Frạghngkhkg
Chia sẻ bởi Trần Thủy Lực |
Ngày 09/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: frạghngkhkg thuộc Lịch sử 4
Nội dung tài liệu:
Nhà Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư (29 năm, 980 - 1009)
Tình hình nội trị và ngoại giao thời Tiền Lê
- Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn bắt tay vào việc ổn định tình hình trong nước. Ngoài việc tổ chức lại chính quyền, mở mang đường sá, khuyến khích nhân dân sản xuất, nhà Lê phải lo chống lại các cuộc nổi dậy của nhân dân các vùng xa, đặc biệt là ở các châu phía nam.
Năm 989, quản giáp Dương Tiến Lộc được cử đi thu thuế ở hai châu Ái, Hoan, đã nhân đó liên kết với một số thủ lĩnh địa phương giữ châu, chống lại triều đình. Lê Hoàn phải cầm quân đi đánh dẹp.
Các năm 999, 1001, Lê Hoàn lại phải đem quân đánh dẹp các cuộc nổi dậy của người Hà Động, Cử Long (đều thuộc miền tây Thanh Hóa). Tình hình tạm yên trong một thời gian.
Năm 1008, dân hai châu Đô Lương, Vị Long (thuộc Tuyên Quang) nổi dậy. Lê Long Đỉnh đã cầm quân đi đánh. Tiếp đó, năm 1009, Lê Long Đỉnh lại phải đem quân đi đánh người châu Thạch Hà... (thuộc Hà Tĩnh).
Tình hình này vẫn còn diễn ra trong nhiều năm dưới thời Lý.
- Trong công cuộc ổn định tình hình ở phía nam, nhà Tiền Lê còn phải đối phó với những hoạt động xâm lấn của Chăm pa.
Năm 979, Khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, vua Chăm pa nghe lời xúi giục của Ngô Nhật Khánh (phò mã của nhà Đinh) đã cho thủy quân tiến ra, định xâm lấn vùng nam Đại Cồ Việt. Chẳng may, hạm thuyền Chăm pa bị bão tố đánh đắm, vua Chăm pa buộc phải chạy về nước.
Năm 980, sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã cử Từ Mục và Ngô Tử Canh sang Chăm pa đặt quan hệ hòa hiếu, nhằm yên mặt nam để chống giặc Tống. Vua Chăm pa cậy thế hùng mạnh, đã bắt giữ các sứ thần.
Năm 982. sau khi đã đánh bại quân Tống, Lê Hoàn quyết định đem quân đánh Chăm pa, tiến thảng đến kinh đô, phá hủy thành trì rồi rút quân về. Quan hệ Việt - Chăm tạm yên.
- Quan hệ với nhà Tống sau chiến tranh bắt đầu hòa hoãn, tốt đẹp. Năm 982, 983 Lê Hoàn sai sứ sang Tống cầu phong, đặt lại quan hệ hòa hiếu.Năm 986, nhà Tống cử sứ bộ sang phong Lê Hoàn làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ, An Nam đô hộ, kinh triệu quận hầu. Lê Hoàn đã nhân đó trao trả nhà Tống hai tên tướng Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân.
Năm 987, nhà Tống cử Quốc tử giám bác sĩ là Lý Giác sang sứ nước ta. Với ý thức dân tộc, không chịu thua kém nước người, Lê Hoàn đã cử một nhà sư giỏi là Đỗ Thuận đóng giả làm Giang lệnh, chèo đò sang đón sứ. Ra giữa sông, Lý Giác nhìn thấy đôi ngỗng đang bơi, bèn ứng khẩu ngâm hai câu thơ :
Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha
Nghĩa là
Ngỗng kia, ngỗng một đôi
Ngửa mặt nhìn chân rời
Đỗ Thuận bình tĩnh vừa chèo đò vừa đọc tiếp :
Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba
Nghĩa là
Lông trắng phô nước biếc
Rẽ sóng, chèo hồng bơi
Lý Giác vừa ngạc nhiên vừa khâm phục và từ đó luôn luôn tỏ ra kính nể triều đình nhà Tiền Lê.
Năm 990, sứ nhà Tống là Tống Cảo sang nước ta phong thêm cho Lê Hoàn hai chữ “đặc tiến". Lê Hoàn đã dàn chiến thuyền trên sông để đón sứ, sau đó lên bộ cùng sứ thần đi ngựa về cung. Đến điện Minh Đức, Lê Hoàn nhận sắc phong nhưng không lạy, lấy cớ là vừa qua đi đánh giặc bị ngã ngựa, chân đau. Trong tiệc thết đãi, Lê Hoàn lại nói với Tống Cầu về tâu với vua Tống là từ sau, khi có quốc thư thì cho giao nhận ngay ở đầu địa giới, không phiền phải đến tận kinh đô nữa. Đề nghị này đã được vua Tống chấp nhận.
Năm 991, Lê Hoàn sai sứ sang Tống đáp lễ.
Năm 993, nhà Tống sai sứ sang phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ quận vương,tiếp đó năm 997, vua Tống lại phong Lê Hoàn làm Nam bình vương.
Quan hệ Việt - Tống tốt đẹp. Nhà Tiền Lê tuy chịu thần phục nhà Tống, hàng năm nộp cống đầy đủ, nhưng luôn luôn giữ vững tinh thần tự chủ, độc lập.
Năm 1005, Lê Hoàn chết. Các con của Lê Hoàn tranh chấp ngôi vua, đem quân đánh lẫn nhau. Năm 1006, viên tri Quảng Châu của nhà Tống dâng sớ xin đem quân xâm lược Đại Cồ Việt. Vua Tống đã khước từ, nói :"Họ Lê
Tình hình nội trị và ngoại giao thời Tiền Lê
- Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn bắt tay vào việc ổn định tình hình trong nước. Ngoài việc tổ chức lại chính quyền, mở mang đường sá, khuyến khích nhân dân sản xuất, nhà Lê phải lo chống lại các cuộc nổi dậy của nhân dân các vùng xa, đặc biệt là ở các châu phía nam.
Năm 989, quản giáp Dương Tiến Lộc được cử đi thu thuế ở hai châu Ái, Hoan, đã nhân đó liên kết với một số thủ lĩnh địa phương giữ châu, chống lại triều đình. Lê Hoàn phải cầm quân đi đánh dẹp.
Các năm 999, 1001, Lê Hoàn lại phải đem quân đánh dẹp các cuộc nổi dậy của người Hà Động, Cử Long (đều thuộc miền tây Thanh Hóa). Tình hình tạm yên trong một thời gian.
Năm 1008, dân hai châu Đô Lương, Vị Long (thuộc Tuyên Quang) nổi dậy. Lê Long Đỉnh đã cầm quân đi đánh. Tiếp đó, năm 1009, Lê Long Đỉnh lại phải đem quân đi đánh người châu Thạch Hà... (thuộc Hà Tĩnh).
Tình hình này vẫn còn diễn ra trong nhiều năm dưới thời Lý.
- Trong công cuộc ổn định tình hình ở phía nam, nhà Tiền Lê còn phải đối phó với những hoạt động xâm lấn của Chăm pa.
Năm 979, Khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, vua Chăm pa nghe lời xúi giục của Ngô Nhật Khánh (phò mã của nhà Đinh) đã cho thủy quân tiến ra, định xâm lấn vùng nam Đại Cồ Việt. Chẳng may, hạm thuyền Chăm pa bị bão tố đánh đắm, vua Chăm pa buộc phải chạy về nước.
Năm 980, sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã cử Từ Mục và Ngô Tử Canh sang Chăm pa đặt quan hệ hòa hiếu, nhằm yên mặt nam để chống giặc Tống. Vua Chăm pa cậy thế hùng mạnh, đã bắt giữ các sứ thần.
Năm 982. sau khi đã đánh bại quân Tống, Lê Hoàn quyết định đem quân đánh Chăm pa, tiến thảng đến kinh đô, phá hủy thành trì rồi rút quân về. Quan hệ Việt - Chăm tạm yên.
- Quan hệ với nhà Tống sau chiến tranh bắt đầu hòa hoãn, tốt đẹp. Năm 982, 983 Lê Hoàn sai sứ sang Tống cầu phong, đặt lại quan hệ hòa hiếu.Năm 986, nhà Tống cử sứ bộ sang phong Lê Hoàn làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ, An Nam đô hộ, kinh triệu quận hầu. Lê Hoàn đã nhân đó trao trả nhà Tống hai tên tướng Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân.
Năm 987, nhà Tống cử Quốc tử giám bác sĩ là Lý Giác sang sứ nước ta. Với ý thức dân tộc, không chịu thua kém nước người, Lê Hoàn đã cử một nhà sư giỏi là Đỗ Thuận đóng giả làm Giang lệnh, chèo đò sang đón sứ. Ra giữa sông, Lý Giác nhìn thấy đôi ngỗng đang bơi, bèn ứng khẩu ngâm hai câu thơ :
Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha
Nghĩa là
Ngỗng kia, ngỗng một đôi
Ngửa mặt nhìn chân rời
Đỗ Thuận bình tĩnh vừa chèo đò vừa đọc tiếp :
Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba
Nghĩa là
Lông trắng phô nước biếc
Rẽ sóng, chèo hồng bơi
Lý Giác vừa ngạc nhiên vừa khâm phục và từ đó luôn luôn tỏ ra kính nể triều đình nhà Tiền Lê.
Năm 990, sứ nhà Tống là Tống Cảo sang nước ta phong thêm cho Lê Hoàn hai chữ “đặc tiến". Lê Hoàn đã dàn chiến thuyền trên sông để đón sứ, sau đó lên bộ cùng sứ thần đi ngựa về cung. Đến điện Minh Đức, Lê Hoàn nhận sắc phong nhưng không lạy, lấy cớ là vừa qua đi đánh giặc bị ngã ngựa, chân đau. Trong tiệc thết đãi, Lê Hoàn lại nói với Tống Cầu về tâu với vua Tống là từ sau, khi có quốc thư thì cho giao nhận ngay ở đầu địa giới, không phiền phải đến tận kinh đô nữa. Đề nghị này đã được vua Tống chấp nhận.
Năm 991, Lê Hoàn sai sứ sang Tống đáp lễ.
Năm 993, nhà Tống sai sứ sang phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ quận vương,tiếp đó năm 997, vua Tống lại phong Lê Hoàn làm Nam bình vương.
Quan hệ Việt - Tống tốt đẹp. Nhà Tiền Lê tuy chịu thần phục nhà Tống, hàng năm nộp cống đầy đủ, nhưng luôn luôn giữ vững tinh thần tự chủ, độc lập.
Năm 1005, Lê Hoàn chết. Các con của Lê Hoàn tranh chấp ngôi vua, đem quân đánh lẫn nhau. Năm 1006, viên tri Quảng Châu của nhà Tống dâng sớ xin đem quân xâm lược Đại Cồ Việt. Vua Tống đã khước từ, nói :"Họ Lê
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thủy Lực
Dung lượng: 42,00KB|
Lượt tài: 8
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)