Địa lí 8.ÔN TẬP ĐỊA LÝ 8 HỌC KỲ I

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Trương | Ngày 24/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Địa lí 8.ÔN TẬP ĐỊA LÝ 8 HỌC KỲ I thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

TIẾT 16: Ôn Tập
Địa Lí : 8
NĂM HỌC: 2017-2018
Câu 1:Hãy trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á. ?
Câu 2: Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở khu vực Nam Á?
Câu 3: Khu vực Đông Á thường xảy ra thiên tai gì? Liên hệ với Việt Nam? Biện pháp phòng tránh.
KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 2:Hãy trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á. ?
Câu 3: Hãy trình bày những đặc điểm nổi bật về kinh tế của khu vực Nam Á.?
Câu 5: Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở khu vực Nam Á?
Câu 8:Hãy phân tích đặc điểm dân cư và kinh tế ở khu vực Đông Á. Giải tích nguyên nhân của những đặc điểm đó
Câu 7: Hãy giải thích: Tại sao nói dãy Hi-ma-lay-a là hàng rào khí hậu?
Câu 1: Hãy trình bày: Vị trí địa lí, giới hạn, kích thước lãnh thổ của châu Á
Câu 4: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á
Câu 9: Khu vực Đông Á thường xảy ra thiên tai gì? Liên hệ với Việt Nam? Biện pháp phòng tránh.
Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á:
+ Điểm cực Bắc – Mũi Cheliuxkin (77o44’B);
+ Điểm cực Nam – Mũi Piai (1o16’B).
– Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục:
+ Tiếp giáp với 3 mặt giáp Đại Dương:
. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, 
. Phía Đông giáp Thái Bình Dương, 
. Phía Nam giáp Ấn Độ Dương;
+ Phía Tây giáp 2 châu lục – Âu và Phi.
+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo)
– Chiều dài từ điểm cực Bắc đến cực Nam là 8500 km.
– Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông là 9200 km.
Câu 1: Hãy trình bày: Vị trí địa lí, giới hạn, kích thước lãnh thổ của châu Á
Châu Âu
Châu Phi
Ấn Độ Dương
Thái Bình Dương
Bắc Băng Dương
Tây Nam Á rộng trên 7 triệukm2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.
Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích.
Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.
Câu 2: Hãy trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á. ?
Khu vực tây nam á
Cực nam 12 0 B
Cực bắc 420 B
Cực Tây 26o Đ
Cực Đông 73o Đ

Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh.
Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ. 
Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (1763- 1947), lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á.
Tổng sản phẩm trong nuớc (GDP) của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.
Câu 3: Hãy trình bày những đặc điểm nổi bật về kinh tế của khu vực Nam Á.?
1. Thuận lợi. 
-TNÁ có sản lượng dầu lớn nhất thế giới. 
-TNÁ & TÁ có sản lượng khai thác lớn hơn sản lượng tiêu dùng. 
-Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ trên thế giới (<50%) 
2. Khó khăn 
a.Hiện trạng: Xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo giữa các quốc gia. 
Các phong trào li khai, khủng bố xảy ra nhiều nơi. 
b. Nguyên nhân 
Tranh chấp quyền lợi do sự khác biệt định kiến về tôn giáo và sắc tộc. 
Do sự can thiệp của các thế lực từ bên ngoài. 
c. Hậu quả 
Gây mất ổn định trong khu vực. 
Gia tăng tình trạng đói nghèo. 
Đe dọa đời sống người dân.
Câu 4: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á
Sự phân bố dân cư của Nam Á không đều:
– Dân cư tập trung đông ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn như: đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát Tây và Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a.
– Dân cư thưa thớt ở: trên dãy núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Pa-ki-xtan, sơn nguyên Đê-can.
Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:
– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…). Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…
– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông… Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).
– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lâu đời.
Câu 5: Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở khu vực Nam Á?
Câu 7:Hãy giải thích: Tại sao nói dãy Hi-ma-lay-a là hàng rào khí hậu.
Dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam dài gần 2600km, bề rộng trung bình từ 320-400km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á.
Về mùa đông, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắc khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ.
Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam. nên Hi-ma-lay-a là hàng rào khí hậu giữa Trung Á và Nam Á.
Đông Á là khu vực có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục lớn như châu Phi, châu Âu, châu Mỹ. Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hóa rất gần gũi với nhau.
 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm :
- Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
- Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc
Câu 8:Hãy phân tích đặc điểm dân cư và kinh tế ở khu vực Đông Á. Giải tích nguyên nhân của những đặc điểm đó
CÂU 9
Khu vực Đông Á thường xảy ra thiên tai gì? Liên hệ với Việt Nam? Biện pháp phòng tránh.
-Thiên tai thường xảy ra ở Đông Á: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa,..
-Việt Nam thường xảy ra các thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,…
-Biện pháp phòng tránh:
+ Bão: theo dõi, dự báo, sơ tán người và tài sản.
+ Lũ lụt: theo dõi, cảnh báo, sơ tán người và tài sản, trồng cây gây rừng, đắp đê,...
+ Hạn hán: làm thủy lợi, cảnh báo, trồng cây gây rừng,…
Bài tập
Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo bảng số liệu dưới đây

Biểu đồ gia tăng dân số của châu Á năm 1800 đến 2002
Bài tập
Nhìn tranh đoán tôn giáo
PHẬT GIÁO
ẤN ĐỘ GIÁO
HỒI GIÁO
Ki TÔ GIÁO
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN CƯ CHÂU Á
1. Vị trí, kích thước: Là 1 bộ phận của lục địa Á Âu, rộng khoảng 44.4 triệu km2 .
Địa hình: Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ (vùng trung tâm) chạy theo hướng đông-tây và bắc-nam, nhiều đồng bằng rộng (ven biển). Địa hình chia cắt phức tạp.
Khoáng sản: phong phú, có trữ lượng lớn (tiêu biểu: dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu)
2. Khí hậu: Khí hậu châu Á đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. Phổ biến là 2 kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa.
3. Sông ngòi: Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn, phân bố không đều, chế độ nước phúc tạp (có 3 khu vực sông ngòi: Bắc Á, Đông Á-Đông Nam Á -Nam Á, Tây và Trung Á).
Cảnh quan: phân hóa đa dạng từ Bắc  Nam và từ Đông  Tây và từ thấp lên cao.
4. Dân cư, xã hội:
- Châu Á có dân số đông, tăng nhanh.
- Mật độ dân cư cao, phân bố không đều
- Dân cư thuộc nhiều chủng tộc (chủ yếu là Môn-gô-lô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít)
- Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo (Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo.
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP – SOẠN ĐỀ CƯƠNG VÀ THI ĐẠT ĐIỂM TỐT

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Trương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)