Đôi mắt Nam Cao Văn lóp 12
Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng |
Ngày 12/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Đôi mắt Nam Cao Văn lóp 12 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Lớp 12: Truyện Ngắn đôi Mắt Của Nam Cao
Nghĩ lại những thành tựu văn học nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám đến những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, không ai không nhớ đến truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Những sáng tác hồi ấy, vừa phục vụ kịp thời, vừa đứng lại được với thời gian như Đôi mắt phải nói rằng chưa có bao nhiêu. Truyện Đôi mắt đã tạo ra một nhân vật khó quên được: văn sĩ Hoàng. Mỗi lần đọc lại tác phẩm, gặp lại nhân vật này, tôi cứ phải bật cười một mình và thầm thốt lên: Chà, cái anh chàng này, y như một người có thật mà mình đã gặp ở đâu rồi vậy! Những nhân vật có phẩm chất nghệ thuật như vậy, thường giống nhau ở đặc điểm này: có những chi tiết có vẻ rất ngẫu nhiên, thậm chí vô nghĩa nữa, vậy mà không thể hình dung ra nhân vật ấy đúng như bản chất của nó, nếu gạt đi những chi tiết ấy. Nghĩa là rất ngẫu nhiên mà lại rất tất yếu. Có vẻ vô nghĩa đấy, nhưng không có không được. Trong Đôi mắt, Độ lần nào đến nhà Hoàng cũng bắt gặp một con chó bécgiê. Ở Hà Nội cũng thế, ở nơi tản cư cũng vậy. Điều ấy có gì là tất yếu đâu! Ấy thế nhưng chúng ta không thể hình dung ra cái anh văn sĩ kiêm chợ đen này đúng như kiểu người và cung cách sống của anh ta nếu không có hình ảnh cái con chó giống Đức to lớn ấy. Cũng như anh ta nhất thiết phải có thân hình to béo, nặng nè, bước đi thong thả, khệnh khạng, bơi hai cánh tay ngắn ngủi kềnh kệnh ra hai bên; nhất thiết phải mặc bộ áo quần ngủ màu xanh nhạt, phủ lên ngoài một cái áo len trắng, quá chật; nhất thiết phải có một cái vành móng ngựa ria cắt xén ngăn ngắn trên mép, nhất thiết phải ngả người ra phía sau và kêu lên những tiếng lâm li trong cổ họng khi nhận ra người bạn cũ; nhất thiết phải cười cùng cục trong cổ như con gà trống…v..v.. Điều thú vị ở đây là những chi tiết kia không chỉ làm cho nhân vật trở thành cụ thể, sinh động, hay nói như các nhà lý luận văn học, không chỉ đóng vai trò cá thể hoá, cá tính hoá nhân vật. Chúng còn thể hiện một cách sâu sắc bản chất xã hội của tính cách, nghĩa là đem đến cho nó giá trị điển hình. Phải nói rằng, bản thân việc nuôi chó bẹcgiê, cũng như cái thú nằm trong màn đọc Tam Quốc chí, cái thú ăn mía ướp hoa bưởi…v…v… bản thân nó chả có “vấn đề” gì hết. Trong những điều kiện sinh hoạt nào đó, đấy còn xem là những cái giải trí lành mạnh và rất văn hoá nữa. Nhưng đặt vào hoàn cảnh cụ thể của nhân vật Hoàng trong truyện Đôi mắt, thì những chi tiết kia quả đã bộc lộ cả một thái độ sống, hơn nữa, một bản chất chính trị của một loại trí thức trưởng giả rất khó mà hoà nhập với cuộc kháng chiến. Vì thế, không khí của cuộc kháng chiến dù có sôi nổi đến thế nào, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân dù có đổi thay dữ dội đến đâu, vẫn không mảy may tác động đến nền nếp sinh hoạt của vợ chồng anh ta. Nghĩa là vẫn cứ phải xoay được một dinh cơ riêng biệt và rộng rãi như thế, vẫn cứ nhởn nhơ sống kiểu sống an nhàn như thế. Ban ngày nếu không vì quá buồn phải tìm đến mấy ông bạn tuần phủ, đốc học về hưu nào đó để đánh tổ tôm, thì chỉ muốn đóng chặt cổng lại để khỏi bị quấy nhiễu bởi mấy ông uỷ ban hay tự vệ trong làng đến tuyên truyền kháng chiến. Còn buổi tối thì một nếp sống “thiêng liêng” không gì phá vỡ được là… chui vào chăn ấm, buông màn tuyn trắng toát, vừa hút thuốc lá thơm vừa đọc Tam Quốc chí trước khi đánh một giấc ngon lành đến sáng. Anh ta đã sống giữa cuộc kháng chiến mà hoàn toàn cách biệt với cuộc kháng chiến. Cho nên Độ bước vào nhà anh ta, dù ở nơi tản cư, mà như bước vào một thế giới xa lạ hẳn với bên ngoài, và bao nhiêu hy vọng vận động anh ta đi làm báo kháng chiến với mình bỗng chốc tan thành mây khói. Người ta nói rằng Đôi mắt là chuyện có thật. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp mới bùng nổ, Nam Cao công tác cho một tờ báo địa phương, quê ông. Hồi ấy ông có đi lại thăm viếng một nhà văn nào đó ở Hà Nội tản cư ra. Ai đã từng biết lối viết văn của Nam Cao hẳn thấy điều ấy chẳng có gì xa lạ. Xưa nay, viết về tầng lớp trí
Nghĩ lại những thành tựu văn học nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám đến những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, không ai không nhớ đến truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Những sáng tác hồi ấy, vừa phục vụ kịp thời, vừa đứng lại được với thời gian như Đôi mắt phải nói rằng chưa có bao nhiêu. Truyện Đôi mắt đã tạo ra một nhân vật khó quên được: văn sĩ Hoàng. Mỗi lần đọc lại tác phẩm, gặp lại nhân vật này, tôi cứ phải bật cười một mình và thầm thốt lên: Chà, cái anh chàng này, y như một người có thật mà mình đã gặp ở đâu rồi vậy! Những nhân vật có phẩm chất nghệ thuật như vậy, thường giống nhau ở đặc điểm này: có những chi tiết có vẻ rất ngẫu nhiên, thậm chí vô nghĩa nữa, vậy mà không thể hình dung ra nhân vật ấy đúng như bản chất của nó, nếu gạt đi những chi tiết ấy. Nghĩa là rất ngẫu nhiên mà lại rất tất yếu. Có vẻ vô nghĩa đấy, nhưng không có không được. Trong Đôi mắt, Độ lần nào đến nhà Hoàng cũng bắt gặp một con chó bécgiê. Ở Hà Nội cũng thế, ở nơi tản cư cũng vậy. Điều ấy có gì là tất yếu đâu! Ấy thế nhưng chúng ta không thể hình dung ra cái anh văn sĩ kiêm chợ đen này đúng như kiểu người và cung cách sống của anh ta nếu không có hình ảnh cái con chó giống Đức to lớn ấy. Cũng như anh ta nhất thiết phải có thân hình to béo, nặng nè, bước đi thong thả, khệnh khạng, bơi hai cánh tay ngắn ngủi kềnh kệnh ra hai bên; nhất thiết phải mặc bộ áo quần ngủ màu xanh nhạt, phủ lên ngoài một cái áo len trắng, quá chật; nhất thiết phải có một cái vành móng ngựa ria cắt xén ngăn ngắn trên mép, nhất thiết phải ngả người ra phía sau và kêu lên những tiếng lâm li trong cổ họng khi nhận ra người bạn cũ; nhất thiết phải cười cùng cục trong cổ như con gà trống…v..v.. Điều thú vị ở đây là những chi tiết kia không chỉ làm cho nhân vật trở thành cụ thể, sinh động, hay nói như các nhà lý luận văn học, không chỉ đóng vai trò cá thể hoá, cá tính hoá nhân vật. Chúng còn thể hiện một cách sâu sắc bản chất xã hội của tính cách, nghĩa là đem đến cho nó giá trị điển hình. Phải nói rằng, bản thân việc nuôi chó bẹcgiê, cũng như cái thú nằm trong màn đọc Tam Quốc chí, cái thú ăn mía ướp hoa bưởi…v…v… bản thân nó chả có “vấn đề” gì hết. Trong những điều kiện sinh hoạt nào đó, đấy còn xem là những cái giải trí lành mạnh và rất văn hoá nữa. Nhưng đặt vào hoàn cảnh cụ thể của nhân vật Hoàng trong truyện Đôi mắt, thì những chi tiết kia quả đã bộc lộ cả một thái độ sống, hơn nữa, một bản chất chính trị của một loại trí thức trưởng giả rất khó mà hoà nhập với cuộc kháng chiến. Vì thế, không khí của cuộc kháng chiến dù có sôi nổi đến thế nào, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân dù có đổi thay dữ dội đến đâu, vẫn không mảy may tác động đến nền nếp sinh hoạt của vợ chồng anh ta. Nghĩa là vẫn cứ phải xoay được một dinh cơ riêng biệt và rộng rãi như thế, vẫn cứ nhởn nhơ sống kiểu sống an nhàn như thế. Ban ngày nếu không vì quá buồn phải tìm đến mấy ông bạn tuần phủ, đốc học về hưu nào đó để đánh tổ tôm, thì chỉ muốn đóng chặt cổng lại để khỏi bị quấy nhiễu bởi mấy ông uỷ ban hay tự vệ trong làng đến tuyên truyền kháng chiến. Còn buổi tối thì một nếp sống “thiêng liêng” không gì phá vỡ được là… chui vào chăn ấm, buông màn tuyn trắng toát, vừa hút thuốc lá thơm vừa đọc Tam Quốc chí trước khi đánh một giấc ngon lành đến sáng. Anh ta đã sống giữa cuộc kháng chiến mà hoàn toàn cách biệt với cuộc kháng chiến. Cho nên Độ bước vào nhà anh ta, dù ở nơi tản cư, mà như bước vào một thế giới xa lạ hẳn với bên ngoài, và bao nhiêu hy vọng vận động anh ta đi làm báo kháng chiến với mình bỗng chốc tan thành mây khói. Người ta nói rằng Đôi mắt là chuyện có thật. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp mới bùng nổ, Nam Cao công tác cho một tờ báo địa phương, quê ông. Hồi ấy ông có đi lại thăm viếng một nhà văn nào đó ở Hà Nội tản cư ra. Ai đã từng biết lối viết văn của Nam Cao hẳn thấy điều ấy chẳng có gì xa lạ. Xưa nay, viết về tầng lớp trí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: 11,45KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)