Đt &ĐA HSG văn 7 Đáp Cầu
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Loan |
Ngày 11/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đt &ĐA HSG văn 7 Đáp Cầu thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Phòng gD&ĐT TP BẮC NINH
THCS ĐÁP CÂÙ
Đề THI SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu1: (2điểm) Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những
câu thơ sau:
“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiép ai sầu hơn ai ?”
(“Sau phút chia ly “- Đoàn Thị Điểm)
Câu 2. (2,0 điểm)
Đọc bài ca dao sau:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?
Trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi cuối bài thơ ?
Câu 3. (6,0 điểm)
Chứng minh ca dao là tiếng nói tình cảm của con người Việt Nam .
Phòng gD&ĐT TP BẮC NINH
THCS ĐÁP CẦU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI
Năm học: 2011-2012
Môn: Ngữ văn 7
Câu 1: (2,0) điểm
*Yêu cầu:
- Chỉ ra các biện pháp tu từ: (1 đ)
+ Phép đối: Cùng trông lại / Cùng chẳng thấy
+ Điệp từ , điệp ngữ : Cùng , thấy ,ngàn dâu
+ Phép ẩn dụ : Ngàn dâu xanh ngắt
+ Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ: (1 đ)
+Phép đối :Thể hiện sự ngóng trông , nhớ thương của ngời chinh phụ
+ Điệp ngữ chuyển tiếp: Thấy, ngàn dâu làm cho câu thơ liền mạch làm nổi bật nỗi sầu ,nỗi buồn li biệt diễn ra triền miên khôn nguôi diễn ra trong tâm hồn ngời chinh phụ
+Phép ẩn dụ : Gợi sự li biệt xót xa trải rộng trong lòng ngời chinh phụ
+ Câu hỏi tu từ : Cực tả nỗi buồn của nàng chinh phụ trong sự trông ngóng nhớ thương
Câu 2: (2,0 điểm)
* Yêu cầu về nội dung:
Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của một địa danh được coi là “biểu tượng thu nhỏ” của Đất nước Việt Nam: Cảnh Hồ Gươm với các nét đặc sắc mang trong mình âm vang lịch sử và văn hoá.
Những ý tình gợi lên từ câu hỏi cuối bài ca dao:
+ Đây là câu hỏi rất tự nhiên, âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. Đây là dòng thơ xúc động, sâu lắng nhất trong bài ca dao, tác động trực tiếp vào tình cảm của người đọc, người nghe
(0,50 điểm)
+ Câu hỏi nhưng để khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của ông cha ta qua nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và những cảnh trí khác của Hồ Gươm trong bài được nâng lên tầm non nước, tượng trưng cho non nước. (0,5 điểm)
+ Câu hỏi còn hàm ý nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn, xây dựng non nước cho xứng đáng với truyền thống cha ông.(0,5 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm)
Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu mạch lạc.
Câu 3: (6,0 điểm)
Nội dung ( Mở bài : 1 điểm ; Thân bài : 4 điểm ; Kết bài : 1 điểm)
Mở bài:
Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh
Giới hạn của đề
Thân bài:
Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình ( 3 điểm)
Ca dao là tiếng nói của tình cảm bạn bè, thầy cô ...( 2 điểm)
Ca dao là tiếng nói của tình cảm quê hương đất nước ( 3 điểm)
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề
Cảm nghĩ
Hình thức
Viết đúng thể loại, đúng bố cục .
Các luận điểm phần Thân bài phải rõ.
Không có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Loan
Dung lượng: 52,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)