Đề vật lý 6 tổng hợp

Chia sẻ bởi phạm bảo thảo hiền | Ngày 14/10/2018 | 118

Chia sẻ tài liệu: Đề vật lý 6 tổng hợp thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

I. Trắc nghiệm
1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng.
B. Khối lượng của vật giảm.
C. Khối lượng riêng của vật tăng.
D. Khối lượng riêng của vật giảm.
2. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau?
A. Hơ nóng nút.
B. Hơ nóng cổ lọ.
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
D. Hơ nóng đáy lọ.
3. Hiện ượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng.
D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.
4. Nước ở trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?
A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4C
B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4C.
C. Thể rắn, nhiệt độ bằng 0C.
D. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100C.
5. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
A. Khối lượng.
B. Trọng lượng.
C. Khối lượng riêng.
D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng.
6. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng
A. chất rắn nở ra khi nóng lên.
B. chất rắn co lại khi lạnh đi.
C. chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng.
D. các chất khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
7. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì
A. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100C.
B. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100C.
C. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100C.
D. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0C.
8. Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.
C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.
D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.
9. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
10. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Sự tạo thành sương mù.
C. Sự tạo thành hơi nước.
D. Sự tạo thành mây.
11. Sự bay hơi
A. xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. chỉ xảy ra ở trong lòng chất lỏng.
C. xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.
D. chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.
II. Tự luận
1. Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thủy tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thủy tinh thường thì cốc dễ bị vỡ?
2. Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?
3.Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 20C?
4. Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phồng lên. Hãy giải nghĩ ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giải trên là sai.
5. Người ta thường thả “đèn trời” trong các dịp lễ hội. Đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía dưới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy). Tại sao khi đèn (hoặc tẩm dầu) được đốt lên thì “đèn trời” có thể bay lên cao?
6. Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thủy ngân như nhau, nhưng ống có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?
7. Bỏ vài cục nước đá, và cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm bảo thảo hiền
Dung lượng: 32,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)