ĐỀ VẬT LÝ 6 KỲ I 13-14

Chia sẻ bởi Nguyễn Đắc Chí | Ngày 14/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ VẬT LÝ 6 KỲ I 13-14 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ kiểm tra chất lượng kỳ I
Năm học: 2013 - 2014
Môn: Vật Lý- lớp 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2,5 điểm)

a- Trọng lực là gì? Đơn vị trọng lực? Phương và chiều của trọng lực?
b- Tại sao khi cầm một vật trên tay và buông tay ra thì vật lại rơi xuống đất?

Câu 2: (3,0 điểm)

a- Dùng loại máy cơ đơn giản nào đế thực hiện các công việc sau đây là thích hợp nhất?
1) Đưa những thùng phuy lên xe tải?
2) Nâng một tảng đá lớn lên?
3) Người thợ điện dựng đứng một cột điện?
b- Tại sao đường ôtô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài ?

Câu 3: (3,0 điểm)

Một bao gạo có khối lượng 45kg. Biết gạo có khối lượng riêng 1200kg/m3.
1) Tính trọng lượng của bao gạo.
2) Tính thể tích của bao gạo.

Câu 4: (1,5 điểm)

Có 2 người muốn đưa một vật có khối lượng 50 kg lên cao theo phương thẳng đứng. Biết lực kéo của mỗi người là 200 N. Hỏi 2 người đó có đưa vật lên được không, tại sao?


---------------------------











PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN
CHẤM THI HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ - LỚP 6
Năm học 2013-2014


Câu
Nội dung
Điểm

1
(2,5 điểm)
a) Nêu đúng khái niệm
- Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật.

1,0


- Đơn vị trọng lực là niu tơn, kí hiệu là N .
0,5


- Phương: Thẳng đứng ; Chiều : Từ t rên xuống dưới .
0,5



b) Giải thích được: Vì lúc đó chỉ có một lực hút vật về phía Trái Đất là trọng lực mà trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía Trái Đất nên mọi vật đều rơi xuống đất.


0,5


2
(3,0 điểm)
a- Dùng loại máy cơ đế thực hiện các công việc
1- Mặt phẳng nghiêng.

0,5


2- Đòn bẩy
0,5


 3- Ròng rọc
0,5


b- Giải thích: Đường ôtô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài: Dựa vào nguyên lý của mặt phặng ngiêng:
- Độ cao của đường không đổi.
- Đường khi đi ngoằn ngoèo - độ dài tăng - góc nghiêng giảm - lực tác động giảm.
Do đó xe lên dốc dễ dàng hơn


1,5

3
(3,0 điểm)
- Tóm tắt
0,5


a) P = 10.m = 10 x 45 = 450(N)
1,0


b) D = m: V => V = m: D = 45 : 1200 = 0,0375 (m3)
1,5

4
(1,5 điểm)
Tính P = 10.m = 10. 50 = 500 N
Tính lực kéo: F = 200 . 2 = 400 N So sánh: F < P. Suy ra: Không kéo vật lên được, vì khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì lực kéo ít nhất phải bằng trọng lượng của vật.
0,5
0,5

0,5


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đắc Chí
Dung lượng: 53,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)