DecuongDia8HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Hiếu | Ngày 17/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: DecuongDia8HKII thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA HKII
A.KIẾN THỨC CHUẨN:
ĐỊA HÌNH
1.Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
- Đồi núi là một bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN, chủ yếu là đồi núi thấp. + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.(Thấp dưới 1000m chiếm 85%, cao trên 2000m chỉ chiếm 1%).
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn, mặt lồi hướng ra biển Đông dài 1400km, nhiều vùng núi lan sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo(Vịnh Hạ Long)
+ Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ, bị chia cắt thành những khu vực nhỏ

- Nhiều bậc kế tiếp nhau:
+ Vận động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau( 4 bậc địa hình): Đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.
+ Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, hướng nghiêng chính là Tây Bắc - Đông Nam
+ Địa hình nước ta có hai hướng chính là hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.

- Mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩmvà chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ: Vùng địa hình Cat-xtơ tạo nhiều hang động...
+ Các khối núi bị xói mòn xâm thực
+ Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều: Đê điều, hồ chứa nước, đập, kênh rạch, các đô thị, các công trình giao thông, hầm mỏ …
=> Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do hoạt động của sinh vật, sự khai phá của con người.

2.Vì sao nói địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động của con người?
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:
Nhiệt đới
Gió mùa
 Ẩm

 - Số Kcal/m2 trên 1 triệu/ năm
- 1.400- 3.000 giờ nắng trong năm
- Nhiệt độ trung bình năm: > 210C
-Mùa đông có gió mùa đông bắc, thời tiết lạnh , khô
-Mùa hạ có gió tây nam, thời tiết nóng ẩm
- Lượng mưa 1500-2000 mm/ năm
-Độ ẩm tương đối > 80%

- Chịu tác động của con người:
+ Rừng bị chặt phá
+ Đê sông, đê biển
+ Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều như: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, kênh rạch …
3.Vị trí và đặc điểm cơ bản của các khu vực đồi núi?
Khu vực
Vị trí
Đặc điểm địa hình

Đông Bắc
- Là vùng đồi núi thấp, nằm tả ngạn sông Hồng từ dãy núi Con Voi đến ven vùng biển Quảng Ninh
- Nổi bật với những cánh cung lớn và vùng đồi trung du phát triển rộng. Địa hình Cat-xtơ khá phổ biến, tạo nên cảng quan đẹp hùng vĩ Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể...

Tây Bắc
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Là vùng núi cao, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng TB( ĐN xen giữa là những sơn nguyên đá vôi hiểm trở và những cánh đồng nhỏ trù phú (Điện Biên, Nghĩa Lộ…)

Trường Sơn
Bắc
- Nằm từ phía nam sông Cả ( dãy núi Bạch Mã (dài 600km)
Hướng chủ yếu TB( ĐN
- Là vùng núi thấp, có 2 sườn không cân xứng. Sườn Đông dốc có nhiều dãy núi nằm ngang lan ra sát biển và ĐB Duyên hải Trung Bộ

Trường Sơn
Nam
- Nằm ở phía tây khu vực Nam Trung Bộ
Hướng chủ yếu: vòng cung
- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.Địa hình nổi bật là các cao nguyên đất đỏ badan rộng lớn xếp tầng với những độ cao khác nhau.

3.Đặc điểm tiêu biểu của các đồng bằng
Đồng bằng
Đặc điểm tiêu biểu

ĐB
Sông Hồng
- Dọc 2 bên bờ sông có hệ thống đê điều chống lũ vững chắc, dài >2.700km, diện tích khoảng 15.000 km2.
- Các cánh đồng trở thành các ô trũng thấp, không được sông bồi đắp phù sa thường xuyên.

ĐB sông
Cửu Long
- Diện tích khoảng 40.000 km2 .Cao TB 2 (3m so với mực nước biển, không có hệ thống đê ngăn lũ. Có nhiều ô trũng.
- Ảnh hưởng của thủy triều rất lớn và mùa lũ một phần lớn S bị ngập nước

ĐB
Trung bộ
- Do đia hình hẹp ngang, núi lan sát biển, độ dốc rất lớn nên các hạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trung Hiếu
Dung lượng: 570,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)