Dung dich

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoàng Linh | Ngày 23/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: dung dich thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ GIỜ
Môn Hóa học
Tiết 62 – Bài 40: DUNG DỊCH
LỚP: 8A
GVGD: Phạm Kim Xuyến
Chương 6: Dung dịch
Dung dịch là gì?
Độ tan là gì?
Nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch là gì?
Làm thế nào pha chế được dung dịch theo nồng độ cho trước?
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
II – DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA. DUNG DỊCH BÃO HÒA
III – LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HÒA TAN CHẤT RẮN TRONG NƯỚC XẢY RA NHANH HƠN ?
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
Thí nghiệm 1:
Cho 1 thìa đầy đường vào cốc nước (cốc 1), khuấy nhẹ (hình 6.1)
Hình 6.1
Quan sát, nhận xét: Đường có tan trong nước không?
1. Thí nghiệm
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
Thí nghiệm 1:
→Đường tan được trong nước. Tạo thành nước đường
Nước đường
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
Thí nghiệm 2:
a) Cho 5 giọt dầu ăn vào cốc đựng xăng (cốc 2), khuấy nhẹ
Quan sát, nhận xét: Dầu ăn có tan trong xăng không?
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
Thí nghiệm 2:
a) Dầu ăn tan trong xăng. Tạo thành hỗn hợp xăng và dầu ăn
Dầu ăn
Xăng
Hỗn hợp đồng nhất xăng và dầu ăn
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
Thí nghiệm 2:
b) Cho 5 giọt dầu ăn vào cốc đựng nước (cốc 3), khuấy nhẹ
Quan sát, nhận xét: Dầu ăn có tan trong nước không?
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
Thí nghiệm 2:
→ Dầu ăn không tan trong nước.
Dầu ăn
Nước
Nối các ý ở cột A với các câu ở cột B để được một câu hoàn chỉnh
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
Thí nghiệm (SGK)
Kết luận
Dung môi là chất có thể hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch
Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
II – DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA. DUNG DỊCH BÃO HÒA
Thí nghiệm 3
Cho 1 thìa đầy đường vào cốc chứa 20ml nước (cốc 4), khuấy cho tan hết (dung dịch 1)
Cho tiếp 1 thìa đầy đường vào dung dịch 1 khuấy đều (dung dịch 2)
? Quan sát, nhận xét: Dung dịch 1 có hòa tan được hết đường không?
-Tiếp tục cho 10 thìa đầy đường vào dung dịch 2, vừa cho vừa khuấy
? Quan sát nhận xét: Dung dịch 2 có hòa tan hết được đường không?
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
II – DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA. DUNG DỊCH BÃO HÒA
Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để được một khẳng định đúng
Ở một nhiệt độ xác định
Dung dịch……………………..là dung dịch có thể hòa tan thêm được chất tan
Dung dịch……………………là dung dịch không thể hòa tan thêm được chất tan
bão hòa
chưa bão hòa
đồng nhất
bão hòa
bão hòa
chưa bão hòa
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
II – DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA. DUNG DỊCH BÃO HÒA
Ở một nhiệt độ xác định:
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm được chất tan
Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm được chất tan
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
II – DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA. DUNG DỊCH BÃO HÒA
III – LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HÒA TAN CHẤT RẮN TRONG NƯỚC XẢY RA NHANH HƠN ?
Cốc 1
Để yên
Cốc 2
Khuấy đều
? Qua thí nghiệm mô phỏng sau hãy phán đoán xem quá trình hoà tan của chất rắn xảy ra nhanh hơn trong những trường hợp nào? Tại sao? (Biết rằng thể tích nước, khối lượng chất rắn và thời gian thực hiện đều như nhau)
Chất rắn bị hòa tan trong nước nhanh hơn khi ta khuấy là vì nó luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
II – DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA. DUNG DỊCH BÃO HÒA
III – LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HÒA TAN CHẤT RẮN TRONG NƯỚC XẢY RA NHANH HƠN ?
Cốc 1
Để yên
Cốc 3
Đun nóng
? Qua thí nghiệm mô phỏng sau hãy phán đoán xem quá trình hoà tan của chất rắn xảy ra nhanh hơn trong những trường hợp nào? Tại sao?
Chất rắn bị hòa tan nhanh hơn vì ở nhiệt độ càng cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
II – DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA. DUNG DỊCH BÃO HÒA
III – LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HÒA TAN CHẤT RẮN TRONG NƯỚC XẢY RA NHANH HƠN ?
Cốc 1
Để yên
Cốc 4
Nghiền nhỏ
? Qua thí nghiệm mô phỏng sau hãy phán đoán xem quá trình hoà tan của chất rắn xảy ra nhanh hơn trong những trường hợp nào? Tại sao?
Khi chất rắn bị nghiền nhỏ, kích thứơc của chất rắn càng nhỏ thì chất rắn bị hòa tan càng nhanh vì gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước
I – DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH
II – DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA. DUNG DỊCH BÃO HÒA
III – LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HÒA TAN CHẤT RẮN TRONG NƯỚC XẢY RA NHANH HƠN ?
Muốn chất rắn tan nhanh trong nước ta thực hiện 1 hoặc đồng thời các biện pháp sau:
Khuấy dung dịch
Đun nóng dung dịch
Nghiền nhỏ chất rắn
CỦNG CỐ
Trộn 1 ml rượu etylic với 10 ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng:
Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước
Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic
Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi
Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là dung môi vừa là chất tan
A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước
DẶN DÒ
Làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 6 (SGK/138)
Học bài
Xem trước nội dung bài 41
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoàng Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)