Địa hình bề mặt Trái Đất

Chia sẻ bởi đinh thị hậu | Ngày 17/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: Địa hình bề mặt Trái Đất thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 17, 18 - Chủ đề: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. LÍ DO XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
Trên bề mặt Trái Đất có nhiều dạng địa hình với các đặc điểm khác nhau về hình thái, độ cao cũng như sự thích hợp đề phát triển các hoạt động kinh tế.
Tìm hiểu chủ đề “Địa hình bề mặt Trái Đất” học sinh sẽ nắm được các dạng địa hình, trên cơ sở đó học sinh phân biệt được đặc điểm giống và khác nhau của các dạng địa hình; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với phát triển kinh tế, đồng thời vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn.
II. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm hình dạng, độ cao của địa hình núi, đồng bằng, cao nguyên và đồi.
- Nêu được ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được bốn dạng địa hình qua tranh ảnh và thực tế.
3. Thái độ
- Có tình yêu quê hương đất nước, thấy được sự cần thiết phải bảo vệ những tài nguyên và các cảnh đẹp thiên nhiên, các di sản thiên nhiên trên các dạng địa hình.
- Có tinh thần hợp tác, nghiên cứu, tìm hiểu, đóng góp ý kiến.
4. Phẩm chất – Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
b. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: mức 1
- Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê: mức 1, 2
- Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, mô hình…: mức 1,2,3,4,5
III. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Tìm hiểu địa hình núi
Khám phá địa hình Cácxtơ và các hang động
Tìm hiểu địa hình bình nguyên (đồng bằng)
Tìm hiểu địa hình cao nguyên và đồi
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
Nội dung
Các mức độ tư duy


Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cấp độ cao

Tìm hiểu địa hình núi
- Trình bày được đặc điểm địa hình núi.
- Phân loại núi dựa vào độ cao và thời gian hình thành.
- Phân biệt được cách tính độ cao tuyệt đối và tương đối của núi.
- Liên hệ thực tế ở Việt Nam
- Liên hệ trên thế giới

Khám phá địa hình Cácxtơ và các hang động
- Trình bày được đặc điểm địa hình Cácxtơ.
- Phân tích được ý nghĩa của dạng địa hình này đối với phát triển kinh tế.
- Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
- Liên hệ trên thế giới.

Tìm hiểu địa hình bình nguyên (đồng bằng)
- Trình bày được đặc điểm địa hình bình nguyên.
- Biết phân loại các dạng đồng bằng

- Phân tích được ý nghĩa của dạng địa hình này đối với phát triển kinh tế.
- So sánh đặc điểm của địa hình đồng bằng với địa hình núi.
- Liên hệ thực tế ở Việt Nam.

- Liên hệ trên thế giới.

Tìm hiểu địa hình cao nguyên và đồi
- Trình bày được đặc điểm địa hình cao nguyên.
- Trình bày được đặc điểm địa hình đồi.

- Phân tích được ý nghĩa của 2 dạng địa hình này đối với phát triển kinh tế.
- So sánh đặc điểm của địa hình cao nguyên với địa hình núi; địa hình cao nguyên với bình nguyên
- So sánh đặc điểm của địa hình đồi với địa hình núi.
- Liên hệ thực tế ở Việt Nam.

- Liên hệ trên thế giới


V. CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐÃ MÔ TẢ
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Quan sát hình, đọc và khai thác thông tin trong sách giáo khoa trang 42, 43; hãy:
Cho biết đặc điểm địa hình núi.
Dựa vào độ cao tuyệt đối, núi được phân thành mấy loại.
Phân biệt núi già và núi trẻ bằng cách hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây:
Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ
Núi
Thời gian hình thành
Đỉnh núi
Sườn núi
Thung lũng

Núi già





Núi trẻ






Câu 2: Quan sát hình 37, 38, kết hợp đọc thông tin SGK và dựa vào hiểu biết của em hãy cho biết:
- Địa hình cácxtơ có đặc điểm gì?
- Hãy mô tả những gì em thấy trong hang động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đinh thị hậu
Dung lượng: 108,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)