DECUONG-VẠN

Chia sẻ bởi Mam Mam Mam | Ngày 05/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: DECUONG-VẠN thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
TỔ NGỮ VĂN Năm học 2015- 2016
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
TT
Phương thức biểu đạt
Mục đích giao tiếp

1
Tự sự (kể chuyện, tường thuật)
 Trình bày diễn biến sự việc;

2
Miêu tả
 Tái hiện trạng thái sự vật, con người;

3
Biểu cảm
 Bày tỏ tình cảm, cảm xúc;

4
Nghị luận
 Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận;

5
Thuyết minh
 Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp;

6
Hành chính - công vụ
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.


II. TỪ VỰNG
1. Từ ghép: là những từ được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau; có hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
2. Từ láy: là những từ phức có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng; có hai loại: láy toàn bộ và láy bộ phận.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG:
1. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
2. Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
3. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
4. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
5. Điệp ngữ là cách dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý hoặc gây cảm xúc mạnh. Điệp ngữ còn có tác dụng thể hiện giọng điệu, âm điệu câu văn, câu thơ.
6. Chơi chữ là cách nói, cách viết lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
7. Nói giảm, nói tránh là cách nói tế nhị, uyền chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.
8. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm)

STT
Văn bản
Yêu cầu cần đạt

1
Tỏ lòng
(Phạm Ngũ Lão)
Nội dung: Cảm nhận được “hào khí Đông A” qua vẻ đẹp của con người và thời đại:
Vóc dáng hùng dũng:
+ Hình ảnh tráng sĩ: hiện lên qua tư thế “cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.
+ Hình ảnh “ba quân”: hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng.
+ Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần –“hào khí Đông A”
Khát vọng hào hùng: Khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc”- thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A
Nghệ thuật: Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng; Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.

2
Nhàn
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Nội dung:
Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mam Mam Mam
Dung lượng: 67,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)