Đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học

Chia sẻ bởi Lê Thị Nguyên | Ngày 12/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: Đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

vc
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ ĐẾN THĂM LỚP
CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC


BÁO CÁO VIÊN
HÀ VĂN GIAO
vc
I. MỤC TIÊU MÔN TOÁN TIỂU HỌC:
1.Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.
2. Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.
3. Góp phần bước đầu phát triển tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và các giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập Toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

vc
II. Kiến thức kỹ năng môn Toán tiểu học.
Lớp 1:
+ Các số đến 100 (đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100). Cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100.
+ Đọc, viết cộng trừ các số theo đơn vị đo xăngtimet, đọc giờ đúng, có hiểu biết về tuần lễ, ngày trong tuần.
+ Biết giải bài toán có 1 phép tính cộng hoặc trừ.
+ Nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

vc
2. Lớp 2:
+ Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000. Cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. khái niệm ban đầu về nhân chia, bảng nhân chia 2, 3,3,4, 5. Tìm giá trị biểu thức có đến phép tính (cộng, trừ, nhân, chia).
+ Giới thiệu về lít, kg, tiền. Mở rộng đơn vị đo độ dài đến mm, dm, km.
+ Đường gấp khúc, tứ giác, hình chữ nhật.
+ Giải bài toán có 1 phép tính.

vc
3. Lớp 3:
+ Các số đến 100000. Hoàn thiện bảng nhân, bảng chia. Phép nhân, phép chia phạm vi 1000. Phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số không liên tiếp và không quá 2 lần phép chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.
+ Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
+ Giải bài toán có 2 bước tính.
vc
4. Lớp 4.
+ Hoàn thiện số tự nhiên, các phép tính với số tự nhiên. Tính chất giao hoán, kết hợp. Tính giá trị biểu thức có đến 3 phép tính, biểu thức chữ.
Phân số, các phép tính về phân số. Tỉ số, các yếu tố thống kê.
+ Giới thiệu giây, thế kỷ, tấn, dag, hg.
+ Góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. Hình bình hành, hình thoi. Vẽ, tính diện tich hình bình hành, hình thoi.
+ Giải toán có đến 3 bước tính; giải các bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu; tổng (hoặc hiệu) và tỉ số; tìm phân số của một số.
vc
5. Lớp 5.
+ Bổ sung về phân số và hỗn số. Số thập phân, các phép tính với số thập phân.
+ Tỉ số phần trăm, mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm và số thập phân, số thập phân và phân số.
+ Vận tốc, quan hệ giữa vận tốc, quãng đường và thời gian.
+ Các đơn vị về diện tích, thể tích, vận tốc.
+ Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình cầu. Tính diện tích hình tam giác, hình thang. Chu vi và diện tích hình tròn. Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
vc
III Sự liên hệ giữa các mạch kiến thức:
+ Chương trình Toán tiểu học dựa vào một số nội dung có nhiều ứng dụng trong học tập và đời sống. Coi trọng công tác thực hành toán học đặc biệt là thực hành giải quyết vấn đề trong học tập và trong đời sống.
+ Được sắp xếp theo nguyên tắng đồng tâm hợp lý, mở rộng và phát triển dần theo các vòng số, từ các số trong phạm vi 10, 100, 1000, 10000, 100000 đến các số có nhiều chữ số. Số thập phân đảm bảo tính hệ thống và thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên.
+ Dạy học số học tập trung vào số tự nhiên và số thập phân. Dạy học phân số chỉ giới thiệu một số nội dung cơ bản và sơ giản nhất phục vụ chủ yếu cho dạy học số thập phân và một số ứng dụng trong thực tế. Các yếu tố đại số được tích hợp trong số học, góp phần làm nổi rõ dần một số quan hệ số lượng và cấu trúc của các tập hợp số. VD: Dạy học giải toán, ngay từ lớp 1, phần bài giải bao gồm đầy đủ: câu giải, phép tính, đáp số thống nhất với các lớp 2,3,4,5.
vc
IV.Một số điều cần chú ý trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mônt toán ở tiểu học.
1. Thông cảm và yêu thương học sinh, động viên các em học tập là chính, không làm tổn thưong danh dự, lòng tự trọng của học sinh. Dạy học vì học sinh, cho học sinh.
2. Một số lưu ý về thực hiện chương trình:
a. Nguyên tắc:
Đảm bảo mục tiêu dạy học.
Đảm bảo kế hoạch dạy học.
Không dồn tiết, dồn chương.
vc
b. Tổ chức thực hiện:
Giáo viên phụ trách căn cứ đối tượng học sinh đề xuất việc điều chỉnh cho phù hợp.
Tổ chuyên môn theo dõi và kiểm soát.
Quản lý nhà trường xem xét, quyết định và chỉ đạo.
c. Lưu ý:
Xác định đúng kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất, cần thiết nhất, không dạy quá chương trình, yêu cầu cao hơn chuẩn đối với học sinh. Không tự làm khó mình, làm khó học sinh.
vc
- Không áp đặt, nhồi nhét, không nóng vội. Hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện.
Tăng cường gắn kiến thức đã học với thực tiễn để học sinh hứng thú học tập.
Mỗi tiết học trung bình 35 phút, giáo viên có thể tự điều chỉnh thời gian với các tiết dạy cho phù hợp với việc học của học sinh.
Không nhất thiết hết giờ phải hết bài, không nhất thiết dạy xong bài phải làm hết các bài tập trong sách giáo khoa. Bài học phân phối ở tuần này có thể dạy sang tuần sau để học sinh hiểu kỹ bài đã học. Không chạy theo số lượng.
vc
Giáo viên có thể điều chỉnh nội dung trong sách giáo khoa để học sinh dễ hiểu hơn nắm vững bài, không nhất thiết phải dạy hoàn toàn như sách giáo khoa, sách giáo viên.
Giáo viên toàn quyền lựa chọn nội dung và phương pháp cho phù hợp với nhận thức của học sinh trong lớp. Giáo viên có toàn quyền xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả của học sinh trong lớp.
- Nếu học sinh chưa hiểu bài phải dạy cho học sinh hiểu bài mới chuyển sang bài khác.

vc
3. Một số điều cần chú ý trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy.
a. Nắm vững mục tiêu của từng môn học trong cả cấp học.
Điều này sẽ giúp giáo viên:
Nhận biết được khả năng tư duy đặc biệt của trẻ (khi trẻ chiếm lĩnh tri thức vượt trội)
Nhận biết khiếm khuyết ở một phần nào của nội dung một bộ môn của trẻ (hay sự mất căn bản của trẻ ở giai đoạn nào)
- Biết mức tối thiểu kiến thức cần có ở một môn học của một lớp nào đó (trình độ chuẩn) trong một cấp học để giúp học sinh vượt qua và tiếp tục học tập với bạn
vc
b. Có khả năng phân tích chương trình:
Phân tích ngang: phân tích nội dung môn học từng học kỳ, tháng, tuần.
Phân tích dọc: nắm vứng nội dung của môn học trong suốt một năm .
Trên cơ sở có khả năng phân tích chương trình sẽ xác định đúng vị trí, mục tiêu trọng tâm của nội dung một tiết học, bài học trong chương trình.
vc
c. Nắm vững phương pháp giáo dục cơ bản để có thể đổi mới.
Mỗi tiết, mỗi bài cần có sự vận dụng cụ thể một phương pháp, hình thức dạy học linh hoạt để khuyến khích tất cả lớp cùng tham gia, không để bất kỳ học sinh nào đứng ngoài cuộc. Để thực hiện được điều này, giáo viên càng chuẩn bị kế hoạch hướng dẫn tổ chức lớp hoạt động hợp lý, chuẩn bị hệ thống câu hỏi dành cho từng đối tượng học sinh.
Đảm bảo 3 giai đoạn học tập:
+ Giai đoạn học tập cơ bản: đây là giai đoạn giáo viên thực hiện kiến thức cơ bản trong 1 tiết học hay 1 bài học hoặc 1 chương trình.
+ Giai đoạn thực hành: giai đoạn hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức cơ bản để luyện tập.
+ Giai đoạn học tập sâu: giai đoạn vận dụng, sáng tạo, dành cho học sinh khá giỏi đòi hỏi phải dẫn dắt sâu hơn.
vc
v. Đổi mới phương pháp dạy học môn toán theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh:
1. Tổng quan về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
a. Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học:
a.1 Vì sao phải đổi mới PPDH?
Hs chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nếu tiếp tục cách dạy học thụ động như thế sẽ không đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội.
a.2. Đồi mới PPDH theo định hướng nào:
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của Hs; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. (khoản 2, Điều 14, Luật Giáo dục.)
vc
a.3. PPDH tích cực là gì?
Quan niệm về PPDH:
+ PPDH là hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của Học sinh để Hs lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định.
+ PPDH chứa đựng các đặc điểm.
. Đặc điểm liên quan đến hoạt động: Hoạt động của thầy có tác động điều khiển.
. Đặc điểm liên quan đến khoa học: PPDH huấn luyện được và được áp dụng phổ biến.
. PPDH có tính nghệ thuật: phụ thuộc năng khiếu, kinh nghiệm người thầy.
PPHD tích cực: là những PPDH theo hướng phát huy tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Tích cực trái nghĩa với thụ động (không phải trái nghĩa với tiêu cực). Các cấp độ: . Bắc chước.
. Tìm tỏi.
. Sáng tạo.
vc
Làm thế nào để phân biệt PPDH tích cực và PPDH bình thường?
a) Hai chức năng cơ bản của tri thức: Thông tin phát triển.
Hai chức năng nhận thức: Tái tạo và kiến tạo.
b. Hai chức năng của PPDH: Thông tin và kiến tạo
c. Các đặc trưng cơ bản:
+ Dạy học phải kích thích nhu cầu và hứng thú học tập của học sinh.
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh: Từ học làm đến biết làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại và phát triển nhân cách một con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo.
+ Dạy học chú trọng phương pháp tự học: Người thầy giáo tốt truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm chân lý.
+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Học thầy không tày học bạn.
+ kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của học sinh.
vc
2. Những PPDH truyền thống và tích cực thường được vận dụng trong dạy học toán tiểu học.
PPDH truyền thống.
a.1 Phương pháp thuyết trình.
a.2 Phương pháp giảng giải minh họa.
a.3 Phương pháp gợi mở vấn đáp.
a.4 Phương pháp trực quan.
a.5 Phương pháp thực hành luyện tập.

vc
3. Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Toán ở tiểu học.
Dạy học theo nhóm trong môn toán:
a.1 Những đặc điểm của dạy học theo nhóm.
+ Thế nào là dạy học theo nhóm.
+ Việc tổ chức học tập theo nhóm góp phần hình thành và phát triển năng lực theo nhóm gồm.
Kỹ năng
Thái độ.
+ Ích lợi của việc tổ chức dạy học theo nhóm.
vc
a.2 Kỹ năng Qui trình và cách thức dạy học theo nhóm.
+ Qui trình dạy học theo nhóm:
Tổ chức thành lập các nhóm.
Đề ra nhiệm vụ.
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Các đại diện nhóm trình bày kết quả.
Hoạt động chung cả lớp (nếu cần thiết). Giáo viên chốt các kiến thức mới xuất hiện, đánh giá hoạt động học tập của các nhóm.
+ Kỹ thuật chia nhóm: có nhiều kỹ thuật:
-ngẫu nhiên
-cùng sở thích... Bốc thăm..cùng trình độ..


vc
a.3 Các yêu cầu về phương tiện để tổ chức dạy học theo nhóm.
a.4 Đánh giá trong dạy học theo nhóm.
Đánh giá cho điểm từng cá nhân: Điểm mỗi cá nhân được nhận bằng với điểm của nhóm.
Đánh giá từng cá nhân: Gv theo dõi, định ra điểm của nhóm, cả nhóm căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ giao cho mỗi cá nhân mà đánh giá điểm từng cá nhân.
Tự đánh giá: mỗi nhóm tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình và lượng hóa bằng điểm. Mỗi cá nhân tự nhận xét về việc hoàn thành nhiệm vụ của mình và căn cứ điểm của nhóm mà xác định điểm của mình.
Nhìn chung, điểm của cá nhân không vượt qua điểm của nhóm.
vc
a. 4 Các tình huống sư phạm dạy học theo nhóm có kết quả.
Khi phải tiến hành một công việc phức tạp gồm nhiều vấn đề nhỏ hơn, một người không thể làm hết trong một khoảng thời gian ngắn.
Tổ chức thảo luận nhằm định hướng và đưa ra cách giải quyết một vấn đề nào đó.
Tổ chức thực hành đo các đại lượng.
Thực hiện nhiệm vụ thu thập số liệu thống kê.
Cần tổ chức thử nghiệm nhiều trường hợp.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập theo cặp nhằm kiểm tra hay giúp đỡ lẫn nhau.
Tổ chức trò chơi theo nhóm.
vc
b. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
b.1 thế nào là dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
b.2 phát triển năng lực giải quyết vấn đề là mục tiêu giáo dục ở tiểu học
Mục tiêu đào tạo con người lao động sáng tạo.
Các mức độ vận dụng ở tiểu học.
Quá trình dạy học giải quyết vấn để.
b.3 Các tình huống sư phạm dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Xây dựng tình huống có vấn đề từ thực tiễn
Tạo tình huống có vấn đề từ các kiến thức thường ngày.
Yêu cầu Hs sử dụng phương pháp tương tự để xây dựng kiến thức mới.
Lật ngược một câu khẳng định đã biết.
Tổ chức hoạt động khái quát hóa.
Tổ chức các hoạt động trên các đồ vật thật, mô hình để rút ra một tri thức toán học.
vc
b.4 Dạy học giải quyết vấn đề trong các giai đọn khác nhau của quá trình hình thành kiến thức , kỹ năng.
Dạy học giải quyết vấn đề khi hình thành kiến thức mới.
Dạy học giải quyết vấn đề thực hành củng cố kiến thức mới.
Dạy học giải quyết vấn đề thực hành vận dụng kiến thức mới mới vào thực tiễn.
b.5 Các mức độ tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Các mức độ.
Một số hình thức kết hợp các phương pháp học tích cực.
vc
c. Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học môn toán ở tiểu học:
c.1 Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học bộn môn toán ở tiểu học.
c.2 Đặc điểm dạy học theo lối kiến tạo.
c.3 Mô hình dạy học theo lối kiến tạo.
Theo nhiều tác gả thì chu trình của việc dạy học theo lối kiến tạo bao gồm các pha chính (thể hiện ở sơ đồ sau):
Tri thức -> Dự đoán -> Kiếm nghiệm (thử và sai)-> Điều chỉnh -> Tri thức mới.
vc
-Ôn tập, tái hiện.
-Nêu vấn đề (có thể từ Gv hoặc từ Hs)
-Tập hợp các ý tưởng của Hs; so sánh các ý tưởng đó và đề xuất một ý tưởng chung của cả lớp (hoặc cả nhóm)
Dự đóan (đề xuất giả thiết)
-Học sinh kiểm tra giả thiết (thử - sai)
-Hs phân tích kết quả, trình bày cho nhóm hoặc cả lớp.
-Rút ra kết luận chung (tri thức mới.)


vc
d. Hình thức tổ chức trò chơi trong học tập môn Toán.
d.1 Thế nào là trò chơi học tập?
d.2 Tác dụng của trò chơi học tập.
d.3 Những phản ứng tâm lý của Hs khi tham gia trò chơi học tập.
d.4 Cách tổ chức trò chơi học tập môn Toán.
4.5 Những yêu cầu để trò chơi học tập đạt hiệu quả cao.
-Trò chơi phải có mục đích học tập: Trò chơi học tập phải nhằm mục đích học tập gì? củng cố, bổ sung kiến thức gì? (về số, tính toán, giải toán, vẽ, đọc, ứng dụng.) rèn luyện những tố chất nào?
vc
-Trò chơi phải được chuẩn bị tốt: Chuẩn bị tốt có nghĩa là phải nắm vững yêu cầu, mục đích giáo dục của trò chơi để hướng mọi hoạt động phục vụ cho mục đích yêu cầu ấy. Phải chuẩn bị tốt các phương tiên (sân bãi, dụng cụ, vật liệu, mẫu vật, đồ chơi.) phục vụ cho trò chơi, phải có kế hoạch được thể hiện ở bài soạn.
- Trò chơi phải thu hút được nhiều Hs tham gia: Mọi Hs tham gia trò chơi học tập cần:
. Nhiệt tình, tích cực, hào hứng..
. Nghiêm chỉnh chấp hành luật chơi.
. Cố gắng vươn lên để "thắng"
. Luôn giữ vững tinh thần đoàn kết,thân ái dù "thắng" hay "thua"
* Nếu thấy Hs thờ ơ không tham gia chơi cần xem lại cách tổ chức hoặc trò chơi không hấp dẫn.
vc
d.6 Những lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập môn Toán.
-Mỗi trò chơi phải gắn với một bài, chương cụ thể hoặc có những tri thức tổng hợp như giải toán, phối hợp nhiều nội dung tri thức hình học, số, phép toán.
Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của trò chơi có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt (thay số, thay hình, thay sự tương ứng..), từ sự thay thế linh hoạt tạo cho Gv nhiều cơ hội tổ chức phù hợp với đối tựng Hs của mình.
Các trò chơi thường tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học với thời gian từ 5 đến 10 phút. Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ làm dễ kiếm (que tính, bìa giấy cũ được dán bồi, mẫu dây thép, sợi dây, bông hoa giấy..)
vc
BÀI HỌC KẾT THÚC.
CHÚC CÁC THẦY CÔ VUI KHỎE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Nguyên
Dung lượng: 233,57KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)