DecuongHK2-van7

Chia sẻ bởi Ngô Văn Thắng | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: decuongHK2-van7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII
Môn Ngữ Văn 7

I. Phần văn bản
1/ Bài : “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
- Tác giả , nội dung của đoạn kết bài .
- Nắm vững được luận điểm chính và hệ thống luận điểm phụ
2/ Bài : “ Ý nghĩa văn chương”*
Hiểu được nguồn gốc cốt yếu của văn chương .
3/ Bài “ Sống chết măc bay”
- Nghệ thuật tương phản và tăng cấp
- Gía trị nghệ thuật: giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo
4/ Tên các văn bản nghị luận đã học có kèm theo tác giả
5/ Bài : “Ca Huế trên sông Hương”
Cách thưởng thức ca Huế
II. Phần Tiếng Việt
- Nắm được đặc điểm của trạng ngữ và nhận biết được trạng ngữ.
- Câu đặc biệt
- Câu rút gọn.
- Phép liệt kê
- Câu chủ động và câu bị động
-Từ Hán Việt
(Thuộc khái niệm ,nhận biết và đặt được câu
III. Phần Tập làm văn
Đề 1: Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
Đề 2 : Chứng minh rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” .












ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn : Ngữ Văn 7
Thời gian : 90 phút
I. Phần trắc nghiệm (3.0 điểm –mỗi câu trả lời đúng: 0,25điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 8.
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
( Theo: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
A. Hồ Chí Minh C. Phạm Văn Đồng B. Đặng Thai Mai D. Hoài Thanh
Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là gì ?
A.Giớí thiệu công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
B.Trình bày ý kiến, quan điểm của tác giả về tinh thần yêu nước.
C.Lòng yêu nước có trong lịch sử.
D. Lòng yêu nước có ở ngày nay.
Câu 3: Câu nào sau đây nêu lên luận điểm của đoạn văn trên ?
A.Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
B.Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy.
C. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
D.Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
Câu 4: Câu văn sau thuộc kiểu câu nào?
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy.
A. Câu bị động B. Câu chủ động
C. Câu đặc biệt C. Câu phủ định
Câu 5: Nghệ thuật lập luận nào là nổi bật nhất trong đoạn văn trên ?
A. Có lí lẽ,có cảm xúc và hình ảnh.
B. Lập luận chặt chẽ, sáng rõ, dễ hiểu.
C. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ.
D. Dẫn chứng cụ thể, giàu sắc thái biểu cảm.
Câu 6: Trong đoạn văn trên có mấy câu rút gọn ?
A. Một câu B. Hai câu
C. Ba câu C. Bốn câu
Câu 7: Trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi đều được thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào ?
A. Nhân hóa B. Tăng cấp
C. Tương phản D. Liệt kê




Câu 8 : Từ “yêu nước” đồng nghĩa với từ Hán Việt nào ?
A. Aí quốc B. Giang san
C. Sơn hà C. Quốc gia
Câu 9: Dòng nào sau đây nói chính xác nhất về giá trị hiện thực của tác phẩm Sống chết mặc bay?
A. Niềm thương cảm của tác giả trước nổi khổ cực của người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Thắng
Dung lượng: 66,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)