GA Chú đỗ con
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hoa |
Ngày 05/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: GA Chú đỗ con thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
Giáo án hướng dẫn trẻ 3 -4 tuổi làm quen với câu chuyện "Chú đỗ con"
HOẠT ĐỘNG: Làm quen văn học
CHỦ ĐIỂM : Thế giới thực vật ĐỀ TÀI : Truyện “Chú đỗ con” LỨA TUỔI: 3-4 tuổi
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện - Trẻ hiểu nội dung của câu truyện: Chú đỗ con lớn lên nhờ có nước mát, ánh sáng, đất. - Biết được sự phát triển của cây và biết được cây lớn lên là nhờ những yếu tố (Đất, nước, ánh sáng mặt trời)2. Kỹ năng: - Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô to, rõ ràng, mạch lạc. Biết diễn đạt rõ ý của mình. -Trẻ biết bắt chước một số động tác của nhân vật. 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ hứng thú nghe cô kể chuyện . - Trẻ tích cực tham gia múa hát . II CHUẨN BỊ: - Các khay đỗ đã nảy mầm của trẻ. - Sa bàn có các nhân vật trong truyện: hạt đỗ, cô mưa xuân, ông mặt trời, chị gió. - Sân khấu rối, hạt đỗ (bằng xốp), cây to, nhân vật rối (Cô mưa xuân, chị gió ,ông mặt trời) - Đài, đĩa nhạc bài: Hạt mầm xinh, Mùa xuân đến, Cùng múa hát mừng xuân. III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ôn định và giới thiệu bài: - Cô bật nhạc hát bài: “Hạt mầm xinh” - Cho trẻ quan sát chậu đỗ của trẻ và đàm thoại: +Hạt đỗ của con gieo hôm nay đã như thế nào? +Tại sao hạt đỗ lại nảy mầm được? 2.Cô kể chuyện: * Cô kể lần 1: Kể bằng lời (Kết hợp làm động tác cử chỉ điệu bộ của cô).Đệm đàn nhẹ nhàng bài: Hạt mầm xinh - Hỏi trẻ: tên chuyện, tên nhân vật. * Cô kể lần 2: Kể bằng sa bàn - Hỏi trẻ tên chuyện? - Trích dẫn đàm thoại theo nội dung và sử dụng đồ dùng sa bàn để minh hoạ làm rõ ý: + Ai đã đánh thức Đỗ con dậy đấy? “Có chú đỗ con nằm ngủ khì trong một cái chum khô ráo và tối om, suốt một năm. Khi tỉnh dậy , đỗ con ngạc nhiên thấy mình đang nằm giữa những hạt đất li ti, xôm xốp.Thế rồi, chợt có tiếng (Cô vỗ tay).Tiếng gì đấy nhỉ. + Đúng rồi! Đó là cô Mưa xuân đấy: “Cô là cô Mưa xuân đây. Cô mang nước tắm mát cho đỗ con đây này.Dậy đi thôi đỗ con ơi!”(Vừa hát vừa làm động tác) + Ai lại đến đánh thức chú Đỗ con? + “Bỗng có tiếng sáo, vi vu, vi vu, làm đỗ con tỉnh giấc”. Cô giải thích cho trẻ hiểu thế nào à tiếng vi vu. Cho trẻ cùng làm tiếng gió thổi vi vu! + Các con có biết đó là ai không? A! Đó là chị Gió xuân đấy. “Chị đây, chị là Gió xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm”. Nghe thấy vậy, đỗ con lớn phổng lên làm nứt cả chiếc áo khoác của mình. + Cho trẻ quan sát hạt đỗ bị nứt vỏ ngoài + Cuối cùng thì ai là người đánh thức đỗ con dậy? + Đúng rồi: “Ông là ông mặt trời đây. Cháu dậy đi thôi, trời sáng rồi, các bạn đã đến lớp rồi đấy” +Chú đã làm gì khi nghe tiếng Ông mặt trời gọi? +“Chú đỗ con vươn vai một cái thật mạnh, chú chồi lên khỏi mặt đất. Và thấy mình lớn phổng lên.”. + Lớn phổng lên là lớn như thế nào? Cho trẻ làm động tác lớn phổng lên. - Giáo dục: Đúng rồi, các con phải tưới nước cho cây, chăm sóc cây, cây sẽ nhanh ra hoa kết quả cho các con ăn đấy! * Kể lần 3: Cô sử dụng rối biểu diễn trên sân khấu rối, nhạc nền bài Mùa xuân đến. 3. Kết thúc : - Cô và trẻ hát bài: “Cùng múa hát mừng xuân”
Trẻ hát cùng cô
Trẻ quan sát và trả lời
Trẻ nghe cô kể Trẻ trả lời Cả lớp trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời Trẻ làm động tác: Giơ tay lên cao đung đưa tay làm gió thổi.
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời Trẻ làm chú đỗ con vươn vai.
Trẻ xem kịch rối
Trẻ hát múa cùng cô
HOẠT ĐỘNG: Làm quen văn học
CHỦ ĐIỂM : Thế giới thực vật ĐỀ TÀI : Truyện “Chú đỗ con” LỨA TUỔI: 3-4 tuổi
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện - Trẻ hiểu nội dung của câu truyện: Chú đỗ con lớn lên nhờ có nước mát, ánh sáng, đất. - Biết được sự phát triển của cây và biết được cây lớn lên là nhờ những yếu tố (Đất, nước, ánh sáng mặt trời)2. Kỹ năng: - Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô to, rõ ràng, mạch lạc. Biết diễn đạt rõ ý của mình. -Trẻ biết bắt chước một số động tác của nhân vật. 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ hứng thú nghe cô kể chuyện . - Trẻ tích cực tham gia múa hát . II CHUẨN BỊ: - Các khay đỗ đã nảy mầm của trẻ. - Sa bàn có các nhân vật trong truyện: hạt đỗ, cô mưa xuân, ông mặt trời, chị gió. - Sân khấu rối, hạt đỗ (bằng xốp), cây to, nhân vật rối (Cô mưa xuân, chị gió ,ông mặt trời) - Đài, đĩa nhạc bài: Hạt mầm xinh, Mùa xuân đến, Cùng múa hát mừng xuân. III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ôn định và giới thiệu bài: - Cô bật nhạc hát bài: “Hạt mầm xinh” - Cho trẻ quan sát chậu đỗ của trẻ và đàm thoại: +Hạt đỗ của con gieo hôm nay đã như thế nào? +Tại sao hạt đỗ lại nảy mầm được? 2.Cô kể chuyện: * Cô kể lần 1: Kể bằng lời (Kết hợp làm động tác cử chỉ điệu bộ của cô).Đệm đàn nhẹ nhàng bài: Hạt mầm xinh - Hỏi trẻ: tên chuyện, tên nhân vật. * Cô kể lần 2: Kể bằng sa bàn - Hỏi trẻ tên chuyện? - Trích dẫn đàm thoại theo nội dung và sử dụng đồ dùng sa bàn để minh hoạ làm rõ ý: + Ai đã đánh thức Đỗ con dậy đấy? “Có chú đỗ con nằm ngủ khì trong một cái chum khô ráo và tối om, suốt một năm. Khi tỉnh dậy , đỗ con ngạc nhiên thấy mình đang nằm giữa những hạt đất li ti, xôm xốp.Thế rồi, chợt có tiếng (Cô vỗ tay).Tiếng gì đấy nhỉ. + Đúng rồi! Đó là cô Mưa xuân đấy: “Cô là cô Mưa xuân đây. Cô mang nước tắm mát cho đỗ con đây này.Dậy đi thôi đỗ con ơi!”(Vừa hát vừa làm động tác) + Ai lại đến đánh thức chú Đỗ con? + “Bỗng có tiếng sáo, vi vu, vi vu, làm đỗ con tỉnh giấc”. Cô giải thích cho trẻ hiểu thế nào à tiếng vi vu. Cho trẻ cùng làm tiếng gió thổi vi vu! + Các con có biết đó là ai không? A! Đó là chị Gió xuân đấy. “Chị đây, chị là Gió xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm”. Nghe thấy vậy, đỗ con lớn phổng lên làm nứt cả chiếc áo khoác của mình. + Cho trẻ quan sát hạt đỗ bị nứt vỏ ngoài + Cuối cùng thì ai là người đánh thức đỗ con dậy? + Đúng rồi: “Ông là ông mặt trời đây. Cháu dậy đi thôi, trời sáng rồi, các bạn đã đến lớp rồi đấy” +Chú đã làm gì khi nghe tiếng Ông mặt trời gọi? +“Chú đỗ con vươn vai một cái thật mạnh, chú chồi lên khỏi mặt đất. Và thấy mình lớn phổng lên.”. + Lớn phổng lên là lớn như thế nào? Cho trẻ làm động tác lớn phổng lên. - Giáo dục: Đúng rồi, các con phải tưới nước cho cây, chăm sóc cây, cây sẽ nhanh ra hoa kết quả cho các con ăn đấy! * Kể lần 3: Cô sử dụng rối biểu diễn trên sân khấu rối, nhạc nền bài Mùa xuân đến. 3. Kết thúc : - Cô và trẻ hát bài: “Cùng múa hát mừng xuân”
Trẻ hát cùng cô
Trẻ quan sát và trả lời
Trẻ nghe cô kể Trẻ trả lời Cả lớp trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời Trẻ làm động tác: Giơ tay lên cao đung đưa tay làm gió thổi.
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời Trẻ làm chú đỗ con vươn vai.
Trẻ xem kịch rối
Trẻ hát múa cùng cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Hoa
Dung lượng: 32,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)