DU LỊCH BẠC LIÊU

Chia sẻ bởi La Thị Đang | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: DU LỊCH BẠC LIÊU thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

DU LỊCH BẠC LIÊU
Dân Bạc Liêu đi khắp đó đây, có thể người ta không biết nhiều về miệt quê này, nhưng sẽ luôn có một câu mà ai cũng biết “A, thì ra anh chàng này là người ở đất Công Tử Bạc Liêu”.
Bạc Liêu là nơi có nhiều dân tộc cộng cư, vì vậy cũng là nơi hội tụ nhiều dòng văn hóa của người Kinh, Hoa và Kh’mer. Những dân tộc này đã “chung vai sát cánh” từ thuở cùng nhau mở đất cho đến thời kỳ chống giặc ngoại xâm, cũng như giai đoạn đổi mới hôm nay. Đó cũng là quá trình hình thành nên một dòng văn hóa đậm đà bản sắc Bạc Liêu, trong đó đặc biệt là một “tính cách Bạc Liêu” rất độc đáo.
Qua những giai thoại, tư liệu ngày xưa để lại và trên những thước phim, vở tuồng…, Bạc Liêu được bạn bè gần xa biết đến nhờ có một anh chàng Hắc công tử “đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu” và những kiểu chơi độc đáo, xa hoa không ai sánh bằng. Thật ra tính cách Bạc Liêu cũng có những nét “hao hao” của vị Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy nổi đình nổi đám này.
Nếu gạt đi những yếu tố tiêu cực của kẻ lắm của nhiều tiền, ăn chơi phung phí mà gạn đục khơi trong thì phải khẳng định cá tính phóng khoáng hầu hết đều có ở người dân Bạc Liêu từ giàu đến nghèo. Trong việc chi phí sinh hoạt, giao tiếp họ không tính toán chi li. Những người tuy có khi bị cho là “ít chữ nghĩa”, nhưng lại chủ động và ân cần về mặt chi phí.
Về quê hương của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, ai cũng muốn một lần lắng nghe “Dạ Cổ Hoài Lang”, để nhớ lại cái thuở mới sơ khai của điệu Vọng cổ và sắc màu của làn điệu Phương Nam. Nếu đã có lần về thăm Bạc Liêu, bạn hãy một lần nghe qua đờn ca tài tử nơi vùng sông nước này.

* Lễ hội “Dạ cổ hoài lang”

“Dạ cổ hoài lang” được diễn ra 3 ngày từ 13 -15/8 âm lịch hằng năm tại Khu lưu niệm của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, phường 2, TX Bạc Liêu. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, giao lưu đờn ca tài tử, hội chợ Thương mại - du lịch, ẩm thực Nam bộ … với sự tham gia của đông đảo du khách, đặc biệt là giới văn, nghệ sĩ.
Chính vì tính cách phóng khoáng, “chịu chơi” như nói trên mà nhiều người Bạc Liêu mê cái “ngón” đờn ca tài tử, đặc sản văn hóa phi vật thể của người xứ Nam Bộ nói chung và của đất Bạc Liêu nói riêng.
Họ đam mê theo kiểu di truyền từ đời ông sang đời cha, từ đời cha sang đời con. Hát để nghe chơi nên không ai câu nệ giá trị những giải thưởng từ những liên hoan, hội thi…Từ việc hát ở nông thôn trong những bữa tiệc quê, đờn ca tài tử hiện đã được liệt kê vào danh sách công nhận di sản văn hóa phi vật thể của Bạc Liêu.
Miền đất Bạc Liêu còn hấp dẫn người ta bởi những ưu thế về du lịch. Đến Bạc Liêu du khách sẽ được đi tham quan khu du lịch sinh thái vườn nhãn Bạc Liêu và nếm hương nhãn ngọt ngào, thơm ngát. Du khách được thưởng thức bánh xèo A MẬT tại vườn nhãn, vừa ăn bánh vừa nghe các ca sĩ đổ câu vọng cổ nổi tiếng “từ là từ phu tướng…” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu thì còn gì bằng!
Người Bạc Liêu có tính bộ trực, thẳng thắn nhiệt tình, hiếu khách. Trong nói năng, không đôi co dài dòng, không “văn hoa mỹ tự”, mà chủ yếu là tinh thông nghĩa lý, muốn nói gì thì nói thẳng.
Không gian đất rộng, người thưa nên cũng hình thành phong cách “ăn to nói lớn”, nói năng thật rõ, thật to để cho người nghe hiểu thông ý mình. Những thành ngữ, ca dao, điệu hò Bạc Liêu: “Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi, qua khúc sông này bờ bụi tối tăm”…là những chứng minh xác thực nhất về tính cách trừu tượng phu hảo hán.
Ngoài ra, du khách có thể đi tham quan vườn chim Bạc Liêu hay đi một tour du lịch sinh thái biển như Biển Nhà Mát - Khu du lịch Phật bà Nam Hải nổi tiếng linh thiêng; hay chạy dọc biển Đông đi thẳng đến khu du lịch Gành Hào đến Kinh Tư ruộng muối, đi ra biển câu mực hoặc tham gia đánh bắt gần bờ quả là một thú vui.
Lễ hội Quán âm Nam Hải giàu giá trị văn hóa tâm linh, diễn ra 3 ngày từ ngày 21 - 23/3 âm lịch hàng năm tại Khu Phật bà Nam hải, phường Nhà Mát, TX Bạc Liêu. Lễ hội thu hút rất đông đảo khách hành hương trong và ngoài tỉnh đến đây tham quan, chiêm bái.
Lễ hội nghinh ông với nghi thức ra khơi của hơn 300 tàu đánh cá đầy ấn tượng, diễn ra ngày 10/3 âm lịch tại Lăng Ông thị trấn Gành hào, huyện Đông Hải.
Cá tính, nhiệt tình, thật thà, chất phác còn được thể hiện khá rõ nét trong suy nghĩ cũng như trong sinh hoạt hàng ngày đối với người Kh’mer ở Bạc Liêu. Họ nói năng ý tứ, ngắn gọn, đơn giản. Trong lao động rất nhiệt tình, có ưu thế trong lao động trực tiếp, thường làm việc quần quật để lo kinh tế cho gia đình và luôn có ý thức trách nhiệm cao để đóng góp cho cộng đồng.
Vì vậy, nhà cửa của họ có thể là nhà tranh lợp lá lụp xụp, nhưng ngôi chùa phải được cộng đồng góp công, góp của xây dựng lộng lẫy, uy nghi. Điển hình là chùa Xiêm Cán (Vĩnh Trạch Đông, TX Bạc Liêu), chùa Cái Giá (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi). Còn tính đoàn kết của người Hoa ở Bạc Liêu thể hiện rõ qua các Bang, Hội đồng hương hoặc các Kiến họ.
Đây là lễ cúng trăng được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch của dân tộc Kh’mer, nhằm tưởng nhớ và tạ ơn Mặt trăng. Người Kh’mer coi Mặt trăng là vị thần điều động mùa màng trong năm, đồ cúng chính là món cốm dẹp. Trong dịp lễ này người Kh’mer còn tổ chức hội đua ghe ngo truyền thống rất tưng bừng và náo nhiệt.
Ngày nay, tính cách Bạc Liêu vẫn được giữ gìn và phát huy. Cùng với những danh lam thắng cảnh thu hút du khách, chính những con người Bạc Liêu hiếu khách, hào hiệp nghĩa khí và phóng khoáng này đã giữ được chân bạn bè mình ở lại lâu hơn.

Không ít chàng trai từ tận miền Trung, miền Bắc về ở rể xứ Bạc Liêu, cũng không ít người trai Bạc Liêu đã “mê hoặc” được những cô gái thành thị…Bạc Liêu trong mắt du khách đẹp hơn có lẽ nhờ tính cách Bạc Liêu.
Xin chào ! hẹn gặp lại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: La Thị Đang
Dung lượng: 3,58MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)