DOAN VOI CHIEN DICH MAU THAN 1968
Chia sẻ bởi Đặng Diệu Anh |
Ngày 12/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: DOAN VOI CHIEN DICH MAU THAN 1968 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN THÀNH PHỐ TRONG CHIẾN DỊCH XUÂN MẬU THÂN 1968 --------o0o-------
* Tháng 10 năm 1967, Khu ủy Sài Gòn Gia Định mở hội nghị để bàn việc thi hành Nghị quyết của Trung ương cục, quyết định thành lập khu trọng điểm do Đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư, đồng chí Võ Văn Kiệt là phó Bí thư và lập ra các Phân khu, chuẩn bị cho Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa. Đồng chí Hồ Hảo Hớn, khu ủy viên, Bí thư khu Đoàn Sài Gòn - Gia Định đã tham dự hội nghị.
Hội nghị đã vạch ra phương thức hoạt động trong tình hình mới và chỉ đạo phong trào thanh niên Sài Gòn - Gia Định tập trung vào 3 nhiệm vụ chính:
1. Giương cao ngọn cờ đấu tranh chính trị công khai, tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng thanh niên. 2. Đi sâu vào xóm lao động, phường, xí nghiệp, trường học ... phát động quần chúng đứng lên làm chủ 3. Thành lập các đội biệt động vũ trang trừng trị bọn ác ôn, phá ách kềm kẹp, bảo vệ thành quả cách mạng
**Theo chỉ đạo của Thành ủy, Thành Đoàn được tổ chức thành 3 lực lượng: -Lực lượng chính trị công khai -Lực lượng chính trị vũ trang -Lực lượng biệt động.
Ngày 20/12/1967, kỷ niệm 7 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, và cũng là lúc chuẩn bị khí thế cho nhân dân thành phố đi vào mùa xuân Tổng tấn công, Thành Đoàn đã tiến hành một đợt hoạt động vũ trang, tuyên truyển xung phong trong 1 số khu vực, xóm lao động và các trường học. Lực lượng vũ trang thanh niên công nhân lao động và biệt động Thành Đoàn đã ra quân trên 20 trận, diệt và làm bị thương 120 tên Mỹ - Ngụy. Có thể kể tên các trận đánh đó như: Trận diệt ác ôn tại đường Minh Phụng (Quận 11); đường Lê Văn Duyệt; hương lộ 13; cuộc tập kích vào bót cảnh sát Ngụy tại đường Nguyễn Đình Cường, Nguyễn Tri Phương, bót Nguyễn Văn Tập. trụ sở phường Lê Văn Duyệt; trận đánh chất nổ tại trại chiêu hồi đường Huỳnh Mẫn Đạt, trụ sở nhâ dân tự vệ tại đường Nguyễn Cảnh Chân, Trần Hoàng Quân; Trận tấn công vào các xe quân sự Mỹ - Ngụy tại Trương Minh Giảng, Bàn Cờ, Hòa Hưng... Riêng ngày 21/2/1967, trận tập kích bằng lựu đạn của biệt động ta vào xe buýt Mỹ tại góc đường Thoại Ngọc Hầu - Trương Minh Giảng đã diệt tại chỗ và làm bị thương 97 tên xâm lược Mỹ.
******Nhằm tập dượt lực lượng quần chúng chuẩn bị nổi dậy phối hợp với mũi tấn công vũ trang, Ban thường vụ Thành đoàn chủ trương tổ chức các cuộc tập hợp quần chúng thanh niên với quy mô hàng vạn người. Đêm văn nghệ mừng Tết Quang Trung do Tổng hội Sinh viên và Hội đồng đại diện sinh viên Sài Gòn phối hợp tổ chức vào ngày 26/01/1968 với sự tham gia của 21 phân khoa đại học, 53 trường trung học và Đoàn văn nghệ Bừng Sáng tại sân trường Quốc gia Hành chánh Sài Gòn, đã quy tụ trên 12.000 thanh niên, sinh viên, học sinh. Cả đoàn người đã hát vang bài hát "Lên Đàng" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, biểu thị khí thế sôi sục cách mạng của tuổi trẻ Sài Gòn - Gia Định đi vào giai đoạn tổng tấn công của cách mạng Miền Nam
******Sáng sớm ngày 31/1/1968, tiếng súng tấn công của quân giải phóng đã nổ ra đồng loạt khắp thành phố, BTV Thành Đoàn dưới sự chủ trì của đồng chí Phan Chánh Tâm đã họp khẩn cấp. Tuy không nhận được mệnh lệnh tấn công, nhưng căn cứ vào chủ trương từ trước, Ban thường vụ quyết định huy động toàn bộ lực lượng cơ sở chính trị và vũ trang tuyên truyền tập hợp được vào khu vực Bàn Cờ, Vườn Chuối phát động quần chúng nổi dậy làm chủ. Cán bộ cơ sở Đoàn ta, tuy ít được trang bị về vũ khí cũng kiên quyết hành động. Các đồng chí đã vào từng nhà dân, thông báo tin quân giải phóng đã về thành phố, kêu gọi đồng bào ủng hộ bộ đội cách mạng. Bà con lao động Bàn Cờ rất phấn khởi xúc động trước sự xuất hiện của lực lượng ta. Bất ngờ trước đòn tấn công phủ đầu của quân giải phóng, bọn địch hoang mang không kịp có phản ứng đối phó. Lực lượng cán bộ Đoàn đã đứng chân làm chủ khu vực Bàn Cờ trong suốt ngày 31/1/1968
*******Ngày 5/5/1968, đợt 2 của cuộc Tổng tấn công nổ ra, các lực lượng vũ trang biệt động, vũ trang tuyên truyền Thành Đoàn tiếp tục ra quân. Hàng trăm vụ tuyên truyền xung phong, treo cờ Mặt trận, rải truyền đơn
* Tháng 10 năm 1967, Khu ủy Sài Gòn Gia Định mở hội nghị để bàn việc thi hành Nghị quyết của Trung ương cục, quyết định thành lập khu trọng điểm do Đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư, đồng chí Võ Văn Kiệt là phó Bí thư và lập ra các Phân khu, chuẩn bị cho Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa. Đồng chí Hồ Hảo Hớn, khu ủy viên, Bí thư khu Đoàn Sài Gòn - Gia Định đã tham dự hội nghị.
Hội nghị đã vạch ra phương thức hoạt động trong tình hình mới và chỉ đạo phong trào thanh niên Sài Gòn - Gia Định tập trung vào 3 nhiệm vụ chính:
1. Giương cao ngọn cờ đấu tranh chính trị công khai, tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng thanh niên. 2. Đi sâu vào xóm lao động, phường, xí nghiệp, trường học ... phát động quần chúng đứng lên làm chủ 3. Thành lập các đội biệt động vũ trang trừng trị bọn ác ôn, phá ách kềm kẹp, bảo vệ thành quả cách mạng
**Theo chỉ đạo của Thành ủy, Thành Đoàn được tổ chức thành 3 lực lượng: -Lực lượng chính trị công khai -Lực lượng chính trị vũ trang -Lực lượng biệt động.
Ngày 20/12/1967, kỷ niệm 7 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, và cũng là lúc chuẩn bị khí thế cho nhân dân thành phố đi vào mùa xuân Tổng tấn công, Thành Đoàn đã tiến hành một đợt hoạt động vũ trang, tuyên truyển xung phong trong 1 số khu vực, xóm lao động và các trường học. Lực lượng vũ trang thanh niên công nhân lao động và biệt động Thành Đoàn đã ra quân trên 20 trận, diệt và làm bị thương 120 tên Mỹ - Ngụy. Có thể kể tên các trận đánh đó như: Trận diệt ác ôn tại đường Minh Phụng (Quận 11); đường Lê Văn Duyệt; hương lộ 13; cuộc tập kích vào bót cảnh sát Ngụy tại đường Nguyễn Đình Cường, Nguyễn Tri Phương, bót Nguyễn Văn Tập. trụ sở phường Lê Văn Duyệt; trận đánh chất nổ tại trại chiêu hồi đường Huỳnh Mẫn Đạt, trụ sở nhâ dân tự vệ tại đường Nguyễn Cảnh Chân, Trần Hoàng Quân; Trận tấn công vào các xe quân sự Mỹ - Ngụy tại Trương Minh Giảng, Bàn Cờ, Hòa Hưng... Riêng ngày 21/2/1967, trận tập kích bằng lựu đạn của biệt động ta vào xe buýt Mỹ tại góc đường Thoại Ngọc Hầu - Trương Minh Giảng đã diệt tại chỗ và làm bị thương 97 tên xâm lược Mỹ.
******Nhằm tập dượt lực lượng quần chúng chuẩn bị nổi dậy phối hợp với mũi tấn công vũ trang, Ban thường vụ Thành đoàn chủ trương tổ chức các cuộc tập hợp quần chúng thanh niên với quy mô hàng vạn người. Đêm văn nghệ mừng Tết Quang Trung do Tổng hội Sinh viên và Hội đồng đại diện sinh viên Sài Gòn phối hợp tổ chức vào ngày 26/01/1968 với sự tham gia của 21 phân khoa đại học, 53 trường trung học và Đoàn văn nghệ Bừng Sáng tại sân trường Quốc gia Hành chánh Sài Gòn, đã quy tụ trên 12.000 thanh niên, sinh viên, học sinh. Cả đoàn người đã hát vang bài hát "Lên Đàng" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, biểu thị khí thế sôi sục cách mạng của tuổi trẻ Sài Gòn - Gia Định đi vào giai đoạn tổng tấn công của cách mạng Miền Nam
******Sáng sớm ngày 31/1/1968, tiếng súng tấn công của quân giải phóng đã nổ ra đồng loạt khắp thành phố, BTV Thành Đoàn dưới sự chủ trì của đồng chí Phan Chánh Tâm đã họp khẩn cấp. Tuy không nhận được mệnh lệnh tấn công, nhưng căn cứ vào chủ trương từ trước, Ban thường vụ quyết định huy động toàn bộ lực lượng cơ sở chính trị và vũ trang tuyên truyền tập hợp được vào khu vực Bàn Cờ, Vườn Chuối phát động quần chúng nổi dậy làm chủ. Cán bộ cơ sở Đoàn ta, tuy ít được trang bị về vũ khí cũng kiên quyết hành động. Các đồng chí đã vào từng nhà dân, thông báo tin quân giải phóng đã về thành phố, kêu gọi đồng bào ủng hộ bộ đội cách mạng. Bà con lao động Bàn Cờ rất phấn khởi xúc động trước sự xuất hiện của lực lượng ta. Bất ngờ trước đòn tấn công phủ đầu của quân giải phóng, bọn địch hoang mang không kịp có phản ứng đối phó. Lực lượng cán bộ Đoàn đã đứng chân làm chủ khu vực Bàn Cờ trong suốt ngày 31/1/1968
*******Ngày 5/5/1968, đợt 2 của cuộc Tổng tấn công nổ ra, các lực lượng vũ trang biệt động, vũ trang tuyên truyền Thành Đoàn tiếp tục ra quân. Hàng trăm vụ tuyên truyền xung phong, treo cờ Mặt trận, rải truyền đơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Diệu Anh
Dung lượng: 5,41KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)