DT HKII ngu van L 7- MT.doc

Chia sẻ bởi Ktv Duy Nam | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: DT HKII ngu van L 7- MT.doc thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:




PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐỒNG RÙM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------- --------------------------------------


ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008 -2009
MÔN : NGỮ VĂN - KHỐI 7
THỜI GIAN: 90 phút


CÂU 1: ( 1.5 điểm) Giải thích thành ngữ “Oan Thị Kính”
CÂU 2: ( 1 điểm) Điền từ thích hợp để hoàn thiện khái niệm sau:
............................. là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được người, vật của hoạt động khác hướng vào.
CÂU 3: ( 1 điểm) Chuyển đổi câu sau thành câu bị động:
Mọi người yêu mến em.
CÂU 4: ( 1.5 điểm) Tìm cụm C_V làm thành thành phần câu? Cho biết cụm C-V ấy làm thành phần gì?
Những con chim non nhảy nhót trên cành báo hiệu mùa xuân.
CÂU 5: ( 5 điểm) Tập làm văn
Em hãy giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
















Tân Thành, ngày 15 tháng 4 năm 2009
Giáo viên



Nguyễn Minh Thành





PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐỒNG RÙM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------- --------------------------------------

ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 7

CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM

1
 Thành ngữ “Oan Thị Kính” để nói về những nỗi oan ức quá mức, cùng cực và không thể nào giải bày được.

1.5 điểm

2
 Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
1 điểm

3
 Chuyển thành câu bị động: Em được mọi người yêu mến.
1 điểm


4
Cụm C-V làm thành phần câu:Những con chim non nhảy nhót trên cành.
Cụm C-V làm thành phần chủ ngữ.
1 điểm

0.5 điểm

5
 a.Mở bài:
- Chịu ơn và biết ơn là đạo lí làm người.
- Dân tộc Việt Nam đã có truyền thống đạo lí đó.
- Để khuyên nhủ mọi người tục ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
b.Thân bài:
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ
+ Khi ăn quả thơm ngon, phải nhớ công lao vất vả của người trồng nên cây đó.
+ Khi hưởng một thành quả nào đó phải nhớ công ơn của người tạo nên thành quả ấy.
- Vậy vì sao” Ăn quả “ phải “nhớ kẻ trồng cây “
+ Vì những người “ trồng cây” đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ thậm chí cả máu xương để ta có cuộc sống hôm nay. ( Cha mẹ, thầy cô, những bậc tiền nhân ...)
+ Nhớ ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Hiểu như vậy phải hành động thế nào.
+ Tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa.
+ Ra sức học tập
+ Thương yêu kính trọng cha mẹ, thầy cô.
c. Kết bài:
- Mỗi thành quả ta được hưởng thụ là công sức của bao người.
- Thái độ biết ơn.

1 điểm





1 điểm




1 điểm




1 điểm



1điểm


Tân Thành, ngày 15 tháng 4 năm 2009
Giáo viên



Nguyễn Minh Thành




PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐỒNG RÙM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------- --------------------------------------

MA TRẬN
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 7

CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Ở CẤP THẤP
VẬN DỤNG Ở CẤP CAO

VĂN

Câu 1
Điểm: 1.5




TIẾNG VIỆT
Câu 2
Điểm: 1








Câu 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ktv Duy Nam
Dung lượng: 52,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)