Định hướng dạy Văn bản Biểu cảm chương trình địa phương Nghệ An
Chia sẻ bởi Cao Minh Anh |
Ngày 28/04/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Định hướng dạy Văn bản Biểu cảm chương trình địa phương Nghệ An thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỊNH HƯỚNG DẠY BÀI
“VĂN BẢN BIỂU CẢM”
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
ĐỊA PHƯƠNG LỚP 7
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.- Củng cố những đặc điểm của văn bản biểu cảm
- Thấy được chất Nghệ trong văn bản biểu cảm xứ Nghệ : ngôn từ Nghệ, địa danh Nghệ, giọng điệu Nghệ ...
2. Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm: Kĩ năng dùng từ , đặt câu, dựng đoạn, liên kết đoạn...
3. Bồi dưỡng cho HS niềm hứng thú để tạo lập một văn bản biểu cảm.
B. Định hướng nội dung bài dạy:
I. Củng cố kiến thức về văn biểu cảm:
GV có thể vận dụng nhiều hình thức củng cố kiến thức. Ví dụ có thể dùng các bài tập trắc nghiệm để hệ thống kiến thức sau về văn bản biểu cảm:
1. Đặc trưng của văn bản biểu cảm.
- Thế nào là văn bản biểu cảm?
- Đối tượng biểu cảm.
- Cách thức biểu cảm.
- Tình cảm, cảm xúc của người viết trong bài văn biểu cảm.
- Bố cục của một bài văn biểu cảm.
2. Nhận diện văn bản biểu cảm:
GV có thể dùng bài tập trắc nghiệm sau :
Trong các văn bản sau văn bản nào không phải là văn bản biểu cảm?
A. "Mẹ tôi "(Et- môn-đô đơ A- mi- xi)
B. Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
( Ca dao)
C. " Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" ( Truyền truyết)
D. "Qua đèo Ngang" ( Bà Huyện Thanh Quan)
3. Chất "Nghệ" trong các văn bản biểu cảm Nghệ ( Ca dao ).
Qua các văn bản ca dao xứ Nghệ HS đã học ở tiết VB, GV giúp HS chỉ ra được chất Nghệ trong các văn bản biểu cảm này thể hiện ở các phương diện sau:
- Ngôn từ Nghệ: Vô, bứt, truông, khái, rú, một chắc, mô, răng...
- Địa danh Nghệ: Hồ Liệu, chợ Tro, Trại Nội ...
- Giọng điệu Nghệ : Giọng chân chất, mộc mạc : Củi em xấu bó bạn chê/ Anh bỏ mà về răng được, ơ anh! ; Ai vô xứ Nghệ thì vô...
II. Hướng dẫn HS làm bài văn biểu cảm thông qua văn bản địa phương " Về làng"( Hoài Thanh).
1. Hướng dẫn HS đọc đúng, diễn cảm một văn bản biểu cảm .
- GV và HS đọc văn bản .
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung chính của văn bản.
* Giới thiệu đôi nét cơ bản về nhà văn Hoài Thanh. đây cũng là cách để HS sinh hiểu thêm , yêu thêm, tự hào thêm về con người cũng như truyền thống văn chương xứ Nghệ .
* Nội dung cơ bản của đoạn văn: cảm xúc của nhân vật "tôi" khi trở về làng sau ngót 30 năm xa cách. Đó là sự hồi hộp, bâng khuâng, nỗi niềm xốn xang về con người, về cảnh vật , về những kỉ niệm của mảnh đất " chôn rau, cắt rốn", nơi "tôi" sinh ra, lớn lên, nơi in dấu tuổỉ thơ " chăn trâu cắt cỏ", nơi điểm tựa để "tôi" đi và là chốn bình yên để " tôi" trở về.
=>Từ cảm xúc ấy của nhân vật "tôi`, ta thấy được tình cảm quê hương sâu nặng trong lòng của nhân vật "tôi" nói riêng và đó cũng chính là tình cảm thiêng liêng trong trái tim mỗi con người.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu cách tác giả triển khai nội dung chính trong văn bản.
- Cảm xúc của người viết được trình bày theo trình tự thời gian kết hợp không gian.
+ Cảm xúc chung khi trở về làng ( đoạn 1)
+ Cảm xúc khi gần về đến làng ( đoạn 2)
+ cảm xúc khi đặt chân lên mảnh vườn cũ(đoạn 3)
- Cách lập ý : Hồi tưởng về quá khứ và suy nghĩ về hiện tại .
4. Hướng dẫn HS tìm hiểu cách dùng từ, đặt câu của tác giả:
* Dùng từ: - dùng từ ngữ địa phương : hoàng tinh ( một loài khoai cùng họ với khoai dong...); chim chắt ( chim sẻ, chim ri)...
- dùng nhiều động từ, tính từ có tác dụng diễn tả tình cảm ,cảm xúc
( Thăm thẳm, thân yêu, hiền lành...)
* Dùng câu :
- Dùng câu biểu cảm trực tiếp :
Những ngọn tre ấy thân yêu biết mấy đối với tôi.
- Nhớ cây ổi bên bờ ao, nhớ cái giếng ở gốc vườn mà gió Nam tắm mát rượi,nhớ hàng dâm bụt ở ngoài ngõ , nơi đứa em vội chạy ra đón anh về đưa anh cái kẹo bột, nhớ mấy cây thầu dầu( xoan) mỗi năm xuân về chúng tôi vẫn xâu hoa lại làm thành những chiếc cườm màu tím...
Ngày xưa, những lần đầu tôi phải xa nhà lên tỉnh học, khi ngoảnh lại nhìn thấy ngọn tre ấy đung đưa, nước mắt tôi cứ trào ra, không sao cầm lại được.
* Dùng câu biểu cảm gián tiếp:
- Chân tôi bước trên con đường cát mịn mà như đi ngược về quá khứ , một quá khứ xa thăm thẳm không những vì năm tháng mà còn vì những thay đổi lớn đã xảy ra
* Sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu : câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, câu rút gọn phù hợp với việc diễn tả nhiều cảm xúc dâng trào trong lòng nhân vật" tôi"
- Nhớ cây ổi.....
5. Hướng dẫn HS tìm hiểu cách dựng đoạn văn biểu cảm của tác giả:
- Mỗi đoạn văn đều có câu chủ đề ( Câu nêu cảm nghĩ của người viết )
- Mỗi đoạn biểu cảm về một sự vật, sự việc.
Ví dụ: đoạn 1: - Hoàn cảnh của bản thân: Ngót ba mươi năm , lần này tôi mới có thật sự trở về làng một thời gian ....
- Cảm xúc khái quát: Chân tôi bước trên con đường làng cát mịn mà như đang ngược về quá khứ ....
Đoạn 3: - Sự việc: Đặt chân lên mảnh vườn cũ.
- Cảm xúc : " Tôi" nhớ như in....
6. Hướng dẫn HS tìm hiểu sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản.
- Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm ( Biểu cảm trực tiếp, biểu cảm gián tiếp)
- Cho HS phát hiện các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản:
+ Tự sự : Thầy tôi mất đã lâu. Mẹ tôi cũng mất từ hồi tôi còn nhỏ. Mấy đứa em tôi phân tán mỗi người một nơi.
+ Miêu tả : Xa xa trong thấy những ngọn tre lơ thơ đàng sau khoảnh vườn cũ.
- GV kết luận : trong văn bản này nhà văn Hoài Thanh đã miêu tả và kể để bộc lộ tình cảm của mình . Như vậy, trong văn biểu cảm các yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò rất quan trọng . Mối quan hệ này được hình thành trên cơ sở tác động qua lại giữa các phương thức biểu đạt . ..
III. Luyện tập tạo lập văn bản biểu cảm.
Có thể hướng dẫn HS tạo lập văn bản biểu với hai đề bài sau:
1. Cảm nghĩ về dòng sông quê em.
- Cảm xúc về đặc điểm riêng của con sông quê em.
- Con sông ấy trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân quê em.
- Con sông quê với kỉ niệm riêng em.
2. Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản trên của Hoài Thanh.
- Cảm nghĩ về nội dung văn bản .
- Cảm nghĩ về nghệ thuật của văn bản: - Cách dùng từ , đặt câu , dựng đoạn , liên kết đoạn , giọng văn biểu cảm...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Minh Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)