DecuongSinh9HKI

Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Hiếu | Ngày 15/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: DecuongSinh9HKI thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HKI
Chương I CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN
Bài 1 MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
1.Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học.
Đối tượng nghiên cứu di truyền học là nghiên cứu bản chất và tính qui luật của hiện tượng di truyền, biến dị.
Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính qui luật của hiện tượng biến dị và di truyền để giải thích tại sao con cái sinh ra giống với bố mẹ, tổ tiên trên những nét lớn, nhưng lại khác bố mẹ, tổ tiên ở hàng loạt các đặc điểm khác.
Ý nghĩa thực tiễn: Di truyền học là cơ sở lí thuyết của Khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đ/v Y học, đặc biệt có tầm quan trọng trong Công nghệ sinh học hiện đại.
2.Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden gồm những điểm nào?
Gồm vấn đề cơ bản sau:
Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên co cháu của từng cặp bố mẹ.
Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra qui luật di truyền các tính trạng.
Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai và kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đưa vào lai.
3.Hãy lấy các ví dụ về các tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm “cặp tính trạng tương phản”.
Màu da: da trắng, da đen
Dạng tóc: thẳng, quăn
Màu mắt: đen, nâu
………
4. Một số thuật ngữ
Tính trạng : Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. VD: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt …
Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.VD hạt trơn và hạt nhăn, thân cao – thân thấp …
Nhân tố di truyền: Qui định các tính trạng của sinh vật. VD: nhân tố di truyền qui định màu sắc hoa hoặc màu sắc của hạt đậu.
Giống(hay dòng) thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền thống nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

5.Đậu Hà lan có những thuận lợi gì mà được Menđen chọn làm đối tượng để nghiên cứu di truyền?
Đậu Hà lan có 3 thuận lợi trong nghiên cứu di truyền:
Cây ngắn ngày.
Có nhiều tính trạng đối lập và đơn gen.
Có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt nhờ đó mà tránh được tạp giao trong lai giống.

Bài 2 LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
1.Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa
- Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. VD : Thân cao, thân thấp,…
2.Phát biểu nội dung của qui luật phân li
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
3.Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?
- Menden giải thích kết quả thí nghiệm bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền(gen) trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh.
4.Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
- Muốn xác định kiểu gen của một cá thể mang tính trạng trội ta đem lai với một cá thể mang tính trạng lặn (thực hiện phép lai phân tích).
- Nếu kq của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kq phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
- Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai phân tích.
5.Tương quan trội- lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở hiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và người.
VD: Ở cà chua các tính trạng quả đỏ, nhẵn và thân cao lat trội, quả vàng, có lông tơ và than lùn là các tính trạng lăn.
Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu.
Mục tiêu của chọn của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
6.Các khái niệm:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trung Hiếu
Dung lượng: 470,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)