GA dong vat

Chia sẻ bởi Lưu Thị Nhung | Ngày 05/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: GA dong vat thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:


CHỦ ĐỀ: “ THẾ GIỚI THỰC VẬT XUNG QUANH BÉ-TẾT VÀ MÙA XUÂN”
Thực hiện trong 6tuần, từ ngày 03/01 đến ngày 18/02
I. MỤC TIÊU:
1.Phát triển thể chất:
*Giáo dục dinh dưỡng – Sức khoẻ:
- Trẻ nhận biết giá trị thực phẩm nguồn gốc thực vật. Các món ăn nấu từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Các món ăn ngày tết, giữ gìn vệ sinh thực phẩm trong ngày tết.
- Trẻ biết ăn nhiều loại rau khác nhau, biết rửa sạch, gọt vỏ , bỏ hạt trước khi ăn một số loại quả.
- Biết giữ gìn sức khoẻ trong ngày tết và khi chuyển mùa.
- An toàn khi dùng dao.
- Rèn nề nếp, hành vi văn minh trong ăn, uống, vệ sinh cá nhận, vệ sinh môi trường.
* Phát triển vận động:
- Phát triển Sự phối hợp vận động và các giác quan.
- Trẻ có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.
- Phát triển cơ lớn qua các bài tập vận động : Ném trúng đích nằm ngang; Trèo thang hái quả; Chạy chậm 100m; Ném quả vào sọt....
2. Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học:
- Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nhận biết, phân biệt, so sánh một số loại cây, rau, củ, hoa, quả. Biết tên gọi, đặc điểm cũng như lợi ích của chúng.
- Trẻ có những hiểu biết về tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc, biết các lễ hội, các món ăn truyền thống của địa phương
- Biết Cách chăm sóc, bảo vệ cây, hoa, quả, rau.
- Biết được các yếu tố cần cho sự phát triển của cây.
- Nhận biết mối liên hệ giữa cây xanh đối với đời sống con người.
* Làm quen với toán:
- So sánh chiều cao – thấp; ít – nhiều của 2, 3 đối tượng.
- Tạo nhóm rau, củ, quả.. nhận biết sự khác nhau rõ nét của hai đối tượng.
- Sử dụng các hình để lắp ghép rau, củ, quả.
- Phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhât.
3. Phát triển ngôn ngữ:
* Nghe:
- Nghe và hiểu nội dung chuyện kể, truyện dân gian, truyện đọc phù hợp với trẻ.
- Nghe và hiểu thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ phù hợp với trẻ.
- Biết lắng nghe ngời khác nói.
* Nói:
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng.
- Trả lời và đặt các câu hỏi : cây gì? Trồng để Làm gì?
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao.
- Kể lại được truyện đã nghe.
- Biết đóng vai theo lời dẫn chuyện của cô.
- Mô tả đặc điểm của các loại cây, hoa, quả, rau.
- Mở rộng giao tiếp qua chủ đề như: trò chuyện, thảo luận, kể chuyện...
- Trẻ nhận biết được các mối quan hệ giữa cây xanh với đời sống con người.




* Chuẩn bị cho việc đọc, viết:
- Biết cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “ Tập đọc” truyện.
- Biết giữ sách cẩn thận.
4.Phát triển thẩm mỹ:
- Hát tự nhiên và biết vận động đơn giản theo nhạc: vỗ tay, gõ đệm, dậm chân, lắc lư...
- Vẽ, nặn, cắt, xé, dán, chắp ghép sản phẩm đơn giản về màu sắc, kích thước, hình khối.về thế giới thực vật.
- Sử dụng các kỹ năng, dụng cụ, vật liệu để thể hiện sản phẩm :Vẽ, nặn, cắt, xé, dán, chắp ghép và nghe hát, vận động theo nhạc theo ý thích của trẻ về thế giới thực vật.
- Tham gia tích cực và vận động nhịp nhàng theo nhạc các bài hát về thế giới thực vật.
5. Phát triển tình cảm xã hội:
- Biết yêu qúi , bảo vệ chăm sóc cây, hoa, quả, rau.
- Biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng và cảnh quan thiên nhiên.
- Yêu quý nét đẹp truyền thống: phong tục, lễ hội, trò chơi… ngày tết nguyên đán
- Yêu quý và biết thể hiện tình cảm với bà, mẹ, cô giáo, bạn gái nhân ngày 8/3.
- Biết cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ.



























III - MẠNG NỘI DUNG:




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thị Nhung
Dung lượng: 1,05MB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)