Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa
Chia sẻ bởi Đỗ Công Trung |
Ngày 12/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
(NGHỀ NÔNG)
N g h ề H u y ế t M ạ c h C ủ a N i n h H ò a Hải Lộc
(Trong bài người soạn có lược bỏ một số đoạn)
Từ bao đời cho đến hôm nay Ninh Hòa có khoảng 70% dân số sống về nghề "TRỒNG LÚA ", là một nghề huyết mạch của quê tôi.
Để có được những hạt gạo trắng ngần để nuôi sống vô số con người, nhà nông trải qua rất nhiều công đoạn:
Khâu nặng nhọc nhất của nhà nông là phải cày ruộng lên trong khi ruộng khô đất còn cứng (hoặc đã có nước), sau đó cho nước vào và bừa lại cho phẳng mặt.
Ngày trước người nông dân ngâm lúa giống khoảng 3 ngày cho nẩy mầm rồi gieo mạ, chờ mạ lên cao ngưòi ta sẽ nhổ và cấy vào ruộng đã được cày bừa rồi.
Hiện tại bây giờ không còn gieo mạ và cấy mạ nữa mà nhà nông gieo lúa đã nẩy mầm trực tiếp vào ruộng, theo phương cách mới này người nhà nông gọi là "SẠ GIỐNG". Sau đó 2 ngày nhà nông xịt thuốc cỏ, đến 3 ngày sau bơm nước vào cho cỏ chết.
ĐỢT I : Sau khi Xạ Giống khoảng nửa tháng nhà nông bón phân đợt một
ĐỢT II : Sau một tháng bón phân đợt hai và làm cỏ lúa.
ĐỢT III: Khoảng 45 ngày sau nhà nông lo chăm sóc xem ruộng có sâu bọ không để kịp thời xử lý, thời gian này nhà nông gọi là "ĐÓN ĐỒNG ”, đến 60 ngày thì lúa trổ bông, người ta vẫn tiếp tục chăm sóc cho đến khi lúa chín. Khoảng 3 tháng rưỡi sau ngày gieo giống là đến ngày thu hoạch.
Sau khi đã gặt xong, người nông dân phải gánh tất cả lúa tập trung đến nơi đặt máy để suốt lúa và cho vào bao trước khi chở về nhà.
Sau khi hạt lúa đã được suốt xong thì còn lại thân lúa gọi là rạ, khi ấy người ta gánh tập trung đến một nơi và cho lên xe chở về nhà làm lương thực cho bò, có nơi người ta còn dùng để trồng nắm rơm.
Khi những đám ruộng đã gặt xong cũng có thể còn những nhánh lúa rơi rớt nên sau đó có những người dân nghèo đi từng ruộng này sang ruộng khác để mót lại những cọng lúa còn sót lại.
Ninh Hòa quê tôi đã và đang có hơn hai phần ba dân số sống về nghề vất vả lam lũ này, quanh năm tay lấm, chân bùn và bán mặt cho Trời, bán lưng cho Đất, thế nhưng họ rất khỏe mạnh, rắn chắc vì cuộc đời họ luôn gắn liền với với ruộng vườn, với đồng áng …Họ được hưởng biết bao không khí trong lành của thiên nhiên và khắn khít keo sơn trong " TÌNH LÀNG NGHĨA XÓM ", họ rất an phận và vui sống bởi đã góp phần rất lớn trong việc sinh tồn của nhân loại, lòng không vướng bận những cám dỗ xa hoa của thị thành và cũng tránh xa được những điều cần phải tránh … Riêng bản thân tôi lúc nào cũng luôn nguyện cầu ơn Trời gia hộ cho cánh đồng luôn mãi tươi xanh, ruộng nương lúc nào cũng được “ Bội Thu ” để người nhà nông quê tôi bớt đi những nhọc nhằn trong cuộc sống …
Xin chân thành cám ơn Ông NGUYỄN ĐỨC PHONG (Con trai của Thầy NGUYỄN HỮU TỶ - Là cựu Giáo sư THBC Ninh Hòa) đã giúp cho chúng tôi kiến thức về việc "Trồng Lúa "
HẢI LỘC Nha Trang, Việt Nam cuối tháng 7/2006
Theo www.ninh-hoa.com
NGHỀ DỆT CHIẾU Ở NINH HÒA Lê Thị Lộc
Hiện nay ở hai thôn: Mỹ Trạch và Mỹ Thuận thuộc xã Ninh Hà, Quận Ninh Hoà vẫn còn duy trì nghề truyền thống bao đời của cha ông, đó là nghề:
"DỆT CHIẾU".
Chúng tôi tìm đến những gia đình làm nghề này để xin phép chụp hình và xin cho biết quá trình làm nên chiếc chiếu, họ rất vui vẻ, cởi mở và sẵn sàng cho chúng tôi biết:
Để có được một chiếc chiếu thành phẩm người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn:
Công đoạn I:
Trồng lát: lát dệt chiếu được trồng trong đám ruộng giống như ruộng lúa. Người ta cày đất lên và cho nước vào ruộng rồi cấy lát như cấy mạ, chỉ có khác một điều là lúa thì gặt có một lần, còn lát thì thu hoạch rất là dài hạn:
Đợt đầu tiên đến 6 tháng sau khi cấy mới cắt được, gốc lát còn lại sẽ tiếp tục mọc lên và cứ 3 tháng lại cắt một lần, cho mãi đến khoảng 10 năm sau ruộng lát mới cỗi, khi ấy người ta
N g h ề H u y ế t M ạ c h C ủ a N i n h H ò a Hải Lộc
(Trong bài người soạn có lược bỏ một số đoạn)
Từ bao đời cho đến hôm nay Ninh Hòa có khoảng 70% dân số sống về nghề "TRỒNG LÚA ", là một nghề huyết mạch của quê tôi.
Để có được những hạt gạo trắng ngần để nuôi sống vô số con người, nhà nông trải qua rất nhiều công đoạn:
Khâu nặng nhọc nhất của nhà nông là phải cày ruộng lên trong khi ruộng khô đất còn cứng (hoặc đã có nước), sau đó cho nước vào và bừa lại cho phẳng mặt.
Ngày trước người nông dân ngâm lúa giống khoảng 3 ngày cho nẩy mầm rồi gieo mạ, chờ mạ lên cao ngưòi ta sẽ nhổ và cấy vào ruộng đã được cày bừa rồi.
Hiện tại bây giờ không còn gieo mạ và cấy mạ nữa mà nhà nông gieo lúa đã nẩy mầm trực tiếp vào ruộng, theo phương cách mới này người nhà nông gọi là "SẠ GIỐNG". Sau đó 2 ngày nhà nông xịt thuốc cỏ, đến 3 ngày sau bơm nước vào cho cỏ chết.
ĐỢT I : Sau khi Xạ Giống khoảng nửa tháng nhà nông bón phân đợt một
ĐỢT II : Sau một tháng bón phân đợt hai và làm cỏ lúa.
ĐỢT III: Khoảng 45 ngày sau nhà nông lo chăm sóc xem ruộng có sâu bọ không để kịp thời xử lý, thời gian này nhà nông gọi là "ĐÓN ĐỒNG ”, đến 60 ngày thì lúa trổ bông, người ta vẫn tiếp tục chăm sóc cho đến khi lúa chín. Khoảng 3 tháng rưỡi sau ngày gieo giống là đến ngày thu hoạch.
Sau khi đã gặt xong, người nông dân phải gánh tất cả lúa tập trung đến nơi đặt máy để suốt lúa và cho vào bao trước khi chở về nhà.
Sau khi hạt lúa đã được suốt xong thì còn lại thân lúa gọi là rạ, khi ấy người ta gánh tập trung đến một nơi và cho lên xe chở về nhà làm lương thực cho bò, có nơi người ta còn dùng để trồng nắm rơm.
Khi những đám ruộng đã gặt xong cũng có thể còn những nhánh lúa rơi rớt nên sau đó có những người dân nghèo đi từng ruộng này sang ruộng khác để mót lại những cọng lúa còn sót lại.
Ninh Hòa quê tôi đã và đang có hơn hai phần ba dân số sống về nghề vất vả lam lũ này, quanh năm tay lấm, chân bùn và bán mặt cho Trời, bán lưng cho Đất, thế nhưng họ rất khỏe mạnh, rắn chắc vì cuộc đời họ luôn gắn liền với với ruộng vườn, với đồng áng …Họ được hưởng biết bao không khí trong lành của thiên nhiên và khắn khít keo sơn trong " TÌNH LÀNG NGHĨA XÓM ", họ rất an phận và vui sống bởi đã góp phần rất lớn trong việc sinh tồn của nhân loại, lòng không vướng bận những cám dỗ xa hoa của thị thành và cũng tránh xa được những điều cần phải tránh … Riêng bản thân tôi lúc nào cũng luôn nguyện cầu ơn Trời gia hộ cho cánh đồng luôn mãi tươi xanh, ruộng nương lúc nào cũng được “ Bội Thu ” để người nhà nông quê tôi bớt đi những nhọc nhằn trong cuộc sống …
Xin chân thành cám ơn Ông NGUYỄN ĐỨC PHONG (Con trai của Thầy NGUYỄN HỮU TỶ - Là cựu Giáo sư THBC Ninh Hòa) đã giúp cho chúng tôi kiến thức về việc "Trồng Lúa "
HẢI LỘC Nha Trang, Việt Nam cuối tháng 7/2006
Theo www.ninh-hoa.com
NGHỀ DỆT CHIẾU Ở NINH HÒA Lê Thị Lộc
Hiện nay ở hai thôn: Mỹ Trạch và Mỹ Thuận thuộc xã Ninh Hà, Quận Ninh Hoà vẫn còn duy trì nghề truyền thống bao đời của cha ông, đó là nghề:
"DỆT CHIẾU".
Chúng tôi tìm đến những gia đình làm nghề này để xin phép chụp hình và xin cho biết quá trình làm nên chiếc chiếu, họ rất vui vẻ, cởi mở và sẵn sàng cho chúng tôi biết:
Để có được một chiếc chiếu thành phẩm người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn:
Công đoạn I:
Trồng lát: lát dệt chiếu được trồng trong đám ruộng giống như ruộng lúa. Người ta cày đất lên và cho nước vào ruộng rồi cấy lát như cấy mạ, chỉ có khác một điều là lúa thì gặt có một lần, còn lát thì thu hoạch rất là dài hạn:
Đợt đầu tiên đến 6 tháng sau khi cấy mới cắt được, gốc lát còn lại sẽ tiếp tục mọc lên và cứ 3 tháng lại cắt một lần, cho mãi đến khoảng 10 năm sau ruộng lát mới cỗi, khi ấy người ta
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Công Trung
Dung lượng: 2,99MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)