GAVL6 2009-2010hoanhao

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Tình | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: GAVL6 2009-2010hoanhao thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Tuần : 1 Ngày soạn 14/ 08 / 2009
Tiết : 1 Ngày dạy : 19/ 08/ 2009
Bài 1 : ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
2/ Kĩ năng : Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
- Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
3/ Thái độ: Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mỗi nhóm học sinh
 Cả lớp

- 1 thước kẻ có ĐCNN đến mm
- 1 thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm

 - Chép ra giấy ( hoặc vở) bảng 1.1 “ Bảng kết quả đo độ dài” ghi rõ họ tên học sinh
Cả lớp
- Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 2mm, tranh vẽ to bảng1.


III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ( 3 phút)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng

- Gọi 02 học sinh lớn ,nhỏ lên dùng gang tay đo độ dài bàn giáo viên.
- Tại sao có sự khác nhau?
- GV chốt lại nguyên nhân( phải thống nhất đơn vị đo
2 học sinh đo độ dài cho kết quả chênh lệch
Học sinh phát biểu ý kiến


Hoạt động 2 : ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài ( khoảng 10 phút)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng

1/ Đơn vị đo độ dài thường dùng là gì?
- GV chốt lại đơn vị bội và ước của (m)
- Nêu các đơn vị bội và ước của m
2/ Sau đó cho HS làm bài C1 GV ghi trên bảng gọi H/S điền vào.
- cho từng nhóm , H/S ước lượng độ dài 1m trên bài học
- Tiến hành kiểm tra
- GV nhận xét nhóm có khả năng ước lượng tốt.
- tương tự cho HS ước lượng độ dài gang tay theo cm
- H/S trả lời một số đơn vị đã biết
- H/S điền vào sách giáo khoa.
- học sinh từng nhóm dùng phấn đánh dấu độ dài ước lượng
- Kiểm tra lại bằng thước
- Mỗi HS ước lượng độ dài gang tay mình theo cm
I/ Đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét ( kí hiệu m)

Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là đềximét (dm) , centimet (cm), milimét (mm) và lớn hơn mét là kílômét (km)



Hoạt động 3 : Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài (5 phút)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng

1/ Tìm hiểu dụng cụ đo, yêu cầu HS gọi tên các loại thước đo độ dài trên hình vẽ.
- GV nhận xét.
- Công cụ các loại thước này.
2/ Tìm hiểu giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
GV đưa thước thẳng 1m hỏi thước này đo độ dài tối đa là bao nhiêu?
- Hoàn thành khái niệm giới hạn đo của thước
- GV treo tranh vẽ thước mẫu đánh dấu số đo ( có lẻ) lên thước mẫu( đọc kết quả ( Hoàn thành khái niệm ĐCNN
GV cho HS làm Bài tập C4, C5, C6, C7.
HS quan sát hình 1.1 (a,b,c) và một số mẫu vật.
HS trả lời, GV sửa ý nếu cần



HS nêu giới hạn đo của thước mình.










HS đọc kết quả
GV bổ sung
HS lên bảng trình bày theo sự hướng dẫn của giáo viên.
II. Đo độ dài
- Giới hạn đo (GHĐ) : của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.



Hoạt động 4 : Đo độ dài ( 15 đến 20 phút)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng

Dùng bảng kết quả đo độ dài vẽ to để hướng dẫn HS đo độ dài và ghi kết quả vào bảng 1.1 (SGK)
- Hướng dẫn tính giá trị trung bình
- Phân nhóm, giới thiệu và phát dụng cụ đo cho nhóm
- HS phân công nhau thực hành.
- Ghi kết vào bảng 1.1






IV. DẶN DÒ :
- Về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Tình
Dung lượng: 706,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)