như sau:
Kĩ năng tự nhận thức;
Kĩ năng xác định giá trị;
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc;
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng;
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ;
Kĩ năng thể hiện sự tự tin;
Kĩ năng giao tiếp;
Kĩ năng lắng nghe tích cực;
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông;
Kĩ năng thương lượng;
NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Nhớ lại
11.Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn;
Kĩ năng hợp tác;
Kĩ năng tư duy phê phán;
Kĩ năng tư duy sáng tạo;
Kĩ năng ra quyết định;
Kĩ năng giải quyết vấn đề;
Kĩ năng kiên định;
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm;
Kĩ năng đặt mục tiêu;
Kĩ năng quản lí thời gian;
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

Cách tiếp cận
Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
Với cách tiếp cận này, việc giáo dục kĩ năng sống sẽ không nặng nề, quá tải nội dung môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, mà ngược lại, còn giúp cho việc học tập các môn học và tham gia các hoạt động giáo dục của học sinh trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực và hiệu quả hơn.
II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Nhớ lại
2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
1. Kĩ thuật chia nhóm;
2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ;
3. Kĩ thuật đặt câu hỏi
4. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
5. Kĩ thuật “Phòng tranh”
6. Kĩ thuật “Công đoạn”
7. Kĩ thuật các “Mảnh ghép”
8. Kĩ thuật động não
9. Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”
10. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”
II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Nhớ lại
2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
11. Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”
12. Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”
13. Kĩ thuật “ Bản đồ tư duy”
14. Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
15. Kĩ thuật “Viết tích cực”
16. Kĩ thuật “Đọc hợp tác” (đọc tích cực)
17. Kĩ thuật “Nói cách khác”
18. Kĩ thuật phân tích phim
19. Kĩ thuật tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm

II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Nhớ lại
Chân thành cảm ơn quý thầy, cô đã tham dự
Chúc sức khỏe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Mộc
Dung lượng: 292,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)