DMPP
Chia sẻ bởi Ngoc Truong |
Ngày 26/04/2019 |
80
Chia sẻ tài liệu: DMPP thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
tập huấn
đổi mới phương pháp dạy học
và
đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập
môn lịch sử thcs
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
Tìm hiểu định hướng chung về đổi mới PPDH ở trường THCS
Thực hành thiết kế bài giảng theo định hướng đôi mới PPDH
I. TÌM HiỂU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH Ở TRƯỜNG THCS
Thảo luận
Quan điểm cơ bản của đổi mới PPDH trong DHLS ở trường THCS là gì?
Trình bày định hướng đổi mới PPDH trong môn Lịch sử ở trường THCS
Đề xuất giải pháp để tiến hành đổi mới PPDH trong môn Lịch sử ở trường THCS
Những thuận lợi, khó khăn khi vận dụng đổi mới PPDH trong việc dạy học môn học Lịch sử
II. Thiết kế bài giảng theo định hướng đổi mới PPDH
- Quy trình chuẩn bị bài giảng theo tinh thần đổi mới PPDH Lịch sử ở trường THCS như thế nào?
- Quy trình thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH Lịch sử ở trường THCS như thế nào là phù hợp?
Thảo luận
KHÁI NiỆM PPDH VÀ ĐỔI MỚI PPDH
Thuật ngữ PP bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ( methodó) có nghĩa là:
Con đường, cách thức hoạt động thống nhất của thầy và trò, trong đó thầy tổ chức, hướng dẫn, HS học tập nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học hoặc đạt được mục đích dạy học.
Đổi mới PPDH là thay đổi con đường, cách thức hoạt động của thầy và trò chưa tốt, phát huy những điểm tốt trong dạy học hiện nay ở trường THCS để đạt được mục đích dạy học
Quan điểm chung về đổi mới PPDH Lịch sử ở trường THCS
Quan niệm về đổi mới PPDH nói chung, dạy học Lịch sử ở trường THCS nói riêng
- Bản chất của đổi mới PPDH :
+ Chuyển từ mô hình dạy học lấy GV làm trung tâm sang mô hình dạy học lấy HS làm trung tâm
+ Hoặc chuyển từ PPDH “thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép sang PPDH phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh, dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của giáo viên”
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI PPDH
+ Những yêu cầu của toàn cầu hoá và xã hội hoá tri thức đối với giáo dục
Giáo dục cần giải quyết mâu thuẫn tri thức ngày càng tăng nhanh mà thời gian đào tạo có hạn
Giáo dục cần đào tạo con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng hoà nhập và cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là:
Năng lực hành động
Tính sáng tạo, năng động,
Tính tự lực và trách nhiệm
Năng lực cộng tác làm việc
Năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp
Khả năng học tập suốt đời
+ Mục tiêu môn học Lịch sử ở trường THCS
+ Chương trình, SGK đã đổi mới
THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PPDH MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
Vấn đề đổi mới PPDH đang là mối quan tâm không chỉ của GV mà còn của các cấp quản lí, chỉ đạo
Đã có những bước đi đáng khích lệ trong việc đổi mới PPDH ở nhiều địa phương, nhà trường
Tuy nhiên việc đổi mới PPDH diễn ra chưa đồng bộ với việc đổi mới CT, SGK, chưa đồng bộ giữa các vùng miền trong cả nước
Trong DHLS ở trường THCS một số PP thường được sử dụng và mức độ sử dụng
Điều kiện và yêu cầu đổi mới PPDH môn Lịch sử ở trường THCS?
Điều kiện:
- Nâng cao trình độ học vấn và năng lực sư phạm của đội ngũ GV
- HS tự giác, hứng thú học tập
- Đảm bảo có đồ dùng dạy học, trang thiết bị và cơ sở vật chất theo quy định của Bộ GD-ĐT
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá, ....
Đổi mới công tác chỉ đạo của cán bộ quản lí các cấp.
Yêu cầu:
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ bộ môn
- Căn cứ vào nội dung môn học
- Căn cứ vào đặc trưng bộ môn.
- Đặc điểm quá trình nhận thức của đối tượng HS, điều kiện của nhà trường, khả năng của giáo viên
Định hướng đổi mới PPDH trong môn Lịch sử ở trường THCS
Định hướng chung: Phương pháp GD phổ thông… trang 2 phần giành cho GV; luật GD
Định hướng bộ môn:
- Đổi mới về quan niệm, nhận thức chung của GV, HS và các nhà quản lý (kế thừa, phát triển những ưu điểm của các PPDH quen thuộc; học hỏi, vận dụng một số PPDH mới phù hợp hoàn cảnh, điều kiện dạy học ở từng địa phương
- Đổi mới phương pháp tiến hành các bài học cụ thể
- Đa dạng hóa các hình thức, tổ chức dạy học lịch sử
- Thực hiện KT, ĐG trong quá trình dạy học lịch sử theo yêu cầu đổi mới
Nội dung đổi mới PPDH trong môn lịch sử ở trường THCS
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
K?t h?p ho?t d?ng d?y h?c ? trờn l?p v?i ho?t d?ng d?y h?c ? ngoi l?p
Tang cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Giải pháp vĩ mô
Xây dựng mô hình lý luận
Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học
Đổi mới môi trường dạy học
Đổi mới kiểm tra đánh giá
Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Đổi mới cơ chế, chính sách lao động của GV
...
Giải pháp cụ thể
1. Đổi mới phương pháp tiến hành bài học cụ thể
Bảo đảm tính chính xác, khoa học, tăng cường khả năng gây xúc xảm của các thông tin về sự kiện, nhân vật lịch sử
Gắn việc học tập với thực tế cuộc sống
Tăng cường tổ chức cho HS làm việc với tài liệu học tập, SGK, tài liệu tham khảo
Tổ chức cho HS thảo luận dưới nhiều hình thức (nhóm, toàn lớp…)
Vận dụng dạy học nêu vấn đề
2. Đa dạng hóa các hình thức, tổ chức dạy học lịch sử
- Kết hợp các dạng tổ chức dạy học (cả lớp, nhóm, cá nhân)
- Kết hợp học tập ở trên lớp, ở phòng học bộ môn, ở bảo tàng, nhà truyền thống, tại các di tích lịch sử…
- Tăng cường các hoạt động ngoại khoá, thực hành
3. Sử dụng đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp truyền thống với PPDH hiện đại nếu điều kiện cho phép
Quy trình chuẩn bị bài giảng theo tinh thần đổi mới PPDH Lịch sử ở trường THCS
Xác định loại bài, vị trí của bài
- Xác định mục tiêu bài học trên cơ sở: (Mục tiêu chương trình, Chuẩn kiến thức, Nội dung bài học cụ thể)
- Xây dựng đề cương và viết giáo án bài giảng:
+ Tìm ra kiến thức cơ bản theo mục tiêu bài học dựa trên sơ đồ Đai-ri
+ Tìm mạch kiến thức giữa bài học cũ và bài học mới
+ Xác định khối lượng thông tin cần cung cấp cho HS (sự kiện đi sâu, đi lướt, sự kiện hướng dẫn tự học ở nhà), các phương tiện học tập tương ứng
Quy trình thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH Lịch sử ở trường THCS
Xác định mục tiêu, chú ý đối tượng HS, mối liên quan giữa kiến thức cũ và mới để tìm TỪ biểu hiện mức độ lĩnh hội kiến thức của HS
Chuẩn bị của GV và HS
Tiến trình bài dạy:
+ Dạy bài mới: (tuỳ theo sự sáng tạo của GV trong việc tổ chức dạy học)
Giới thiệu bài mới
Cấu trúc giáo án (2 cột, hoặc 3 cột, trong từng hoạt động cần nêu rõ nội dung kiến thức cần đạt, hoạt động của thầy – trò, các PPDH, các dạng hoạt động được kết hợp nhuần nhuyễn)
+ Củng cố, kết thúc bài học (kiểm tra hoạt động nhận thức, bài tập về nhà)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngoc Truong
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)