DecuongLy6HKII
Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Hiếu |
Ngày 14/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: DecuongLy6HKII thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII NĂM HỌC
MÔN : VẬT LÍ 6
I/ LÝ THUYẾT
1. 3 ví dụ về ròng rọc? – Ròng rọc cố định dùng để đưa vật liệu xây dựng lên cao
- Ròng rọc động để cẩu toa tàu bị trật đường ray lên
- Cấu tạo của líp xe đạpđể truyền lực đạp thành lực quay bánh xe
-Tác dụng của ròng rọc cố định, tác dụng của ròng rọc động ?
+ Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (biến đổi phương của lực).
+ Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật ( biến đổi độ lớn của lực ) .
2.Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của các chất khí, lỏng , rắn ?
a.Sự nở vì nhiệt của chất rắn:
-Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. ( Nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng , đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt …)
b.Sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
-Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. ( rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở vì nhiệt nhiều hơn nước …)
Lưu ý: Sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt. Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 40C trở lên, nước mới nở ra. Vì vậy, ở 40C nước có trọng lượng riêng lớn nhất.
Ở những xứ lạnh, về mùa đông, nuớc ở 40C nặng nhất nên chìm xuống đáy hồ. Nhờ đó cá vẫn sống được ở đáy hồ, trong khi trên mặt hồ, nước đã đóng thành lớp băng dày.
c.Sự nở vì nhiệt của chất khí:
-Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
3.So sánh sự nở vì nhiệt của các chất .
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Thứ tự sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều : rắn, lỏng, khí.
4.Khi làm nóng, lạnh một lượng chất rắn, lỏng, khí thì các đại lượng: khối lượng, thể tích, trọng lượng, khối lượng riêng sẽ thay đổi như thế nào ?
Ta có công thức :
-Công thức tính khối lượng riêng: D ( đơn vị kg/m3)=
Khi ta làm nóng một lượng chất rắn, lỏng, khí thì V tăng lên dẫn đến D giảm vì m không đổi
Khi ta làm lạnh một lượng chất rắn, lỏng, khí thì V giảm xuống dẫn đến D tăng vì m không đổi
-Công thức tính trọng lượng riêng: d(đơn vị N/m3) = lí luận như trên hay d = 10D trường hợp D tăng d cũng tăng, D giảm d cũng giảm
Lưu ý : Trong các trường hợp trên khối lượng và trọng lượng không đổi.
5.Băng kép là gì ? Ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong thực tế?
a.Băng kép gồm hai thanh kim loại có sự dãn nở vì nhiệt khác nhau (VD: đồng và thép), được tán chặt vào nhau theo chiều dài.
- Băng kép khi bị đốt hoặc làm lạnh thì cong lại, mặt có kim loại có độ dãn nở nhiều hơn nằm ngoài. Tính chất này được ứng dụng vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.
Ví dụ:
- Do đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép do đó khi tăng nhiệt độ thì đồng nở dài nhiều hơn do đó băng kép bị cong về phía thanh thép, thanh đồng dài hơn nằm ngoàivòng cung.
+Khi làm lạnh, đồng co lại nhanh hơn lúc này thanh thép dài hơn băng kép sẽ cong về phía thanh đồng thanh thép sẽ nằm ngoài.
+Băng kép được sử dụng rất rộng rãi trong các thiết bị đóng cắt mạch điện tự động như bàn là điện, van lò ga...
b.Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt .
-Giữa hai thanh ray luôn để một khe hở, khi trời nóng, đường ray dài ra do đó, nếu không có khe này đường ray bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường ray.
-Hai mố cầu ở hai đầu không giống nhau, một đầu gối trên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản
- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Khi đặt đường ray xe lửa, ống dẫn khí hoặc nước, xây cầu vv… phải lưu ý tới hiện tượng này
MÔN : VẬT LÍ 6
I/ LÝ THUYẾT
1. 3 ví dụ về ròng rọc? – Ròng rọc cố định dùng để đưa vật liệu xây dựng lên cao
- Ròng rọc động để cẩu toa tàu bị trật đường ray lên
- Cấu tạo của líp xe đạpđể truyền lực đạp thành lực quay bánh xe
-Tác dụng của ròng rọc cố định, tác dụng của ròng rọc động ?
+ Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (biến đổi phương của lực).
+ Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật ( biến đổi độ lớn của lực ) .
2.Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của các chất khí, lỏng , rắn ?
a.Sự nở vì nhiệt của chất rắn:
-Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. ( Nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng , đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt …)
b.Sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
-Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. ( rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở vì nhiệt nhiều hơn nước …)
Lưu ý: Sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt. Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 40C trở lên, nước mới nở ra. Vì vậy, ở 40C nước có trọng lượng riêng lớn nhất.
Ở những xứ lạnh, về mùa đông, nuớc ở 40C nặng nhất nên chìm xuống đáy hồ. Nhờ đó cá vẫn sống được ở đáy hồ, trong khi trên mặt hồ, nước đã đóng thành lớp băng dày.
c.Sự nở vì nhiệt của chất khí:
-Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
3.So sánh sự nở vì nhiệt của các chất .
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Thứ tự sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều : rắn, lỏng, khí.
4.Khi làm nóng, lạnh một lượng chất rắn, lỏng, khí thì các đại lượng: khối lượng, thể tích, trọng lượng, khối lượng riêng sẽ thay đổi như thế nào ?
Ta có công thức :
-Công thức tính khối lượng riêng: D ( đơn vị kg/m3)=
Khi ta làm nóng một lượng chất rắn, lỏng, khí thì V tăng lên dẫn đến D giảm vì m không đổi
Khi ta làm lạnh một lượng chất rắn, lỏng, khí thì V giảm xuống dẫn đến D tăng vì m không đổi
-Công thức tính trọng lượng riêng: d(đơn vị N/m3) = lí luận như trên hay d = 10D trường hợp D tăng d cũng tăng, D giảm d cũng giảm
Lưu ý : Trong các trường hợp trên khối lượng và trọng lượng không đổi.
5.Băng kép là gì ? Ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong thực tế?
a.Băng kép gồm hai thanh kim loại có sự dãn nở vì nhiệt khác nhau (VD: đồng và thép), được tán chặt vào nhau theo chiều dài.
- Băng kép khi bị đốt hoặc làm lạnh thì cong lại, mặt có kim loại có độ dãn nở nhiều hơn nằm ngoài. Tính chất này được ứng dụng vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.
Ví dụ:
- Do đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép do đó khi tăng nhiệt độ thì đồng nở dài nhiều hơn do đó băng kép bị cong về phía thanh thép, thanh đồng dài hơn nằm ngoàivòng cung.
+Khi làm lạnh, đồng co lại nhanh hơn lúc này thanh thép dài hơn băng kép sẽ cong về phía thanh đồng thanh thép sẽ nằm ngoài.
+Băng kép được sử dụng rất rộng rãi trong các thiết bị đóng cắt mạch điện tự động như bàn là điện, van lò ga...
b.Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt .
-Giữa hai thanh ray luôn để một khe hở, khi trời nóng, đường ray dài ra do đó, nếu không có khe này đường ray bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường ray.
-Hai mố cầu ở hai đầu không giống nhau, một đầu gối trên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản
- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Khi đặt đường ray xe lửa, ống dẫn khí hoặc nước, xây cầu vv… phải lưu ý tới hiện tượng này
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trung Hiếu
Dung lượng: 142,00KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)