ĐỔI MỚI CĂN BẢN GD

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải | Ngày 12/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: ĐỔI MỚI CĂN BẢN GD thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục là cánh cửa để dân tộc ta sáng tạo ra trí tuệ và tiếp nhận thành tựu văn minh của nhân loại. Trong đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, cần có nhận thức mới về phát triển giáo dục theo hướng bảo đảm chất lượng của phát triển giáo dục, không làm giáo dục theo kiểu “phong trào”. Phát triển giáo dục nhanh và bền vững là yêu cầu cấp bách, nhưng cũng là yêu cầu lâu dài có ý nghĩa sống còn với giáo dục Việt Nam. Giáo dục Việt Nam tuy đã đạt được rất nhiều thành tựu, đã khởi sắc thực sự, song giáo dục Việt Nam vẫn là nền giáo dục của một nước nghèo, một nước trong những nước đang phát triển.
Để giáo dục có thể phát triển ngang tầm các nền giáo dục của các nước phát triển chỉ có thể phát triển nhanh và bền vững mới có điều kiện thúc đẩy giáo dục phát triển có hiệu quả và có sức cạnh tranh, không chạy theo “tốc độ thành tích”, không chạy theo số lượng, mở rộng quy mô đơn thuần; coi trọng nâng cao không ngừng chất lượng giáo dục để ngày càng một nâng cao vị thế giáo dục Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Phát triển giáo dục nhanh, bền vững và hiệu quả là tạo sức cạnh tranh cho kinh tế- xã hội, vì thực chất công cuộc cạnh tranh kinh tế- xã hội giữa các nước hiện nay là cạnh tranh về giáo dục. Phát triển nhanh và bền vững về giáo dục là góp phần đưa con người vào vị trí trung tâm của tiến trình phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta, giáo dục tạo cơ hội giúp cho mọi người phát huy được tài năng, trí tuệ, sở trường, năng lực của mình, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của quá trình đổi mới toàn diện nước ta mà Đảng đang thực hiện. Chất lượng cuộc sống của mỗi người ngày một nâng cao.
Các chính sách xã hội về giáo dục được thực hiện theo tinh thần: Nhà nước ngày một tăng nguồn lực cho giáo dục, thực hiện nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, diện chính sách và người nghèo… ngày càng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về giáo dục, đồng thời phát huy tiềm năng, trí tuệ và các nguồn lực vật chất trong và ngoài nước của nhân dân, Việt kiều và các tổ chức quốc tế. Xác định điều kiện mới, động lực mới để thúc đẩy sự phát triển của bản thân hệ thống giáo dục. Sự tương quan phát triển giáo dục với các lĩnh vực khác trong phát triển kinh tế- xã hội, trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng nền giáo dục dân tộc, chất lượng, tiên tiến, hiện đại để làm nền tảng cho nền kinh tế mới đang ngày một phát triển.
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020 đã xác định một trong các khâu đội phá chiến lược là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển khoa học công nghệ”. Cạnh tranh phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay, nói cho cùng bản chất là cạnh tranh sự phát triển giáo dục. Giáo dục phát triển sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực mới, nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, trong suốt những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và có thể nói đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là quốc sách.
Kinh nghiệm 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới giáo dục cho thấy giáo dục nước ta muốn thực hiện tốt được những nhiệm vụ như đã nêu ở trên và nhất là muốn đổi mới căn bản và toàn diện thành công trong thập niên tới cần thực hiện các giải pháp đột phá.
Thứ nhất, đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về giáo dục trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính giáo dục. Thống nhất một đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục; quản lý theo pháp quyền trên cơ sở một hệ thống pháp luật giáo dục đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương và triệt để phân cấp quản lý giáo dục; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Tăng hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục trong toàn ngành ở tất cả các cấp quản lý nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải
Dung lượng: 71,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)