ĐềThi HSG Địa Lớp9(2010-2011)

Chia sẻ bởi Trần Văn Đán | Ngày 17/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: ĐềThi HSG Địa Lớp9(2010-2011) thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Năm học 2010 – 2011
Trường THCS Hương Toàn
Các câu hỏi thi hoc sinh giỏi Địa lý
1/ Giải thích tại sao vào tháng 12 nửa cầu Bắc có mùa lạnh và có ngày ngắn hơn đêm,?
2/ Vẽ hình thể hiện Trái Đất với các đới khí hậu và các loại gió chính.
3/ Nêu đặc điểm địa hình Bắc Mĩ? Địa hình đó có ảnh hưởng gì đến thời tiết khí hậu Bắc Mĩ?
4/ So sánh 3 nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng?
5/ Phân tích những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển công nghiệp vùng ĐBS Hồng.
6/ Cho bảng số hiệu sau
Năng suất lua ở ĐBS Hồng và ĐBS Cửu Long
Đơn vị: tạ/ha
Năm
1990
1995
2000
2005

 ĐBS Hồng
34,2
44,4
55,2
54,4

ĐBS Cửu Long
36,7
40,2
42,3
50,3

 a/ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện năng suất lúa của ĐBS Hồng và ĐBS Cửu Long, giai đoạn 1990 → 2005
b/ Nhận xét và giải thích về năng suất lúa của hai đồng bằng trên.
Đáp án:
1/ (2 điểm)
Vào tháng 12 nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nên nhận được ít nhiệt và ánh sang, có diện tích được chiếu sang nhỏ, vì vậy nửa cầu Bắc có mùa lạnh và có ngày ngắn hơn đêm.
2/ (3 điểm)
Vẽ vòng tròn thể hiện Trái Đất có 2 cực.xích đạo (1 điểm).
Thể hiện được vị trí các đới khí hậu, có chí tuyến vòng cực ( 1 điểm).
Thể hiện được các loại gió chính, đúng hướng (1 điểm)
3/ (4 điểm)
Địa hình Bắc Mĩ gồm 3 miền trải dài theo chiều Bắc – Nam.
- Phía tây là dãy núi trẻ Cóocđie đồ sộ dài 9000 km, cao trung bình 3.000 đên 4.000 m (1 điểm).
- Ở giữa là đồng bằng trung tâm rộng lớn có hệ thống Ngũ Hồ và hệ thống sông Mixuri Mixixipi (1 điểm)
- Phía đông là núi già Apalát và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo (1 điểm)
- Do địa hình long máng theo chiều Bắc – Nam nên các khối khí nóng – lạnh dễ dàng, di chuyển lên - xuống làm thời tiết thất thường (1 điểm)
4/ (4,5 điểm)
Nước ta có ba nhóm đất chính
- Nhóm đất Feralít: chiếm 65% diện tích; có màu đỏ - vàng; có tính chua – nghèo mùn – nhiều sét. Dùng để trồng cây công nghiệp và trồng rừng. Phân bố ở vùng đồi núi thấp (1,5 điểm)
- Nhóm dất phù sa: chiếm 24% diện tích, có tính ít chua – tơi xốp – giàu mùn. Dùng để trồng cây lương thực, thực phẩm. Phân bố ở đồng bằng (1,5 điểm)
- Nhóm đất mùn núi cao: chiếm 11% diện tích, có nhiều mùn dung để bảo vệ rừng và trồng rừng. Phân bố ở các vùng núi cao vùng Tây Bắc – Tây Nguyên (1,5 điểm)
5/ (3 điểm)
ĐBS Hồng có công nghiệp phát triển nhờ có nhiều thuân lợi
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí thuận lợi, địa hình bằng phẳng, nguồn nông sản dồi dào, gần vùng nguyên liệu khoáng sản, năng lượng Trung Du – vùng núi Bắc Bộ.
- Điều kiện kinh xã hội:
Có công nghiệp phát triển sớm, nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao; chính sách năng động, cơ sở hạ tầng khá tốt
- Hạn chế:
Vấn đề môi trường, năng lực nhân công, mở rộng giao thông, quy hoạch các cơ sở công nghiệp.
6/ (3 điểm)
- Vẽ biểu đồ hình cột ghép, đúng, đẹp, đầy đủ (2 điểm)
- Nhận xét và giải thích
Năng suất lúa đều tăng, ĐBS Hồng có nằn suất cao hơn, do đó trình độ thâm canh cao (1 điểm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Đán
Dung lượng: 40,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)