Detai tieu hoc

Chia sẻ bởi Lê Trường Sơn | Ngày 12/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: detai tieu hoc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục & đào tạo
Trường tiểu học








Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3










Chủ đề tài: Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác :
SKKN thuộc môn: Tiếng việt



Năm học 2005 - 2006



A - đặt vấn đề
I - Lời mở đầu.
Như chúng ta đã biết, môn tập đọc có vị trí quan trọng trong chương trình tiếng Việt ở bậc tiểu học, vì môn này có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của bộ môn như: Trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống … giáo dục tình cảm thẩm mỹ, phát triển các năng lực trí tuệ, hỗ trợ tốt cho phân môn tiếp cận ( Tập làm văn, Chính tả, Từ ngữ, Ngữ pháp).
Thực chất của vấn đề cảm thụ văn học ở nhà trường là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh bằng văn học. Khâu rèn đọc và khâu cảm thụ văn học là hai vấn đề quan trọng nhất trong tiết dạy tập đọc, luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Đọc trôi chảy, mạch lạc giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn, và ngược lại, học sinh cảm thụ được bài văn thông qua phần đọc trôi chảy, mạch lạc.
Nhưng làm thế nào để học sinh đọc trôi chảy, đạt yêu vật câù cao về bài tập đọc ? Đó là vấn đề hiện nay rất đáng được quan tâm trong các nhà trường . Vì trong thực tế, nhiều học sinh học lớp 3 vẫn còn đọc ê a, vưà nhẩm vừa đọc.
II - Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1/ Thực trạng:
Năm học 2005 - 2006, tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy môn Toán, Tiếng Việt lớp 3B. Đây là lớp học có độ tuổi không đồng đều ( do có học sinh lưu ban ở các năm học trước) các em hầu hết ở các xóm rải rác trong xã. Tổng số học sinh là 33 em , diện lưu ban 1 em, diện chính sách không có, diện có hoàn cảnh đặc biệt không.
Theo kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy: Nguyên nhân chủ yếu của việc phát âm sai ở học sinh là do ngôn ngữ riêng của địa phương, và "Cái phương ngữ " đó được các em sử dụng tương đối nhiều khi giao tiếp ( nói và viết) , khiến người đọc, người nghe khó hiểu. Trong khi những người gần gủi với các em, tiếp xúc với các em hàng ngày như ông, bà, cha , mẹ, anh , chị, … của các em cũng nói sai. Khi đến trường, nới các em học tập, nhận thức ghi nhớ lại cũng có không ít giáo viên phát âm sai ( do phương ngữ) . Vì thế, một số các em còn đọc sai là lẽ đương nhiên.
ở lớp tôi dạy, có khoảng 1/3 học sinh trong lớp các em hay nói và đọc sai nguyên âm đôi: Các âm r/d , x/s , tr/ch, hoặc nhầm lẫn về dấu thanh.
Ví dụ:
Tiếng phổ thông
 Các em đọc là:

Trời mưa
Chời mư

Cấy lúa
Cấn lú

Rung rinh
Dung dinh

Trong trắng

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trường Sơn
Dung lượng: 15,23KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)