Dsfrhth

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Đẩu | Ngày 08/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: dsfrhth thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:

UBND THỊ XÃ GIA NGHĨA KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯƠNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU NĂM HỌC 2012-2013 Họ tên …………………………………………………… MÔN KHOA HỌC 4
Thời gian: 40 phút
Ngày kiểm tra 26/12/2012
Điểm
Lời phê của thầy cô







I. Trắc nghiệm: Khoanh vào câu trả lời đúng.

Câu 1. Để có cơ thể khoẻ mạnh, chúng ta cần ăn:
A. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều tinh bột.
B. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất béo.
C. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng.
D. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất đạm.
E. Tất cả các ý trên.

Câu 2. Việc không nên làm để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm :
A. Chọn thức ăn tươi sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.
B. Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hoặc hộp bị thủng, phồng, han gỉ.
C. Dùng nước sạch để rửa thưc phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
D. Thức ăn được nấu chín, nấu xong ăn ngay.
E. Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.

Câu 3. Để phòng bệnh do thiếu i-ốt, hằng ngày chúng ta nên sử dụng:
A. Muối tinh.
B. Bột ngọt.
C. Muối hoặc bột canh có bổ sung i-ốt.

Câu4. Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần:
A. Ăn nhiều thị cá
B. Ăn nhiều hoa quả.
C. Ăn nhiều rau xanh.
D. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lý.

Câu 5. Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của:
A. Những người làm ở nhà máy nước.
B. Các bác sĩ.
C. Những người lớn.
D. Tất cả mọi người.

Câu 6. Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành đá là hiện tượnh:
A. Ngưng tụ.
B. Đông dặc.
C. Nóng chảy.
D. Bay hơi.

II. Tự luận:
Câu 1. Em hãy nêu những việc cần làm để phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2. Những nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 3. Em cần làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4. Nêu ví dụ thực tiễn chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
HƯỠNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm

Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án
E
B
C
D
D
B


II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1. ( 2 điểm )
- Giữ vệ sinh ăn uống, ăn uống sạch sẽ.
- Giữ vệ sinh cá nhân: rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ vệ sinh môi trường: sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; xử lí phân, rác thải đúng cách, diệt ruồi, muỗi thường xuyên.

Câu 2. ( 2 điểm )
- Xả rác, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước , lũ lụt…
- Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lí, xả thảng vào sông hồ.
- Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cọ,…làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.
- Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu,…

Câu 3. ( 2 điểm )
- Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối.
- Chấp hành tốt quy định về an toàn đường thuỷ
- Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn hoặc phương tiện cứu hộ.
( Học sinh có thể đưa ra các đáp án khác nhau tuỳ thuộc vào thực tế cuộc sống, nếu đúng cho điểm )

Câu 4. ( 1 điểm ) : Làm nhà máy thuỷ điện, hoà tan đường, hoà tan muối trong nấu ăn…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Đẩu
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)