Dồng dao ganh gánh gồng gồng

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Ngọc Liên | Ngày 05/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: dồng dao ganh gánh gồng gồng thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng” và hiểu nội dung của bài ( nói về trò chơi gánh củi, nấu ăn của các em bé và tình cảm của bé đối với những người thân trong gia đình)
- Rèn kĩ năng đọc rõ lời và đúng nhịp điệu bài đồng dao
- Giáo dục trẻ tình cảm trong gia đình, biết quan tâm yêu thương đến những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử minh họa nội dung bài đồng dao, bài hát được chuyển thể từ bài đồng dao “gánh gánh gồng gồng”
- Trang phục, đồ dùng: Áo bà ba, khăn choàng, quang gánh, xoang nồi, chén đũa
III. Tiến trình thực hiện

NỘI DUNG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG



HĐ1: Hoạt cảnh chơi gia đình
Thời gian:
3 - 5 phút


HĐ2: Bé đọc đồng dao
"Gánh gánh gồng gồng”Thời gian:
15-17 phút




























HĐ3: Nghe hát gánh gánh gồng gồng
Thời gian:
2-3 phút


- Trẻ cùng chơi " gia đình nấu ăn"
- Cô đặt câu hỏi để hỏi, trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình
+ Các con đang chơi gì ? ( Chơi gia đình)
+ Gia đình bạn đang làm gì ?( gánh củi, nấu cơm)
- Cô khái quát lại: Các bạn đang chơi gánh củi, nấu cơm chia cho gia đình cùng ăn những hình ảnh đó gợi cho chúng ta nhớ đến bài đồng dao gì?
- Cô giới thiệu bài đồng dao: Gánh gánh gồng gồng
- Cả lớp đọc(1 lần)
- Cô đọc đồng dao lần 1
Giải thích: cách đọc bài đồng dao "Gánh gánh gồng gồng”có nhịp 2.2 mỗi câu thơ có 2 nhịp , khi đọc các con chú ý nghỉ nhịp cho đúng như đọc gánh gánh/ gồng gồng /
- Cô đọc lần 2 kết hợp gõ nhịp bằng mõ
- Trẻ quan sát các hình ảnh minh họa trên PP, nêu lên một số nhận xét và suy nghĩ của mình
* Đàm thoại:
+ Các con vừa đọc đồng dao gì? ( Gánh gánh gồng gồng)
+ Em bé chơi trò chơi gì? ( trò chơi gánh củi,xây bếp để nấu
cơm nếp )
+ Em bé chia cơm cho những ai?( bố, mẹ, bà anh và chị)

+ Các con thấy tình cảm em bé đối với những người thân như thế
nào? (Em bé rất yêu thương và quan tâm đến những người thân trong gia đình)
+ Thế còn lớp mình thì sao? Đối với ông, bà, bố mẹ, anh, chị em các con cần phải làm gì?( Trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình)
- Cô khái quát và kết hợp giáo dục trẻ: Các bạn ở lớp mình cũng hãy ngoan như em bé trong bài đồng dao vậy nhé. Trong gia đình, các con cũng phải biết quan tâm, yêu thương những người thân trong gia đình.
- Trẻ đọc đồng dao: Cô nhắc trẻ đọc rõ lời, ngắt nhịp đúng theo nhịp 2.2
- Trong quá trình trẻ đọc cô theo dõi, nhấn mạnh, động viên, sửa sai cho trẻ
+ Cả lớp đọc: 2 lần
+ Tổ đọc thơ: 2 tổ
+ Nhóm đọc: 2 nhóm
+ Cá nhân đọc: 1-2 trẻ
+ Tập thể đọc lại 1 lần kết hợp vỗ tay
* Chơi "Thi tài"
- Chia trẻ làm 2 đội thi đọc đồng dao xem đội nào đọc đúng nhịp và hay hơn thì đội đó chiến thắng.
- Đội 1đọc, đội 2 gõ đệm và ngược lại ( Mỗi đội đọc 1 lần)
* Chuyển hoạt động: Giới thiệu bài đồng dao còn phổ thành nhạc bài hát "Gánh gánh gồng gồng”.Cô cháu mình cùng nghe và minh họa theo lời bài hát ( 1-2 lần)
* Kết thúc: Cô trẻ cùng đi ra ngoài.







Còn nhỏ nên em bé chưa được phép làm những việc của người lớn, thế nhưng các bé đã biết tạo nên những trò chơi như gánh củi, nấu cơm, chia phần cho bố, mẹ, anh, chị ,em để vui chơi với nhau và ngay cả trong trò chơi, em bé cũng biết nghĩ đến những người thân trong gia đình, biết yêu thương, chia sẽ những cái mà em bé có.







1. Hoạt động 1: Đồng dao “Gánh gánh gồng gồng”
Ổn định cả lớp, cô giáo bật mí hôm nay sẽ có một điều đặc biệt dành cho lớp mình.
Đó là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Ngọc Liên
Dung lượng: 46,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)