Điều lệ Trường Tiểu học

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Huỳnh | Ngày 12/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Điều lệ Trường Tiểu học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN
ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Theo Thông tư số 41/2010/TT-BGD&ĐT(Thay QĐ 51/2007BGD&ĐT)
Núi Thành, ngày 10-11/8/2011
Nội dung gồm 7 chương :
Chương I: Qui định chung .
Chương II: Tổ chức và quản lý nhà trường.
Chương III: Chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục.
Chương IV: Giáo viên.
Chương V: Học sinh.
Chương VI: Tài sản của nhà trường.
Chương VII: Nhà trường, gia đình và xã hội.
Câu hỏi thảo luận.
A.Chương:1

1.Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học?(t/2)
2.Có mấy loại hình trường tiểu học?Kể tên các loại hình đó? (t/3)
3.Trường tiểu học do cấp nào quản lý ?
( Cấp xã, cấp huyện hay cấp tỉnh).(t/4)

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.
3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
5. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
6. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
8. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
2. Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.
3. Trường tiểu học do Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lí.
B.Chương :2
4.Thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học là ai ?(t5)
5. Thẩm quyền quyết định cho phép hoạt động GD, đình chỉ hoạt động GD đối với trường tiểu học là ai ?(t5)
6.Nêu hồ sơ đề nghị cho phép nhà trường hoạt động GD ? (t6)
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học công lập và cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học tư thục.
5. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.
6. . Hồ sơ đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục:
a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục;
b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
c) Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này.
7.Nêu các yêu cầu để sáp nhập, chia, tách trường tiểu học? (t6)
8.Nêu những trường hợp xảy ra khi trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động? (t7)
9.Nêu những trường hợp trường tiểu học bị giải thể ? (t7)
10.Mỗi lớp của trường tiểu học được qui định tối đa là mấy HS ? (t9)
11.Mỗi Tổ CM có ít nhất là mấy thành viên và tổ chức sinh hoạt định kì mấy tuần 1 lần ?(t10)
7. Việc sáp nhập, chia, tách trường tiểu học phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Vì quyền lợi học tập của học sinh;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;
c) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên;
e) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu học.
8. Trường tiểu học, cơ sở có hoạt động giáo dục tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục tiểu học khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này và không đảm bảo điều kiện hoạt động bình thường của giáo dục tiểu học;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định cho phép kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
e) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
g) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
9. Trường tiểu học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lí, tổ chức, hoạt động của trường tiểu học; ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục;
b) Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học.
..

10.Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh

11. Mỗi tổ CM có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.
12.Nêu những nhiệm vụ của Tổ CM ?(t10)
13. Hiệu trưởng, phó HT trường tiểu học công lập do ai bổ nhiệm ? Nhiệm kì của hiệu trưởng là mấy năm? ((t10-11)
14. Nhiệm vụ tham gia giảng dạy của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng bình quân mỗi tuần mấy tiết ?(t11-12)
15. Tổng phụ trách Đội trong trường tiểu học do ai bổ nhiệm ? Và có nhiệm vụ gì ?(t12)
12. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chư­ơng trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
b) Thực hiện bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
13.Hiệu trưởng Phó HT do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm
14. Hiệu trưởng tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; phó hiệu trưởng tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần.
15. Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trư­ờng tiểu học. Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lí các hoạt động của Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
16.Ai ra quyết định thành lập Hội đồng trường tiểu học? Chủ tịch Hội đồng trường tiểu học do ai bầu ra? (t13)
17. Hội đồng thi đua khen thưởng trong trường TH do ai thành lập và gồm những thành viên nào ?(t13-14)
.16.Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường do các thành viên hội đồng bầu; thư kí hội đồng do Chủ tịch hội đồng chỉ định. Nhiệm kì của Hội đồng trường là 5 năm.
17. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng. Các thành viên của hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư­ Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư­ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, các giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.
C.Chương :3
18. Nêu hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường tiểu học? (t15)
D. Chương :4
19.Nêu các hành vi người GV không được làm theo qui định Điều lệ trường TH ?(t17)
Chương 3
18. Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường
1. Đối với nhà tr­ường:
a) Sổ đăng bộ;
b) Sổ phổ cập giáo dục tiểu học;
c) Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh; hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có);
d) Học bạ của học sinh;
e) Sổ nghị quyết và kế hoạch công tác;
g) Sổ quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên;
h) Sổ khen thưởng, kỉ luật;
i) Sổ quản lí tài sản, tài chính;
k) Sổ quản lí các văn bản, công văn.
2. Đối với giáo viên:
a) Giáo án (bài soạn);
b) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ;
c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp);
d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
3. Đối với tổ chuyên môn: Sổ ghi nội dung các cuộc họp chuyên môn.
Chương 4
19. Các hành vi giáo viên không được làm
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp.
2. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức; dạy không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
3. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp.
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.
E.Chương :5

20. Nếu 1 HS có đủ điều kiện để học vượt lớp trong phạm vi cấp học thì ai là người kí quyết định cho học vượt lớp ? (t18)
G. Chương :6
21.Nêu độ dài đường đi qui định tối đa cho HS đến trường tiểu học đối với khu vực thành phố, thị xã…? Đối với vùng nông thôn ? Đối với vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ?(t20)
Chương 5
20. Nếu 1 HS có đủ điều kiện để học vượt lớp trong phạm vi cấp học,căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng xem xét quyết định
Chương 6
21. Độ dài đường đi của học sinh đến trường: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư không quá 500m; đối với khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km;
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Huỳnh
Dung lượng: 64,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)