GA thi tinh tiet 41
Chia sẻ bởi Trần Hồng Anh |
Ngày 17/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: GA thi tinh tiet 41 thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THCS
Năm học 2012-2013
Giáo viên: Trần Hồng Anh
Đơn vị: Trường THCS Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu
Tuần 22 Thứ 4 ngày 23 tháng 01 năm 2013
Tiết 41
BÀI 27: ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và hai cách thu khí oxi.
- Học sinh biết được khái niệm phản ứng phân hủy và dẫn ra các ví dụ minh họa.
2. Kỹ năng:
- Học sinh viết được phương trình phản ứng điều chế khí oxi từ KMnO4 và KClO3
- Tính dược thể tích khí oxi điều chế được ở điều kiện tiêu chuẩn từ các nguyên liệu.
- Phân biệt được phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp thông qua một số ví dụ cụ thể.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
- Giáo dục lòng yêu môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ :
Đèn cồn: 1
Giá sắt: 4
Giá gỗ: 1
Kẹp gỗ: 2
Kiềng đun: 1
Ống nghệm: 6
Chậu nước: 1
Lọ thủy tinh: 1
Nút cao su có vòi dẫn khí: 2
Bông
Đế sứ: 1
Que đóm, diêm,
Hóa chất: KMnO4; KClO3; MnO2; khí oxi thu sẵn trong lọ thủy tinh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ(5 phút)
Bài 1: Viết PTHH khi cho các chất S, P, Fe lần lượt tác dụng với khí Oxi
2. Hãy cho biết các PƯ trên thuộc loại phản ứng gì? Phân loại và gọi tên các chất sản phẩm.
3. Các hoạt động dạy - học
Vào bài:
Khí oxi được điều chế từ những nguyên liệu nào, cách điều chế và thu khí oxi ra sao? Ngoài phản ứng hóa hợp mà chúng ta đã được học còn có loại phản ứng hóa học nào nữa? Bài học hôm nay sẽ trả lời cho chúng ta những câu hỏi đó.
Tiết 41: Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy
Hoạt động 1
I. ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1: Nhiệt phân kali pemanganat KMnO4
GV giới thiệu dụng cụ và hóa chất gồm: Đèn cồn; ống nghiệm bỏ sẵn KMnO4, kẹp gỗ, que đóm,
GV tiến hành thí nghiệm(hoặc có thể gọi HS lên bảng tiến hành): Nung nóng ống nghiệm chứa KMnO4, đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm.
Y/c HS nhận xét hiện tượng:
?. Khi đưa que đóm còn than hồng đến miệng ống nghiệm, có hiện tượng gì xảy ra?
?. Khí sinh ra làm que đóm bùng cháy là khí gì?
HS lên bảng viết PTHH
GV nhận xét, cho điểm HS
Chúng ta tiếp tục tiến hành thí nghiệm thứ 2
b. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân Kaliclorat (KClO3)
GV giới thiệu dụng cụ và hóa chất
Viết PTHH xảy ra?
(chiếu lên màn hình)
GV nhận xét,Lưu ý viết thêm chất xúc tác MnO2
cho điểm HS
GV: KMnO4 và KClO3 là 2 nguyên liệu được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
Vậy những hợp chất như thế nào thì được dùng làm nguyên liệu điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?.
GV cho HS ghi phần kết luận vào vở.
2. Kết luận: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
Thu khí oxi
?. Nêu tính chất vật lí của oxi.
HS trả lời, (GV chiếu lên màn hình)
Dựa vào tính chất vật lí của oxi, ta có thể thu khí oxi vừa điều chế được bằng những cách nào?
Gv ghi bảng: 3. Cách thu khí oxi: 2 cách
+ Đẩy không khí
+ Đẩy nước
?. Vì sao ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước?
?. Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, ta để bình như thế nào? Vì sao?
GV tiến hành làm thí nghiệm thu khí oxi Bằng cách đẩy không khí:.
GV vừa tiến hành thu khí vừa lưu ý học sinh: Phải để ngửa bình và cho vòi dẫn khí gần sát xuống đáy bình, làm như vậy để oxi dễ dàng đẩy hết không khí ra khỏi bình.
Làm thế nào để biết khí oxi đã đầy bình?
Năm học 2012-2013
Giáo viên: Trần Hồng Anh
Đơn vị: Trường THCS Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu
Tuần 22 Thứ 4 ngày 23 tháng 01 năm 2013
Tiết 41
BÀI 27: ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và hai cách thu khí oxi.
- Học sinh biết được khái niệm phản ứng phân hủy và dẫn ra các ví dụ minh họa.
2. Kỹ năng:
- Học sinh viết được phương trình phản ứng điều chế khí oxi từ KMnO4 và KClO3
- Tính dược thể tích khí oxi điều chế được ở điều kiện tiêu chuẩn từ các nguyên liệu.
- Phân biệt được phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp thông qua một số ví dụ cụ thể.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
- Giáo dục lòng yêu môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ :
Đèn cồn: 1
Giá sắt: 4
Giá gỗ: 1
Kẹp gỗ: 2
Kiềng đun: 1
Ống nghệm: 6
Chậu nước: 1
Lọ thủy tinh: 1
Nút cao su có vòi dẫn khí: 2
Bông
Đế sứ: 1
Que đóm, diêm,
Hóa chất: KMnO4; KClO3; MnO2; khí oxi thu sẵn trong lọ thủy tinh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ(5 phút)
Bài 1: Viết PTHH khi cho các chất S, P, Fe lần lượt tác dụng với khí Oxi
2. Hãy cho biết các PƯ trên thuộc loại phản ứng gì? Phân loại và gọi tên các chất sản phẩm.
3. Các hoạt động dạy - học
Vào bài:
Khí oxi được điều chế từ những nguyên liệu nào, cách điều chế và thu khí oxi ra sao? Ngoài phản ứng hóa hợp mà chúng ta đã được học còn có loại phản ứng hóa học nào nữa? Bài học hôm nay sẽ trả lời cho chúng ta những câu hỏi đó.
Tiết 41: Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy
Hoạt động 1
I. ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1: Nhiệt phân kali pemanganat KMnO4
GV giới thiệu dụng cụ và hóa chất gồm: Đèn cồn; ống nghiệm bỏ sẵn KMnO4, kẹp gỗ, que đóm,
GV tiến hành thí nghiệm(hoặc có thể gọi HS lên bảng tiến hành): Nung nóng ống nghiệm chứa KMnO4, đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm.
Y/c HS nhận xét hiện tượng:
?. Khi đưa que đóm còn than hồng đến miệng ống nghiệm, có hiện tượng gì xảy ra?
?. Khí sinh ra làm que đóm bùng cháy là khí gì?
HS lên bảng viết PTHH
GV nhận xét, cho điểm HS
Chúng ta tiếp tục tiến hành thí nghiệm thứ 2
b. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân Kaliclorat (KClO3)
GV giới thiệu dụng cụ và hóa chất
Viết PTHH xảy ra?
(chiếu lên màn hình)
GV nhận xét,Lưu ý viết thêm chất xúc tác MnO2
cho điểm HS
GV: KMnO4 và KClO3 là 2 nguyên liệu được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
Vậy những hợp chất như thế nào thì được dùng làm nguyên liệu điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?.
GV cho HS ghi phần kết luận vào vở.
2. Kết luận: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
Thu khí oxi
?. Nêu tính chất vật lí của oxi.
HS trả lời, (GV chiếu lên màn hình)
Dựa vào tính chất vật lí của oxi, ta có thể thu khí oxi vừa điều chế được bằng những cách nào?
Gv ghi bảng: 3. Cách thu khí oxi: 2 cách
+ Đẩy không khí
+ Đẩy nước
?. Vì sao ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước?
?. Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, ta để bình như thế nào? Vì sao?
GV tiến hành làm thí nghiệm thu khí oxi Bằng cách đẩy không khí:.
GV vừa tiến hành thu khí vừa lưu ý học sinh: Phải để ngửa bình và cho vòi dẫn khí gần sát xuống đáy bình, làm như vậy để oxi dễ dàng đẩy hết không khí ra khỏi bình.
Làm thế nào để biết khí oxi đã đầy bình?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Hồng Anh
Dung lượng: 102,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)