Ga vật lí 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Vinh | Ngày 14/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: ga vật lí 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Tuần:


Ngày soạn:


Tiết:


Ngày giảng:


Bài 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG và TRỌNG LƯỢNG RIÊNG


I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Hiểu khối lượng riêng, trọng lượng riêng là gì?
+ Xây dựng công thức tính m = D.V; P = d.V.
+ Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng, trọng lượng riêng
của các chất.
+ Sử dụng phương pháp cân khối lượng, phương pháp đo thể tích để đo
trọng lượng của vật.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng đo khối lượng riêng
3. Thái độ
Cần phải có thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
+ Mỗi nhóm: - Một lực kế có GHĐ 2,5N; một quả cân khối lượng 200g có móc treo và dây treo nhỏ; một bình chia độ có GHĐ 250 cm3.
+ Cả lớp: Bảng khối lượng riêng của một số chất.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
-Lực kế là dụng cụ dùng để đo đại lượng vật lý nào? Viết hệ thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của cùng 1 vật. Nêu ý nghĩa các đại lượng.
-Trả lời bài tập 10.2 ( 15 – SBT).
Đáp án:
-Lực kế dùng để đo lực.Hệ thức: p=10m, với p là trọng lượng (đơn vị niu tơn), m là khối lượng (đơn vị là kilogam)
-Bài tập: a, 28 000 N; b, 92 N; c, 160 000 N.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. 5 phút

GV: Người ta tìm thấy An Độ một cái cột bằng sắt được dựng lên đã hơn 1000 năm thế mà vẫn nhẵn bóng không bị rỉ, nghiên cứu người ta biết rằng cột đó làm bằng sắt nguyên chất, không biết người An Độ cổ xưa đã làm cái cột đó hết bao nhiêu kilogam sắt nguyên chất ? Không thể nhổ cột lên mà cân. Vậy làm thế nào mà biết được ? Ta sẽ đi vào bài hôm nay.



HS: Thảo luận sơ qua về câu chuyện mà GV đưa ra.


Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng riêng (KLR); xây dựng công thức tính khối lượng theo KLR.10 phút




GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C1.
GV: Gợi ý cho HS xem có thể thực hiện được không.
Vậy muốn tìm khôí lượng của cột sắt ta phải làm như thế nào?
GV: Gợi ý cho HS ghi số liệu đã cho V = 1m3 sắt có khối lượng m = 7800kg. Vậy 7800kg của 1 m3 sắt gọi là khối lượng riêng của sắt.
GV: Vậy khối lượng riêng của một chất là gì ?


GV: Đơn vị của KLR là đơn vị nào?
GV: Yêu cầu HS đọc bảng KLR của một số chất trong SGK.
GV: Qua số liệu đó em có nhận xét gì?
GV: Gợi ý cho HS:
1m3 đá có khối lượng là m = ?
0,5 m3 đá có khối lượng là m = ?
GV: Muốn biết khối lượng của vật có nhất thiết phải cân không?(không cần).
Vậy không cần cân ta phải làm như thế nào?
GV: Yêu cầu HS dựa vào câu C2 để trả lời câu C3.
I. KHỐI LƯỢNG RIÊNG, TÍNH KHỐI LƯỢNG CỦA CÁC VẬT THEO KLR.
1. Khối lượng riêng.
HS: Đọc và trả lời câu C1 và thảo luận đưa ra phương án đúng.
HS: Có thể chọn theo phương án đúng:
+ V = 1dm3  m = 7,8 kg.
+ V = 1 m3  m = 7800 kg.
+ V = 0,9 m3  m = 7020 kg.
HS: Trả lời bằng kiến thức thu thập được rồi so sánh với định nghĩa SGK.
* Kết luận: Khối lượng của một mét khối một chất gọi là KLR của chất đó. (kí hiệu là D)
- Đơn vị của KLR là Kg/m3.
2. Bảng KLR của một số chất. (SGK).
Cùng có thể tích V = 1 m3 nhưng các chất khác nhau thì có khối lượng khác nhau.
3. Tính khối lượng của một vật theo KLR.
Công thức tính khối lượng của một vật theo KLR:
m = V. D
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Vinh
Dung lượng: 29,59KB| Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)