Ffghj

Chia sẻ bởi Lê Hùng Thạch | Ngày 11/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: ffghj thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

MÔN: NGỮ VĂN 7
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4điểm)

I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
1. Tục ngữ là:
A. Những câu hát tâm tình; những lời đối đáp trao duyên.
B. Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
C. Những làn điệu dân ca, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
D. Một thể loại chuyên viết về việc đấu tranh chống lại những hủ tục phong kiến.
2. Nghệ thuật tác giả dùng trong truyện “Sống chết mặc bay”:
A. Dùng những hình ảnh so sánh kết hợp phép tăng cấp.
B. Lời văn giàu hình ảnh cảm xúc bộc lộ tính cách nhân vật.
C. Kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp.
D. Dùng những hình ảnh phóng đại để tô điểm cho các vụ kiện.
3. Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?:
A. Văn học dân gian. B. Văn học viết.
C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ.
4. Câu "Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy" đã rút gọn thành phần nào của câu?
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Chủ ngữ và vị ngữ
5. Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?
A. Làm cho câu ngắn gọn.
B. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ.
C. Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
6. Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?
A. Tranh luận B. So sánh C. Ngợi ca C. Phê phán
7. Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Mẹ đang nấu cơm B. Lan được thầy giáo khen
C. Trời mưa to D. Trăng tròn
8. Trong bài “Ý nghĩa văn chương”, theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người.
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
D. Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.

II. Ghép một ý ở cột A với một ý ở cột B cho thích hợp. (1 điểm)
A
B
Trả lời

1. Câu chủ động
a. Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ vị.
1(

2(

3(

4(

2. Câu đặc biệt
b. Là loại câu đã lượt bỏ một số thành phần.


3. Câu rút gọn
c. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người,
vật khác hướng vào.


4. Câu bị động
d. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động
hướng vào người, vật khác.



III. Điền dấu “x” vào ô vuông ở cuối những câu tục ngữ. (1điểm)
1. Tấc đất, tấc vàng. 5. Đầu tắt mặt tối.
2. Học ăn học nói, học gói học mở. 6. Chân lấm tay bùn.
3. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. 7. Gội gió tắm mưa.
4. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa. 8. Mắt nhắm mắt mở.


C5: Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: NGỮ VĂN 7

A/ Trắc nghiệm: (4 điểm)
I/ Mỗi ý đúng 0.25đ

1
2
3
4
5
6
7
8

B
C
A
A
C
C
B
D

II. Mỗi ý đúng 0.25 điểm
1(d 2(a 3(b 4(c
III. Mỗi câu đúng 0.25 điểm
Các câu tục ngữ là : 1; 2; 3;
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hùng Thạch
Dung lượng: 44,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)